

Phú Yên khẩn trương thu gom dầu vón dọc bờ biển

Các địa phương sẽ phải thực hiện kiểm kê khí thải định kỳ

Tăng hiệu quả phân loại và xử lý rác thải

Xử lý rác thải hướng tới nền kinh tế “xanh”: Vướng mắc từ cơ chế, chính sách

Thực hiện nhóm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam

Bảo đảm môi trường sống trong lành
Theo số liệu từ ứng dụng VN AIR của Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), thời gian gần đây, chất lượng không khí tại Thủ đô Hà Nội thường xuyên nằm ở mức kém và xấu, đặc biệt trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển thịnh vượng
Môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, dân tộc trên thế giới trong quá trình phát triển. Với Việt Nam, một đất nước có hơn 70% số dân sống và sản xuất ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Khu vực nông thôn chiếm 80% diện tích cả nước, đóng góp một phần quan trọng vào kinh tế-xã hội của đất nước. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân sinh sống ở nông thôn. Bởi vậy, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phú Yên khẩn trương thu gom dầu vón dọc bờ biển
Sáng 1/5, gần 200 cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Tuy Hòa, Đồn Biên phòng Tuy Hòa cùng lực lượng địa phương đồng loạt ra quân, chia thành nhiều tổ thu gom dầu vón cục dọc bờ biển dài khoảng 1,5km, thuộc địa phận phường 9 và xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Các địa phương sẽ phải thực hiện kiểm kê khí thải định kỳ
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang xem xét việc xây dựng và vận hành hệ thống quan trắc và cơ sở dữ liệu khí thải để kiểm soát nguồn phát sinh khí thải. Khi đó, các địa phương sẽ phải thực hiện kiểm kê khí thải định kỳ, tích hợp dữ liệu vào hệ thống quốc gia và công khai thông tin.

Ô nhiễm không khí đô thị cần lời giải căn cơ
Ô nhiễm không khí nếu xây dựng được cơ chế phòng ngừa khoa học thì hoàn toàn có thể hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.

Tăng hiệu quả phân loại và xử lý rác thải
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, từ ngày 1/1/2025, chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn (ở từng hộ gia đình), sau đó được thu gom, tập kết, vận chuyển đi xử lý. Đến nay đã qua thời gian quy định, nhưng công tác phân loại rác thải tại nguồn vẫn chưa được thực hiện.

Xử lý rác thải hướng tới nền kinh tế “xanh”: Vướng mắc từ cơ chế, chính sách
Rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng theo tốc độ đô thị hóa, nhu cầu tiêu dùng và lối sống hiện đại, trong khi hệ thống xử lý lại chưa theo kịp. Bài toán xử lý rác thải không đơn thuần chỉ là chuyện thiếu kinh phí mà sâu xa hơn còn là bất cập trong quản lý, vướng mắc chính sách và thiếu phối hợp liên ngành.

Xử lý rác thải hướng tới nền kinh tế “xanh”: Để rác thải là tài nguyên cho phát triển bền vững
Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại, và cuộc sống còn phát triển thì bài toán xử lý rác càng trở nên cấp thiết. Không thể tiếp tục trông chờ vào những cách làm cũ, việc quản lý rác thải đòi hỏi một tư duy mới, đồng bộ từ nhận thức cộng đồng, hạ tầng kỹ thuật cho đến cơ chế chính sách để rác thải không còn là gánh nặng môi trường mà trở thành một nguồn tài nguyên quý giá cho phát triển bền vững.

Cụ thể hóa những cam kết trong quản lý và tái chế chất thải rắn
Phiên thảo luận 'Khơi mở cơ hội trong quản lý và tái chế chất thải rắn tại Việt Nam' góp phần cụ thể hóa cam kết, mong muốn hợp tác giữa Bỉ và Việt Nam.

Thực hiện nhóm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam
Ô nhiễm không khí đang trở thành một trong những vấn đề môi trường cấp bách tại các đô thị lớn ở Việt Nam, đặc biệt là ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây không chỉ là thách thức về sức khỏe cộng đồng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Trước thực trạng đáng báo động, các nhà quản lý và chuyên gia đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có những giải pháp cụ thể, đột phá để cải thiện chất lượng không khí.

Thực hiện chính sách phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn
Từ ngày 1/1/2025, việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn được triển khai trên toàn quốc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Chính sách này nhằm giảm áp lực thu gom xử lý rác sinh hoạt, hạn chế ô nhiễm và thúc đẩy tái chế, tái sử dụng tài nguyên. Dù còn nhiều thách thức, đây là bước đi quan trọng hướng đến một môi trường xanh, sạch, bền vững.

Hà Nội hưởng ứng Giờ Trái đất 2025: Lan tỏa mạnh mẽ tinh thần sống xanh
Ngày 22/3, Lễ phát động hưởng ứng Giờ Trái đất 2025 với chủ đề “Chuyển dịch xanh - Tương lai xanh” đã diễn ra tại khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, thu hút sự tham gia hàng nghìn người dân, các tổ chức và doanh nghiệp.

Quân đội với nhiệm vụ khắc phục hậu quả chất độc hoá học tồn lưu sau chiến tranh
Trong lịch sử chiến tranh thế giới, việc sử dụng vũ khí hóa học đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với con người và môi trường. Sau khi chiến tranh kết thúc, việc xử lý hậu quả của các chất độc hóa học do chiến tranh để lại trở thành một thách thức đối với nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam, chất độc hoá học tồn lưu sau chiến tranh để lại cho tới ngày nay không chỉ là nỗi đau về thể xác, tinh thần với những chiến sĩ tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, mà còn là sự tàn phá bởi chất độc hoá học/dioxin đối với môi trường tự nhiên.

Hà Nội đầu tư hơn 99 tỷ xây dựng hệ thống thu gom nước thải khu vực hồ Tây
Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom nước thải chung quanh khu vực hồ Tây, nhằm chấm dứt hoàn toàn việc xả thải vào hồ Tây, phục hồi môi trường khu vực. Dự án do quận Tây Hồ làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư hơn 99 tỷ đồng từ ngân sách của quận Tây Hồ.

Cần chung tay nỗ lực giảm ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa
Ô nhiễm nhựa, hay còn gọi là ô nhiễm “trắng” do nhựa dùng một lần gây ra đang là thách thức lớn đối với môi trường ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đáng lo ngại, rác thải nhựa đang tác động tiêu cực đến động vật hoang dã, hệ sinh thái và sức khỏe của con người. Chúng ta cần có hành động quyết liệt, kịp thời hơn nữa để giảm những tác động tiêu cực ấy.

Giới trẻ và "văn hóa" sử dụng đồ nhựa dùng một lần: Suy ngẫm để hành động
Việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống hiện đại, đặc biệt là đối với giới trẻ. Từ cốc trà sữa, hộp cơm mang đi đến túi nilon đựng hàng hóa, những sản phẩm tiện lợi này dường như không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi ấy là những hệ lụy nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người. Để thay đổi thực trạng này, cần có sự chung tay của toàn xã hội, từ mỗi cá nhân đến các tổ chức, doanh nghiệp, cũng như các chính sách của Nhà nước.

Phát huy vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam
Sử dụng các công cụ chính sách, đặc biệt là công cụ kinh tế dựa vào các nguyên tắc, qui luật của kinh tế thị trường kết hợp với các công cụ khác như mệnh lệnh - hành chính, công nghệ - kỹ thuật, truyền thông nâng cao nhận thức,… ngày càng được sử dụng phổ biến và khẳng định được vai trò trong điều chỉnh hành vi của người sản xuất, người tiêu dùng nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Lễ phát động “Chương trình Đổi mới Sáng tạo Nhựa”
Sáng ngày 26/2/2025, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã chính thức phát động “Chương trình Đổi mới Sáng tạo Nhựa”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam. Đây là một cột mốc quan trọng của quan hệ hợp tác khu vực do UNDP triển khai nhằm tìm kiếm các giải pháp sáng tạo giúp hạn chế ô nhiễm nhựa và nâng cao hiệu quả quản lý rác thải nhựa trong nước.

Chiến dịch "Thứ Bảy Xanh" và lan tỏa mô hình "Cơ sở phục hồi tài nguyên” tại Cù Lao Chàm
Đảo Cù Lao Chàm (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) là một trong những địa phương tiên phong, khởi xướng sáng kiến phân loại rác tại nguồn (PLRTN) từ năm 2009. Ở đây đã có rất nhiều nỗ lực và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, song song với đó là tận dụng sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế trong việc tập huấn cho người dân địa phương trong việc hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn.

Thanh Hóa chỉ đạo thực hiện các giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Văn bản số 1857/UBND-NN gửi các sở ngành liên quan và các địa phương về việc thực hiện các giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường (BVMT), cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả BVMT cho các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh.