Cần ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tại diện tích đất ít khả năng sản xuất nông nghiệp

28/09/2021

TN&MT

Giám sát chặt chẽ việc chuyển đất trồng lúa có năng suất cao, sang đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; cần có chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị... ở những diện tích đất ít khả năng nông nghiệp… đó là kiến nghị của TS. Nguyễn Quang Dũng, Viện trưởng, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) về vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo vệ đất lúa.

* Vẫn đảm bảo chỉ tiêu đất lúa

TS. Nguyễn Quang Dũng, cho rằng thời gian qua, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo vệ đất lúa, cả nước được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới.

Qua đó, đã khuyến khích tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hoá, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, hiệu quả, hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa xuất khẩu lúa quy mô lớn; nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.

Cụ thể, năm 2017, diện tích đất trồng lúa cả nước là 4,12 triệu ha, Nghị quyết 134/2016/QH13 xác định đến năm 2020 đất lúa cả nước có diện tích 3,81 triệu ha, điều chỉnh giảm xuống 3,76 triệu ha (giảm 52,04 nghìn ha). So với Thống kê hiện trạng đất trồng lúa, quỹ đất lúa cả nước vẫn còn dự địa khoảng 360,0 nghìn ha để chuyển đổi quỹ đất trồng lúa kém hiệu quả sang các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội (giao thông, thủy lợi, điện, xây dựng nông thôn mới…).

Trong sản xuất lương thực, lúa là cây chủ lực có ưu thế, chiếm gần 90% sản lượng lương thực có hạt. Thời kỳ 2005 – 2020 do đô thị và công nghiệp hoá tăng nhanh, diện tích đất lúa bị giảm đáng kể. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là về giống và đầu tư thuỷ lợi nên năng suất lúa nước ta đang dẫn đầu các nước Đông Nam Á, cao hơn bình quân Châu Á 17%, song chỉ bằng 75 – 77% so với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Năng suất lúa năm 2020 đạt 58,2 tạ/ha, tăng 8,6 tạ/ha so với năm 2005. Sản xuất lúa đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đồng thời đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới.

* Cần tính kỹ khi chuyển mục đích sử dụng đất lúa

TS. Nguyễn Quang Dũng, Viện trưởng, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp cho rằng, vẫn còn tồn tại trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lúa, điển hình về Chỉ tiêu đất trồng lúa. Mặc dù, ngành nông nghiệp xác định Chỉ tiêu đất trồng lúa là một nội dung quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Song, tại các vùng sinh thái nông nghiệp có diện tích đất trồng lúa lớn như: vùng Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng Thanh – Nghệ Tĩnh, Đồng bằng sông Cửu Long… khi xác định các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp có liên quan đến lấy danh mục vào đất trồng lúa, hoặc đất lúa kém hiệu quả (lúa 1 vụ, lúa nương) vẫn gây lúng túng cho các địa phương và đơn vị tư vấn khi xác định Danh mục dự án (có quá nhiều dự án lấy vào đất trồng lúa) và tính toán trong biểu chu chuyển đất. Nhiều khi phải tính toán, xác định vào chỉ tiêu diện tích đất nông nghiệp còn lại (hoặc đất NN khác) cho phù hợp.

Cần ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tại diện tích đất ít khả năng sản xuất nông nghiệp

Việc quản lý đất trồng lúa theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP; Quyết định số 3367/QĐ-BNN-TT ngày 11/7/2014 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đã bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên việc tích tụ ruộng đất để các Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp có vùng nguyên liệu bền vững để xây dựng cánh đồng mẫu lớn …vẫn còn những hạn chế, vướng mắc nhất định.

Việc quy hoạch để chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác chưa được tính toán kỹ lưỡng; nhiều địa phương còn sử dụng đất chuyên trồng lúa nước để xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế… dẫn đến nhiều hộ nông dân thiếu đất hoặc không có đất để sản xuất trong khi vẫn có thể sử dụng các loại đất khác.

* Khuyến khích tích tụ đất đai

Hiện cả nước đang xây dựng Kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2021 – 2025 và lập Phương án sử dụng đất 2021 – 2030 tích hợp trong quy hoạch Quốc gia, quy hoạch tỉnh.

TS. Nguyễn Quang Dũng, Viện trưởng, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp cho rằng, để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ đất lúa, đất rừng, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia tích hợp trong quy hoạch cấp Quốc gia, cấp tỉnh theo Luật Quy hoạch cho giai đoạn 2021 – 2030, cần xây dựng, hoàn thiện các chính sách bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp; bảo vệ vững chắc đất lúa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Mở rộng hạn điền, hạn sử dụng đất cho các loại đất nông nghiệp.

Khuyến khích tích tụ ruộng đất, giao đất, cho thuê đất đai (tinh thần Nghị quyết 26- NQ/TW) để xây dựng cánh đồng lớn, sản xuất theo hướng hữu cơ gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Về chỉ tiêu “cứng” cần bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa cần nghiêm cấm vi phạm, hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp, đất quốc phòng, an ninh sang đất phi nông nghiệp (đất ở, đất SXKD…).

Bộ TN&MT vừa có Công văn số 3185 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đề nghị chỉ đạo rà soát và báo cáo kết quả thực hiện việc việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các dự án. Việc rà soát nhằm thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu Bộ TN&MT tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ làm rõ quan điểm là chấp nhận hay không việc chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án theo đề nghị của các địa phương. Việc báo cáo cần hoàn thành trước ngày 15/7.

 

theo monre.gov.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông