“Dỡ gạch” để chống chọi với biến đổi khí hậu

12/01/2025

TN&MT“Tegelwippen” (tạm dịch: Lật gạch) là chiến dịch loại bỏ gạch lát từ vỉa hè, sân nhà, hoặc khu vực đô thị và thay thế chúng bằng cây xanh hoặc không gian tự nhiên. Đây là một phần của nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường khả năng chống chịu của các thành phố trước các vấn đề môi trường ở Hà Lan.

Phong trào “Tegelwippen” do công ty sáng tạo Frank Lee nghĩ ra, nhằm khuyến khích việc xanh hóa và khôi phục lại thiên nhiên hoang dã ở các không gian đô thị bằng cách biến những dải bê tông xám thành cỏ, cây cối và các luống rau trước sân nhà.

Từ khi khởi động vào năm 2021, sáng kiến môi trường độc đáo này trở thành cuộc thi đua khắp Hà Lan những năm qua, như một cách sáng tạo để tạo ra sự thay đổi tích cực, góp phần giải quyết một trong những thách thức ngày càng gia tăng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra.

“Dỡ gạch” để chống chọi với biến đổi khí hậu

Một vỉa hè được phủ xanh

Một trong những mục tiêu quan trọng của phong trào “lật gạch” này là giảm ngập lụt - một trong những thách thức ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu gây ra.

Việc thay thế gạch lát bằng đất và cây xanh giúp tăng khả năng thấm nước, giảm tình trạng ngập úng đô thị; hạ nhiệt đô thị (vì cây xanh và không gian tự nhiên giúp giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, đặc biệt trong những đợt nắng nóng); tăng đa dạng sinh học (vì những khu vực thay thế gạch lát bằng cây cối, cỏ, hoặc hoa tạo điều kiện sống cho nhiều loài động thực vật).

Năm 2022, phong trào này đã giúp loại bỏ hàng triệu viên gạch lát tại các thành phố lớn như Amsterdam, Rotterdam và Utrecht. Trong năm 2024, với sự tham gia của gần 200 thành phố, người dân Hà Lan đã tạo một kỷ lục mới khi thay thế 5,5 triệu viên gạch lát bằng cây xanh.

Hàng năm, cuộc thi “lật gạch” kéo dài nhiều tháng trên toàn quốc. Trong thời gian diễn ra cuộc thi, người dân Hà Lan được khuyến khích thay thế các phiến đá lát trong vườn bằng cây xanh và cây cảnh, sau đó báo cáo hoạt động của mình bằng ảnh làm bằng chứng. Những tấm bê tông được tháo dỡ sẽ được chính quyền địa phương vận chuyển miễn phí bằng “taxi gạch” và xe này cũng chở cả cây trồng miễn phí.

Năm nay, TP Venlo giành được giải thưởng “ngói vàng” danh giá dành cho số lượng ngói được dỡ lên nhiều nhất - tổng cộng là 414.395 viên. Việc chuyển từ màu xám sang màu xanh lá cây cũng khiến tâm lý người dân hạnh phúc hơn. Những người không có vườn có thể yêu cầu chính quyền địa phương cấp phép xây dựng một khu vườn mặt tiền - một dải cây xanh nằm giữa vỉa hè và mặt tiền nhà. “Tegelwippen” được ví như môn thể thao tầm quốc gia, một môn dùng sức để “đánh bay” những viên gạch lát đường.

Tegelwippen không những đã góp phần tạo động lực, nâng cao nhận thức cho người dân và chính quyền địa phương để chung tay cải thiện môi trường sống, mà còn thể hiện cách tiếp cận sáng tạo, đơn giản nhưng hiệu quả trong việc ứng phó với các thách thức môi trường ở đô thị.

Cách người dân Hà Lan tự nguyện gỡ bỏ các viên gạch bê tông khô cứng trong sân nhà hay vỉa hè, cách chính quyền địa phương hoặc các tổ chức môi trường hỗ trợ người dân giờ đã được các nước khác học hỏi như một sáng kiến cải thiện đô thị bền vững.

Theo sggp.org.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông