

Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"

Giám sát và chia sẻ dữ liệu tài nguyên nước lưu vực sông Mê Công

Hướng tới quản trị thông minh tài nguyên nước

Xây dựng Kịch bản nguồn nước (lần đầu) cho lưu vực sông Mã và Bằng Giang - Kỳ Cùng

Đấu giá, chuyển nhượng và thế chấp quyền khai thác sử dụng tài nguyên nước

Quản lý tài nguyên nước thông minh cho phát triển bền vững thủy sản
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, sử dụng hợp lý tài nguyên nước là yếu tố then chốt trong việc nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản.

Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Sáng nay, ngày 04/4/2025 tại Khu du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc, TP. Thanh Hóa, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ”.

Giám sát và chia sẻ dữ liệu tài nguyên nước lưu vực sông Mê Công
Sông Mê Công là dòng sông lớn và quan trọng nhất vùng Đông Nam Á. Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, sông Mê Công với chiều dài 4.880 km chảy qua Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Campuchia và vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông.

Đổi mới phương thức quản lý tài nguyên nước đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị Cục Quản lý tài nguyên nước cần đổi mới phương thức quản lý tài nguyên nước đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Hướng tới quản trị thông minh tài nguyên nước
Nhằm hướng tới quản trị tổng hợp ngành nước trên nền tảng công nghệ số, hiện nay, Cục Quản lý tài nguyên nước (TNN) đang tập trung nguồn lực để triển khai xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu (CSDL) tài nguyên nước quốc gia. Nền tảng công nghệ số sẽ được đẩy mạnh ứng dụng trong việc hỗ trợ các cơ quan quản lý trong quá trình quyết định điều hòa, phân phối tài nguyên nước, vận hành hồ chứa, liên hồ chứa, giảm thiểu tác hại do nước gây ra, đặc biệt khi xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước trên các lưu vực sông (LVS).

Xây dựng Kịch bản nguồn nước (lần đầu) cho lưu vực sông Mã và Bằng Giang - Kỳ Cùng
Thực hiện nhiệm vụ được giao, thời gian qua, Cục Quản lý tài nguyên nước đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức nhiều cuộc họp để nghiên cứu, thống nhất các phương pháp tiếp cận, xây dựng Kịch bản nguồn nước cho 2 lưu vực sông Mã và Bằng Giang - Kỳ Cùng. Đến nay, dự thảo kịch bản nguồn nước trên 2 lưu vực sông này đã hoàn thiện.

Đấu giá, chuyển nhượng và thế chấp quyền khai thác sử dụng tài nguyên nước
Quyền khai thác và sử dụng nước là quyền được cấp cho cá nhân hoặc tổ chức để sử dụng tài nguyên nước trong một khu vực nhất định. Trên khía cạnh khoa học, việc khai thác và sử dụng nước phải được đánh giá dựa trên các yếu tố như khả năng tái tạo, tác động của việc sử dụng nước đến môi trường, sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế.

Hoàn thiện và triển khai đồng bộ hệ thống quy hoạch tài nguyên nước ở trung ương và địa phương
Kể từ khi Luật Tài nguyên nước (TNN) năm 1998 ban hành, công tác quản lý nhà nước về TNN bắt đầu từng bước được triển khai. Đây là dấu mốc quan trọng trong công tác quản lý TNN ở nước ta. Thông qua việc ban hành Luật TNN năm 1998, các quan điểm, đường lối của Đảng, chiến lược phát triển đất nước có liên quan đến TNN đã được thể chế hoá; bước đầu tiếp cận quan điểm hiện đại của thế giới về quản lý tổng hợp TNN. Ngày 27/11/2023, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật TNN số 28/2023/QH15 (Luật TNN năm 2023), có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024. Như vậy, kể từ năm 1998 đến nay, đây là lần thứ 3 Luật TNN được sửa đổi, bổ sung (Luật TNN năm 1998, Luật TNN năm 2012 và Luật TNN năm 2023).

Hành động thiết thực vì tài nguyên nước
Những năm gần đây, giới trẻ Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến các vấn đề môi trường nói chung và an ninh nguồn nước nói riêng. Mỗi cá nhân, mỗi nhóm thanh niên, tình nguyện viên đều có cách tiếp cận riêng, phù hợp với thế mạnh của mình, từ việc hỗ trợ cộng đồng, cải thiện nguồn nước tại địa phương đến tham gia các dự án làm sạch sông hồ.

Đưa nước sạch về vùng khan hiếm
Để phục vụ xây dựng các công trình cấp nước cho các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước, thời gian qua, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra TNN Quốc gia đã được Bộ TN&MT giao triển khai rất nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có nhiệm vụ điều tra đánh giá, tìm kiếm các nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước nhằm góp phần giải quyết lâu dài tình trạng thiếu nước sạch cho đồng bào dân tộc.

Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng: Đảm bảo hiệu quả sử dụng nước, hài hòa lợi ích các bên
Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Minh Ngân tại cuộc họp với các Bộ, ngành có liên quan về việc hoàn thiện sửa đổi Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng (Quy trình 740) và Phương án điều tiết hồ chứa trên lưu vực sông Hồng năm 2025 phục vụ tháo dỡ đê quây và thi công khu vực kênh vào cửa lấy nước Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng diễn ra vào chiều ngày 3/3, tại Hà Nội.

Tăng cường vai trò của phụ nữ trong quản lý nguồn nước khu vực hạ lưu sông Mê Công
Việc trao quyền cho phụ nữ thông qua việc thúc đẩy bình đẳng giới là rất quan trọng đối với an ninh cho phụ nữ và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của họ. Phụ nữ có thể đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các cấp từ cộng đồng, địa phương đến khu vực để đưa ra các chính sách quản lý nguồn nước hiệu quả bằng chính trải nghiệm của họ.

Sứ mệnh của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam trong bối cảnh mới
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị toàn thể Ủy ban sông Mê Công Việt Nam năm 2024, trong giai đoạn mới, Ủy ban sông Mê Công phải xác định rõ sứ mệnh, mục tiêu và mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của một cơ chế có tính đa ngành, liên địa phương, liên vùng trong quản lý, hợp tác các lưu vực sông xuyên biên giới của Việt Nam.

Hoàn thiện dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng
Chiều 20/2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo việc hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Tổng cục Khí tượng thủy văn, Cục Quản lý tài nguyên nước, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Viện Khoa học tài nguyên nước.

Hỗ trợ hơn 10.000 người tiếp cận nước sạch và sinh kế
Một dự án do UN Women và Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ đã giúp hơn 10.000 người, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương tại Ninh Thuận và Cà Mau cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và sinh kế.

“Thủ phủ” cá nước lạnh tại Lâm Đồng lao đao vì nguồn nước suối dần cạn kiệt
Xã Rô Men, huyện Đam Rông được ví là “thủ phủ” nuôi cá nước lạnh của tỉnh Lâm Đồng. Những năm qua, nghề nuôi cá tầm, cá hồi đã giúp nhiều gia đình nơi đây trở nên khấm khá. Tuy nhiên, từ đầu mùa khô đến nay, dòng suối Mát đầu nguồn cung cấp nước sạch cho làng nuôi cá nước lạnh tại Rô Men đang dần cạn kiệt và nỗi lo đang hiển hiện trên những trang trại nuôi cá nước lạnh.

Nâng cao kiến thức pháp luật tài nguyên nước trong lĩnh vực thủy điện, nhiệt điện
Các công trình thuỷ điện có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong công tác phòng, chống lũ cho hạ du, tưới tiêu phục vụ nhu cầu của người dân và phát điện đảm bảo an ninh cung cấp điện. Vì vậy, việc vận hành các công trình thuỷ điện an toàn, hiệu quả, tối ưu nguồn nước, đúng quy trình, quy định của pháp luật là vô cùng quan trọng, đây cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của Tập đoàn Điện lực (EVN) nói chung và các đơn vị thành viên nói riêng.

Nâng cao hiệu quả thông tin cảnh báo, bảo đảm an toàn đập hồ chứa nước
Việc quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi gặp nhiều thách thức do biến đổi khí hậu khiến tần suất và cường độ mưa lũ tăng. Do đó, cần tăng cường thể chế, chính sách trong quản lý, đầu tư, bảo vệ công trình hồ chứa, đập dâng. Đồng thời, nâng cao năng lực thông tin, cảnh báo, dự báo nguồn nước và đưa ra kịch bản cắt lũ, xả lũ phù hợp, bảo đảm an toàn cho vùng hạ du.

Thu gom nước mưa thông minh: Bài học chống ngập lụt từ Nhật Bản cho đô thị Việt Nam
Ngày 10/2 tại Hà Nội, hội thảo "Bể ngầm lưu trữ nước bằng nhựa: Giải pháp thu gom nước mưa kiểm soát ngập lụt và tái sử dụng nước đô thị" đã diễn ra với gần 50 đại biểu từ nhiều lĩnh vực tham dự. Sự kiện do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp cùng Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và các đối tác tổ chức. Tại đây, các chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản trong việc ứng dụng công nghệ bể ngầm lưu trữ nước nhằm giảm thiểu ngập lụt, bổ cập nước ngầm và tái sử dụng nước đô thị. Hội thảo cũng thảo luận về các giải pháp nhằm thúc đẩy áp dụng rộng rãi công nghệ này tại Việt Nam.

Làm sạch sông Tô Lịch: Trước mắt lấy nước sông Hồng và nguồn nước sau xử lý của nước thải hồ Tây
Chiều 5-2, UBND TP Hà Nội đã có thông cáo báo chí về kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối với báo cáo về phương án bổ cập nước vào sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường.