Cảnh báo tình trạng tan băng

12/02/2025

TN&MTKhông chỉ góp phần điều hòa khí hậu, sông băng còn cung cấp các nguồn nước thiết yếu cho con người. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và gia tăng khí thải nhà kính đang khiến các sông băng tan chảy nhanh hơn, gây nên nhiều hệ lụy. Trong bối cảnh đó, Liên hợp quốc tuyên bố năm 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kêu gọi chung tay đối phó sự biến mất nhanh chóng của băng và bảo vệ các nguồn nước quan trọng.

Cảnh báo tình trạng tan băng

Ảnh: UN-glaciers.org

Hàng trăm nghìn sông băng trên thế giới đang lưu trữ khoảng 70% lượng nước ngọt của hành tinh, cung cấp nước cho khoảng 2 tỷ người trên toàn cầu. Thế nhưng, những năm gần đây, số lượng sông băng đang bị thu hẹp, gây khủng hoảng nghiêm trọng về môi trường và nhân đạo.

Năm 2023, sông băng toàn cầu chứng kiến mức mất nước lớn nhất trong 50 năm qua, với tất cả khu vực có băng trên thế giới đều ghi nhận sự suy giảm.

Năm 2024 vừa qua, tốc độ sông băng tan chảy tiếp tục ở mức báo động, thậm chí nhiều nơi cảnh báo thảm họa. Tại Thụy Sĩ, các sông băng tan với tốc độ trên trung bình, trong bối cảnh mùa hè nóng gay gắt. Hơn một nửa số sông băng ở dãy Alps nằm ở Thụy Sĩ - nơi nhiệt độ đã tăng cao hơn khoảng 2 lần mức trung bình toàn cầu do biến đổi khí hậu. Dự báo, nếu lượng khí thải nhà kính tiếp tục tăng, các sông băng trên dãy Alps có thể mất hơn 80% khối lượng hiện có vào năm 2100.

Những năm gần đây, số lượng sông băng đang bị thu hẹp, gây khủng hoảng nghiêm trọng về môi trường và nhân đạo.

Còn tại Italia, sông băng Marmolada, sông băng mang tính biểu tượng nhất của dãy Dolomites được cảnh báo có thể tan chảy hoàn toàn vào năm 2040.

Tự hào là một trong những quốc gia mà du khách có thể dễ dàng quan sát và tiếp cận các sông băng, song New Zealand cũng đang đối mặt tình trạng các sông băng “tiếp tục co lại” và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

Còn tại Trung Á, do ảnh hưởng nặng nề biến đổi khí hậu, hàng nghìn sông băng trên những đỉnh núi ở độ cao chót vót 4.000m so mực nước biển cũng đang tan chảy với tốc độ đáng báo động.

Theo các chuyên gia, sự tan chảy của hàng nghìn sông băng cùng lúc ở Trung Á có thể gây ra mối đe dọa lớn đối với người dân trong khu vực, ảnh hưởng an ninh lương thực, thậm chí tình trạng khan hiếm nước ngọt có thể là nguồn cơn gây căng thẳng giữa các nước láng giềng.

Mới đây, các nhà khoa học cảnh báo về một kịch bản nghiệt ngã khi sông băng Thwaites ở Nam Cực, vốn được biết đến với tên gọi “Sông băng Ngày tận thế”, đang tan chảy với tốc độ ngày càng nhanh và có thể sụp đổ theo cách không thể đảo ngược, gây ra thảm họa nước biển dâng toàn cầu. Vấn đề là, theo các nhà khoa học, “kịch bản vô cùng xấu” là kể cả khi con người ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch ngay lập tức, thì có thể cũng đã quá muộn để cứu sông băng này. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm hiểu thêm về dòng sông băng phức tạp này.

Nhấn mạnh bảo vệ các sông băng trên thế giới là “chiến lược sinh tồn” cấp thiết cho hành tinh, Liên hợp quốc mới đây kêu gọi các quốc gia và tổ chức tăng cường nỗ lực bảo vệ 275.000 sông băng trên toàn cầu bị ảnh hưởng do sự nóng lên của Trái đất. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cùng Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) phát động năm 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, mục tiêu là nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò thiết yếu của sông băng trong điều hòa khí hậu và hỗ trợ hệ sinh thái. Các hoạt động trọng điểm gồm cải thiện nghiên cứu khoa học, xây dựng chính sách phù hợp Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, huy động tài chính hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương, thúc đẩy sự tham gia của thanh niên và cộng đồng địa phương…

Các chuyên gia cảnh báo, việc khôi phục các sông băng sẽ mất hàng chục năm, đòi hỏi những thay đổi chính sách khẩn cấp, các kỹ thuật đo lường hiệu quả hơn và thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm về thiên tai. Ngoài ra, các cơ quan Liên hợp quốc cũng kêu gọi cắt giảm ngay lập tức và bền vững lượng khí thải nhà kính, nhằm chống lại tình trạng băng tan đang diễn ra nhanh chóng và những tác động rộng hơn đến môi trường.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông