Chăn tơ tằm “tự dệt” và lụa tơ sen: Sản phẩm OCOP độc đáo từ bàn tay người giữ nghề

20/07/2025

TN&MTTừ vùng quê Mỹ Đức (Hà Nội), nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã biến những điều tưởng chừng bình thường như con tằm, thân sen thành những sản phẩm thủ công độc đáo, đậm chất nghệ thuật. Chăn tơ tằm do chính tằm “tự dệt” và khăn lụa tơ sen do bà sáng tạo không chỉ giúp hồi sinh nghề truyền thống mà còn trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu, được thị trường trong và ngoài nước săn đón. Đây là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo gắn với bản sắc làng nghề Việt.

Trò chuyện với phóng viên, nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức cho biết, sản phẩm chăn bông tơ tằm do con tằm tự dệt của Công ty đã đạt chứng nhận OCOP 5 sao. Bên cạnh đó, các sản phẩm như khăn lụa tơ tằm dệt nổi hoa sen và gối kết hôn tơ sen cũng vừa được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao. “Chứng nhận này là sự ghi nhận cho những nỗ lực duy trì sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, giúp tôi cảm thấy an tâm và tự tin hơn. Đây là minh chứng cho việc sản phẩm đã được mọi người quan tâm, đón nhận và được Nhà nước ghi nhận về tiêu chuẩn. Từ đó, tôi càng có thêm động lực để làm ra những sản phẩm khiến khách hàng yên tâm và tin dùng”, bà Thuận chia sẻ niềm vui.

Chăn tơ tằm “tự dệt” và lụa tơ sen: Sản phẩm OCOP độc đáo từ bàn tay người giữ nghề

Sản phẩm chăn bông tơ tằm do con tằm tự dệt của Công ty đã đạt chứng nhận OCOP 5 sao

Luyện “vị thần” cứu nghề truyền thống

Huyện Mỹ Đức từng được biết đến như “cái nôi” của nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa của tỉnh Hà Tây cũ. Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận chia sẻ, với tình yêu quê hương sâu sắc, bà không khỏi xót xa khi chứng kiến nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Chính điều đó đã thôi thúc bà không ngừng sáng tạo để tìm ra những hướng đi mới, góp phần khôi phục và phát triển nghề.

Gắn bó cả đời với con tằm, bà Phan Thị Thuận thường xuyên quan sát cách những “người bạn nhỏ” ấy nhả tơ, làm kén. Một ngày, khi nhìn thấy những sợi kén óng ánh, bền chặt do chính tằm tạo ra, bà chợt nảy ra một ý tưởng táo bạo: “Không có kỹ thuật nào của con người có thể tạo ra những sợi tơ vừa dai vừa bền như thế. Vậy tại sao không để chính những con tằm trở thành,… thợ dệt?”. Ý tưởng ấy thôi thúc bà bước vào hành trình thử nghiệm chưa từng có tiền lệ. Ở những lần đầu tiên, bà không để tằm làm tổ, khiến chúng bò tản mát khắp nơi. Không nản lòng, bà kiên nhẫn đặt từng con vào đúng vị trí mong muốn. “Giống như một người phụ nữ chuyển dạ không thể dừng lại, con tằm đến kỳ nhả tơ cũng vậy. Chỉ cần mình biết cách, chúng sẽ tự dệt theo ý mình,” bà tâm sự.

Chăn tơ tằm “tự dệt” và lụa tơ sen: Sản phẩm OCOP độc đáo từ bàn tay người giữ nghề

Năm 2012, sản phẩm chăn tơ tằm “tự dệt” chính thức ra mắt công chúng, một sáng tạo độc đáo lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử ngành dâu tằm thế giới

Bà bắt đầu trải hàng ngàn con tằm lên mặt phẳng, thay vì để chúng cuộn tròn thành kén. Điều kỳ diệu đã xảy ra: Từng con tằm, theo bản năng, đồng loạt nhả tơ, chồng lớp này lên lớp khác, tự dệt nên những tấm tơ bền chặt, liền mạch và tuyệt đẹp. Qua thời gian nghiên cứu tỉ mỉ, bà phát hiện vào mùa thu, một con tằm có thể mang trong bụng tới 400-450 mét tơ, còn mùa hè là khoảng 300 mét. Từ đó, bà tính toán khoảng cách, mật độ, và thời điểm hợp lý để các sợi tơ đan quyện, tạo thành những lớp chăn tơ tự nhiên và dày dặn. Khi những con tằm rút ruột nhả hết tơ, sản phẩm hoàn thiện cũng chính là lúc chúng khép lại vòng đời của mình.

Trải qua tám lứa tằm thử nghiệm, cuối cùng bà đã cầm trên tay tấm tơ đầu tiên do chính những con tằm “tự dệt”. Khi đưa vào nồi hấp, lớp tơ bung nở mềm mịn, mượt mà như mây. Bà cảm thấy xúc động đến mức gọi tằm bằng cách xưng hô đầy trân trọng: “Họ”. “Tằm là những người thợ trung thành. Tôi nuôi họ trong 20 ngày, họ chỉ ăn mỗi lá dâu mà lại rút ruột nhả tơ cho tôi. Họ như những vị thần,” bà Thuận nghẹn ngào chia sẻ.

Năm 2012, sản phẩm chăn tơ tằm “tự dệt” chính thức ra mắt công chúng, một sáng tạo độc đáo lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử ngành dâu tằm thế giới. Sáng chế này không chỉ cứu lấy một nghề truyền thống đang mai một, mà còn tạo ra hướng phát triển mới đầy hứa hẹn. Năm 2015, sản phẩm đạt giải Nhất với sáng kiến mền bông tơ tằm do tằm tự dệt, đồng thời được Hội Nông dân Việt Nam trao tặng Bằng khen. Từ đó, sản phẩm của bà Thuận được đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước yêu thích, thường xuyên “cháy hàng” và đem lại nguồn thu ổn định cho nhiều hộ dân địa phương.

Về quy trình sản xuất, bà Thuận nhấn mạnh các sản phẩm của mình không sử dụng hóa chất. Màu sắc của vải được nhuộm hoàn toàn từ các loại lá cây tự nhiên nên không bị phai màu khi giặt, chỉ có thể bay màu nhẹ theo thời gian sử dụng, giữ được sự an toàn cho người dùng. Đặc biệt, các sản phẩm từ tơ sen khi cầm lên vẫn còn thoang thoảng mùi hương đặc trưng của sen. Hiện tại, công ty vẫn đang nỗ lực sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng và thị trường, từ các sản phẩm khăn quàng, vải may mặc cho đến các sản phẩm độc đáo khác. Bà cũng chia sẻ sẽ còn rất nhiều ý tưởng để phát triển thêm nhiều sản phẩm mới trong tương lai.

Dệt lụa từ tơ sen – hành trình hồi sinh từ điều tưởng chừng bỏ đi

Không dừng lại ở sáng kiến biến con tằm thành “người thợ dệt”, nghệ nhân Phan Thị Thuận còn là người tiên phong tại Việt Nam nghiên cứu và sản xuất lụa từ tơ sen – một loại chất liệu quý hiếm và đặc biệt tinh xảo. Những thân sen tưởng như chỉ còn là phế phẩm sau mùa thu hoạch nay được bà Thuận thu gom, đưa vào bể rửa sạch bùn, sau đó được loại bỏ hết lớp gai ngoài để thuận tiện cho việc rút sợi. Quá trình này đòi hỏi phải thực hiện thủ công tỉ mỉ, đặc biệt là công đoạn lấy tơ phải được thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ khi cắt, khi thân sen còn ẩm. Nếu chậm trễ, sợi tơ sẽ dễ bị đứt gãy, không thể sử dụng.

Để hoàn thành một chiếc khăn lụa tơ sen, người thợ phải trải qua tới 14 công đoạn hoàn toàn thủ công, từ rút sợi, se tơ, dệt đến hoàn thiện sản phẩm. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm làm ra đều mang đậm dấu ấn nghệ nhân và có giá trị cao, cả về công sức lẫn giá thành.

Chăn tơ tằm “tự dệt” và lụa tơ sen: Sản phẩm OCOP độc đáo từ bàn tay người giữ nghề

Nghệ nhân Phan Thị Thuận còn là người tiên phong tại Việt Nam nghiên cứu và sản xuất lụa từ tơ sen – một loại chất liệu quý hiếm và đặc biệt tinh xảo

Lụa tơ sen không chỉ độc đáo ở quy trình sản xuất, mà còn bởi hương thơm đặc trưng: Mùi sen nhẹ nhàng, thoang thoảng được giữ lại một cách tự nhiên trong từng sợi tơ. Trong số các sản phẩm từ lụa sen, khăn lụa là món được ưa chuộng nhất bởi tính thẩm mỹ và tính ứng dụng cao. “Do quy trình làm hoàn toàn thủ công và nguyên liệu khan hiếm nên giá thành mỗi chiếc khăn tơ sen khá đắt đỏ. Hiện nay, xưởng của tôi chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng, chủ yếu phục vụ khách cao cấp. Những năm thuận lợi, cũng chỉ làm được khoảng 12 chiếc. Ai muốn mua phải đặt trước vài tháng,” bà Thuận chia sẻ.

Từ khi những sản phẩm lụa tơ sen OCOP cao cấp của Việt Nam chính thức ra đời. Dưới bàn tay tài hoa của nữ nghệ nhân cả đời say nghề ươm tơ, dệt lụa, đau đáu khát vọng vực dậy làng nghề quê hương, những bông sen, tấm lụa chứa đựng cả hồn cốt của dân tộc này đã nhanh chóng chiếm được sự yêu mến từ khách hàng trong nước và quốc tế, nhất là tại các thị trường lớn và khó tính như Mỹ, Pháp, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác.

Sản phẩm lụa tơ sen không chỉ là kết tinh của thiên nhiên và bàn tay con người, mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo không ngừng trong nỗ lực giữ gìn và phát triển nghề truyền thống giữa thời hiện đại.

Với những cống hiến to lớn cho nghề dệt vải tơ tằm truyền thống, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã được vinh danh như danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” do Chủ tịch nước phong tặng; Giải thưởng cho 100 phụ nữ Việt Nam tự tin tiến bước; Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2020 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Giải Nhất sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc Bộ Công Thương trao; Bằng khen của Hội Nông dân Việt Nam,... Bà là 1 trong 9 công dân ưu tú của Thủ đô năm 2021.

Minh Khôi

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao quyết định giao Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng

Tạo xung lực mới, Báo Nông nghiệp và Môi trường làm chủ truyền thông ngành

Đồng chí Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Nông nghiệp

Chăn tơ tằm “tự dệt” và lụa tơ sen: Sản phẩm OCOP độc đáo từ bàn tay người giữ nghề

Quảng Trị - Du lịch nông nghiệp giúp người dân làm giàu trên quê hương mình

Gấp rút hoàn thiện thể chế, ứng phó kịp thời với biến động nông vụ

Sức mạnh cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững ở Thanh Hóa

Tài nguyên

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Môi trường

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Quảng Trị: Cá chết bất thường ở hồ Nam Lý

Hướng tới Công ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa: Trách nhiệm quốc gia - Cam kết quốc tế

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Chính sách

Hà Đông: Hàng chục hộ dân khổ sở lâm cảnh ngập, bụi, ô nhiễm vì đường nâng cao hơn nhà

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Phát triển

TS. Đỗ Ngọc Chung: Người hồi sinh vỏ đỗ xanh, thức tỉnh niềm tin tiêu dùng sạch

Vietnam Disability Fashion Show 2025: Thời trang nhân văn cho một tương lai xanh

Ra mắt tập truyện ngắn “Linh hồn ký ức” của tác giả Phạm Công Thắng

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Diễn đàn

Tin bão khẩn cấp - Cơn bão số 3

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia lý giải nguyên nhân mưa dông mạnh tại Quảng Ninh và Bắc Bộ

Xã Thanh Oai - Hà Nội: Khẩn trương khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão

Thời tiết ngày 20/7: Nhiều khu vực trên cả nước chiều tối và đêm mưa rào và dông