Viễn thám

Ứng dụng công nghệ viễn thám trong thăm dò, khai thác khoáng sản

Ứng dụng công nghệ viễn thám trong thăm dò, khai thác khoáng sản

Việc tích hợp công nghệ viễn thám trong hoạt động khai thác mỏ đã cách mạng hóa ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời này. Từ lựa chọn địa điểm đến đánh giá sau khai thác mỏ, những kỹ thuật viễn thám tiên tiến đã góp phần nâng cao hiệu quả, an toàn và trách nhiệm môi trường. Cùng với sự phát triển của ngành khai thác mỏ, viễn thám sẽ tiếp tục đóng vai trò là nền tảng trong quá trình chuyển đổi của ngành, cho phép các nhà khai thác mỏ, khai thác tài nguyên có trách nhiệm trong khi giảm thiểu tác động tới môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.

Ứng dụng rộng rãi công nghệ viễn thám phục vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường

Ứng dụng rộng rãi công nghệ viễn thám phục vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường

Năm 2024, Cục Viễn thám quốc gia đã tập trung cho việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được Bộ TN&MT giao như: Nghị định về viễn thám, các quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực viễn thám; xây dựng báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về viễn thám được hoàn thiện, đồng bộ với hệ thống pháp luật về tài nguyên môi trường và các lĩnh vực khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chiến lược, chương trình, đề án, dự án trong lĩnh vực viễn thám.

Ứng dụng công nghệ viễn thám và mô hình GIS trong hoạt động khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh

Ứng dụng công nghệ viễn thám và mô hình GIS trong hoạt động khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi,... 67% trữ lượng than của cả nước thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Các hoạt động khai thác khoáng sản, phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng, sản xuất xi măng, sắt thép đã có nhiều đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh thời gian qua. Tuy nhiên, hoạt động khoáng sản cũng tàn phá mặt đất, ảnh hưởng lớn đến thảm thực vật, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường không khí, nước thải của ngành gây xáo trộn nguồn sinh thủy, thay đổi hệ thống nước ngầm, nước mặt.

Định hình không gian phát triển dài hạn cho lĩnh vực viễn thám

Định hình không gian phát triển dài hạn cho lĩnh vực viễn thám

Công nghệ viễn thám ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều này đòi hỏi chúng ta phải phân tích dự báo và nắm bắt được các xu thế đó để có định hướng phát triển khoa học và công nghệ phù hợp. Việc “đi tắt đón đầu” sẽ tận dụng được tri thức của nhân loại cũng như rút ngắn khoảng cách về trình độ thông qua hợp tác nghiên cứu, chuyển giao và phát triển công nghệ viễn thám.

Ứng dụng công nghệ viễn thám trong quản lý, giám sát tài nguyên thiên nhiên

Ứng dụng công nghệ viễn thám trong quản lý, giám sát tài nguyên thiên nhiên

Việc áp dụng công nghệ viễn thám (CNVT) đã mang lại những hiệu quả trong giám sát tài nguyên thiên nhiên, quan trắc môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu,… Do đó, đẩy mạnh ứng dụng viễn thám trong quản lý, giám sát tài nguyên là giải pháp tối ưu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Tập trung nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ viễn thám

Tập trung nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ viễn thám

Với thế mạnh về tính đa thời gian, chính xác về địa hình địa vật, trực diện tại các khu vực khó khăn, công nghệ viễn thám đã được ứng dụng phổ biến, hiệu quả trên thế giới để quan trắc, giám sát bề mặt trái đất. Đặc thù thông tin từ tư liệu viễn thám rất nhạy cảm và quan trọng, có liên quan chặt chẽ tới hoạt động kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh nên cần thiết phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám. Trên thế giới, việc sử dụng công nghệ viễn thám trong công tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát tài nguyên và môi trường được các nước hết sức chú trọng. Phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quốc Hưng, Phó Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia (Bộ TN&MT) xung quanh vấn đề trên.

Ứng dụng hiệu quả công nghệ và dữ liệu địa không gian

Ứng dụng hiệu quả công nghệ và dữ liệu địa không gian

Dữ liệu không gian địa lý đóng vai trò quan trọng trong tất cả các nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong thời đại Công nghiệp lần thứ tư. Với việc phát triển các chương trình số hóa, dữ liệu địa không gian là dữ liệu đầu vào cho các lĩnh vực, các ngành, các cấp trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Tăng cường năng lực quản lý viễn thám là một trong những nhiệm vụ then chốt, điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công “Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vì vậy, nhu cầu nhân lực viễn thám cần được xác định cho từng thời kỳ, từng vùng miền, từng nhóm ngành nghề và có sự chia sẻ giữa các cơ sở đào tạo để bảo đảm đào tạo đủ, không lãng phí nguồn lực xã hội.

Ứng dụng cơ bản của viễn thám trong khai thác mỏ

Ứng dụng cơ bản của viễn thám trong khai thác mỏ

Từ lâu, ngành khai thác mỏ đã là nền tảng của hoạt động khai thác tài nguyên và sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khi những tiến bộ công nghệ tiếp tục định hình các lĩnh vực khác nhau, viễn thám nổi lên như một yếu tố có khả năng thay đổi cuộc chơi trong các hoạt động khai thác mỏ hiện đại, từ việc xác định các khai trường tiềm năng đến đánh giá khai trường sau khai thác.

Cục Viễn thám quốc gia: Hoàn thành xây dựng các thông tư chuyên ngành viễn thám

Cục Viễn thám quốc gia: Hoàn thành xây dựng các thông tư chuyên ngành viễn thám

Thực hiện Chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2024 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Viễn thám quốc gia được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng dự thảo Thông tư “Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ chuyên đề bằng công nghệ viễn thám” và Thông tư quy định kỹ thuật vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia. Đến nay, Cục đã hoàn thiện Dự thảo Thông tư và đang gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Hiện trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu ở Việt Nam

Hiện trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu ở Việt Nam

Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam được tiếp cận một công nghệ mới, hiện đại đó là công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu (GPS/GNSS) từ khoảng 30 năm trước. Ban đầu, công nghệ GPS/GNSS ở Việt Nam được coi là “của hiếm”, chỉ có ở một số ít doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu sử dụng cho đo đạc xây dựng lưới khống chế quốc gia, đến nay đã có những thay đổi hoàn toàn.

Tăng cường hơn nữa nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Viễn thám

Tăng cường hơn nữa nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Viễn thám

Tiếp tục tăng cường nghiên cứu khoa học, khuyến khích, huy động chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về viễn thám. Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đặc biệt là những quốc gia đã có hợp tác truyền thống với Việt Nam về Viễn thám,… để lĩnh vực Viễn thám quốc gia ngày một phát triển, đáp ứng nhu cầu thực tiễn là những định hướng phát triển, chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Viễn thám thời gian tới.

Cần tiếp tục nâng cao năng lực quản lý nhà nước về viễn thám từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu quả

Cần tiếp tục nâng cao năng lực quản lý nhà nước về viễn thám từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu quả

Thời gian qua mặc dù đã hình thành hệ thống quản lý nhà nước về viễn thám, việc ứng dụng phát triển viễn thám được các Bộ, ngành quan tâm đẩy mạnh, tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng như hành lang pháp lý về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức trong quản lý phát triển ứng dụng viễn thám chưa đầy đủ, đây chính là một trong những hạn chế lớn cho công tác quản lý và thúc đẩy phát triển viễn thám từ trung ương tới địa phương.

Ứng dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm viễn thám còn gặp nhiều khó khăn

Ứng dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm viễn thám còn gặp nhiều khó khăn

Mặc dù, việc sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm viễn thám vào quán lý, vận hành đơn vị, tổ chức đã được Chính phủ chỉ đạo và Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai sát sao. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới, khó tiếp cận, nên hiện nay mới có 06 Bộ, ngành và 37 địa phương có báo cáo về lĩnh vực viễn thám.

Công nghệ viễn thám hỗ trợ hiệu quả quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường 

Công nghệ viễn thám hỗ trợ hiệu quả quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường 

Thời gian qua, công nghệ viễn thám đã góp phần không nhỏ trong công tác giám sát tài nguyên và môi trường và đang trở thành công nghệ ứng dụng phục vụ đa ngành, đa lĩnh vực và là một trong các hướng đi chủ đạo nhằm phục vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Họp Ban chỉ đạo sơ kết Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia

Họp Ban chỉ đạo sơ kết Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia

Sáng 1/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Thị Phương Hoa đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT.

Bài 2: Ứng dụng viễn thám trong giám sát thiên tai trên thế giới và Việt Nam

Bài 2: Ứng dụng viễn thám trong giám sát thiên tai trên thế giới và Việt Nam

Trên thế giới, việc ứng dụng viễn thám trong giám sát thiên tai đã ngày càng trở nên phổ biến nhờ khả năng cung cấp thông tin phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại này đã được triển khai mạnh mẽ trong thực tiễn nhờ sự sẵn có của nguồn dữ liệu.

1 2 Tiếp