Bảo tồn sông băng - Hành động cấp bách vì an ninh nguồn nước

23/03/2025

TN&MTCơ quan Giám sát Sông băng thế giới ước tính rằng, kể từ năm 2020, lượng băng tan hằng năm tương đương với lượng nước tiêu thụ trên toàn cầu trong 30 năm.

Bảo tồn sông băng - Hành động cấp bách vì an ninh nguồn nước

Ngày Nước Thế giới năm 2025 tập trung vào chủ đề "Bảo tồn các dòng sông băng"

Được tổ chức vào ngày 22/3 hằng năm kể từ năm 1993, Ngày Nước Thế giới là sự kiện thường niên của Liên hợp quốc nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nước ngọt đối với cuộc sống của con người và sự phát triển bền vững của Trái đất.

Ngày Nước Thế giới năm 2025 có chủ đề "Bảo tồn các dòng sông băng", nhấn mạnh sự cần thiết của hành động toàn cầu nhằm quản lý nước từ băng tan một cách bền vững và giảm lượng phát thải, qua đó bảo vệ nguồn tài nguyên nước thiết yếu cho tương lai.

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, hiện nay sông băng và tảng băng dự trữ khoảng 70% nước ngọt toàn cầu và có gần 2 tỷ người sống dựa vào nước từ sông băng, tuyết tan và nước chảy từ núi để sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và năng lượng. Sự tan chảy sông băng kéo theo mực nước biển dâng cao hơn khoảng 20cm so với năm 1900, gây ra nhiều rủi ro về nguồn nước đối với các cộng đồng dân cư, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực và tác động đến kinh tế toàn cầu.

Dẫn các số liệu mới của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) tại lễ kỷ niệm cấp cao, Tổng Thư ký WMO Celeste Saulo nhấn mạnh: "Tình trạng của các sông băng là một trong những chỉ báo rõ ràng nhất và thay đổi mạnh nhất của biến đổi khí hậu".

Bảo tồn sông băng - Hành động cấp bách vì an ninh nguồn nước

Ảnh: WMO

Theo báo cáo Tình trạng khí hậu toàn cầu 2024 của WMO, ba năm qua ghi nhận mức suy giảm khối lượng sông băng lớn nhất trong lịch sử, diễn ra trên cả 19 khu vực có sông băng trên thế giới.

Cơ quan Giám sát Sông băng thế giới ước tính rằng, kể từ năm 2020, lượng băng tan hằng năm tương đương với lượng nước tiêu thụ trên toàn cầu trong 30 năm. Trong giai đoạn này, băng tan đã góp thêm 18mm vào mực nước biển toàn cầu, làm gia tăng nguy cơ ngập lụt ven biển, ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người.

Để hình dung rõ hơn về mức độ suy giảm này, kể từ năm 1975, tổng khối lượng băng đã mất đi vượt quá 9.000 gigaton. Con số này tương đương với một khối băng khổng lồ có diện tích bằng nước Đức và dày 25m.

Tình trạng của các sông băng là một trong những chỉ báo rõ ràng nhất và thay đổi mạnh nhất của biến đổi khí hậu.

Tổng Thư ký WMO Celeste Saulo

Có thể thấy, hiện tượng băng tan đang diễn ra nhanh chóng, gây xáo trộn dòng chảy của nước, kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng như lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Việc giảm tối đa tác động của biến đổi khí hậu và thích ứng với sự suy giảm của các sông băng là điều cấp thiết để bảo vệ cộng đồng và hệ sinh thái.

Hưởng ứng Ngày Nước Thế giới 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, tại Việt Nam, tài nguyên nước phụ thuộc nhiều vào các nguồn nước quốc tế và đang đứng trước thách thức về an ninh nguồn nước do ảnh hưởng từ các quốc gia thượng nguồn. Vì vậy, quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông, thống nhất giữa số lượng và chất lượng, giữa nước mặt và nước ngầm, giữa thượng lưu và hạ lưu là những nguyên tắc cơ bản, tối ưu mà Việt Nam và các nước trên thế giới đang áp dụng trong quản lý tài nguyên nước.

Ngày Nước Thế giới nhằm tôn vinh giá trị của nước và nâng cao nhận thức về tình trạng 2,2 tỷ người trên thế giới chưa được tiếp cận với nguồn nước an toàn. Theo Liên hợp quốc, đây là dịp để thúc đẩy thế giới hành động nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nước toàn cầu. Trọng tâm của Ngày Nước Thế giới là góp phần thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững số 6: Bảo đảm nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người vào năm 2030.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông