Chương trình "Trường xanh"

15/03/2023

TN&MTDự án “Trường xanh” nhằm góp phần tuyên truyền giáo dục thế hệ trẻ trồng cây xanh bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, nâng cao ý thức và hành động ngay từ khi còn nhỏ về việc bảo vệ môi trường sống, góp phần vào việc ứng phó khẩn cấp về biến đổi khí hậu.

DỰ ÁN TRƯỜNG XANH

TRỒNG CÂY XANH TẠI CÁC TRƯỜNG HỌC

“Hành động nhỏ - Ý nghĩa lớn”

Chương trình

  1. Mục đích, ý nghĩa

          Hưởng ứng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì ích trăm năm thì phải trồng người” và lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ trồng 1 tỉ cây xanh và Bộ Tài nguyên và Môi trường. TS. Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có ý tưởng và tổ chức chương trình “Trường xanh”.

           Dự án “Trường xanh” nhằm góp phần tuyên truyền giáo dục thế hệ trẻ trồng cây xanh bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp, nâng cao ý thức và hành động ngay từ khi còn nhỏ về việc bảo vệ môi trường sống, góp phần vào việc ứng phó khẩn cấp về biến đổi khí hậu.

          Ngoài ra, cây xanh còn giúp cho các em học sinh hiểu được tầm quan trọng của cây xanh đối với đời sống con người, nâng cao tình yêu thiên nhiên, tạo cho các em nhận thức được việc chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong tương lai. Cây xanh đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, nó không những mang lại cảnh quan môi trường mà còn đem tới cho chúng ta bầu không khí trong lành.

          Trồng cây xanh trong khuôn viên trường học là điều hết sức quan trọng, trường học là những nơi ươm mầm xanh cho thế hệ tương lai, để phát triển tốt những thế hệ về sau sẽ không thể thiếu đi những cây cảnh, cây xanh, cây bóng mát, cây hái quả. Tạo bầu không khí mát mẻ, không gian thiên nhiên thoáng đãng giúp các em học sinh có một môi trường học tập lành mạnh.

          Một trong những mục tiêu hàng đầu của Tạp chí Tài nguyên và Môi trường hướng tới đó là “Xanh hóa trường học” phát triển cây xanh ở trường học, tạo những không khí thoải mái, giảm căng thẳng sau mỗi lần học tập của của các em. Hơn nữa, khi tới trường các em thường xuyên phải tham gia các hoạt động thể dục thể thao, cây xanh sẽ giúp tạo bóng mát, không gian xanh, chống lại sức nóng của mùa hè, thanh lọc không khí…

          Đồng thời kêu gọi của các cá nhân, doanh nhân, mạnh thường quân, nhà hảo tâm trao tặng học bổng, tủ sách học tập, thiết bị dạy học, đồ dùng học tập, quần áo mới cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng cao, vùng hải đảo.

  1. Nguồn lực phát triển chương trình

         Nguồn lực triển khai chương trình từ xã hội hóa, với sự tự nguyện hưởng ứng tham gia, đồng hành, ủng hộ, hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nhân, doanh nghiệp, học sinh đã thành danh hướng về trường cũ.

        Tạp chí Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Đoàn Thanh niên, hội đồng hội các tỉnh, thành trên cả nước và các cơ quan thông tấn báo chí để đồng hành triển khai và có tính lan tỏa.

          Kêu gọi sự tham gia của giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên tại các trường có dự án triển khai.

  1.  Mục tiêu chương trình
  • Trồng cây xanh trong khuôn viên trường
  • Trao tặng Tủ sách Trường xanh
  • Trao tặng thùng chứa rác
  • Trao tặng học bổng, trang thiết bị, dạy học, đồng phục học sinh
  1. Thời gian tổ chức

Ngày 11/3/2023, chương trình “Trường xanh” được tổ chức trồng mới 3.000 cây xanh tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội.

Kế hoạch được triển khai tổ chức hằng năm tại các trường

  1. Đối tượng thụ hưởng

          Tại các trường học: Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở, PTTH, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Học viện.

          Chú trọng quan tâm đến những trường học khó khăn và ở vùng xa xôi hẻo lánh, điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn; các trường học ở những vùng nắng nóng, môi trường khắc nghiệt

          Kịp thời đồng hành các trường học mới được xây dựng

  1. Cách thức tổ chức và triển khai

          Lựa chọn địa điểm trường học

          Lên phương án thiết kế các ô trồng, khoảng cách

          Có kế hoạch hướng dẫn dài hạn, cụ thể trong việc duy trì chăm sóc và phát triển của cây sau khi trồng.

          Lên kế hoạch mời lãnh đạo, đoàn công tác, người có uy tín trong ngành giáo dục và có ảnh hưởng đến ngành giáo dục khi đến thăm và làm việc với nhà trường để tổ chức trồng cây lưu niệm trong khuôn viên nhà trường.

          Cách triển khai theo hướng đảm bảo tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả, tránh phô trương, hình thức, gây lãng phí.

          Mời các học sinh đã thành danh hướng về trường cũ trồng cây xanh lưu niệm, trao tặng học bổng, tủ sách “Trường xanh” và truyền năng lượng cảm hứng tích cực cho các em học sinh thế hệ sau.

          Việc tổ chức trồng cây cần được chuẩn bị chu đáo, đảm bảo có sự chăm sóc cây xanh được đâm trồi nảy lộc, đơm hoa kết trái và truyền thông sâu rộng, nhằm lan tỏa, nhân rộng hành động đẹp nhân văn ý nghĩa.

  1. Lựa chọn loại cây phù hợp

          Tiêu chí lựa chọn cây phù hợp, đúng mục đích, an toàn cho học sinh, sinh viên đặc biệt trong bối cảnh mưa bão.

Nên trồng nhiều những cây hoa, cây cảnh trong bồn tại sân trường nhằm tạo cảm giác thoải mái cho giáo viên và cả học sinh sau mỗi giờ dạy.

         Các cây trồng cần được bố trí một cách hợp lý và khoa học, đúng trật tự và khoảng cách. Theo hàng theo lối tùy thuộc vào diện tích của sân trường.

         Chọn trồng những loại cây có đặc tính thân dẻo, đảm bảo độ sâu của hố trồng thì sẽ nâng cao an toàn và hạn chế rủi ro đến tính mạng khi gặp tác động của thời tiết, ngoại cảnh.

        Chọn những loại cây thân gỗ, rễ cọc vì sẽ ăn sâu vào lòng đất nên rất kiên cố, ít đổ gãy. Không nên chọn những cây thân giòn, rễ chùm vì trồng lâu nó sẽ phá sân trường, mọc trồi lên phía trên, học sinh khi chạy nhảy có thể vấp ngã.

         Việc lựa chọn những cây xanh để trồng ở trường học không còn khó khăn như trước nữa, dự án trồng cây xanh của Tạp chí Tài nguyên và Môi trường sẽ giúp các trường lựa chọn được những mẫu cây công trình phát triển nhanh để tạo bóng mát, tránh sâu bọ, cây trồng luôn chắc chắn đảm bảo an toàn do mưa bão bật rễ hay gãy cành….

Một số loại cây phù hợp trồng ở sân trường hiện nay như: 

  • Cây Phượng vĩ
  • Cây Giáng hương
  • Cây Lộc vừng.
  • Cây Osaka đỏ
  • Cây Bò cạp vàng.
  • Cây Móng bò tím.
  • …..

       Ngoài ra còn có các loại khác như: Cây Bằng lăng, cây Muồng, cây Hoàng yến, cây Sưa đỏ, và nhiều loại cây công trình khác nữa,… Một số loại cây này sẽ cho tán rộng to và cao, gây ấn tượng mạnh đối với học sinh – sinh viên. Chọn những cây cho vườn trường thì cần chọn cây có hoa đẹp và bộ rễ chắc chắn, cây càng nhiều cành càng giúp cho việc nghiên cứu và học tập của các em được tốt hơn.

  1. Đơn vị chỉ đạo, tổ chức và thực hiện
  2. Đơn vị chỉ đạo
  3. Bộ Tài nguyên và Môi trường

  4. Đơn vị tổ chức
  5. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường)

  6. Đơn vị thực hiện
  7. Công ty Cổ phần Truyền thông King Land

  8. Thường trực Ban tổ chức: Phóng viên Nguyễn Sỹ Tùng
  9. Điện thoại: 0913 328 166                        Số điện thoại : 024 37733 5549    

    Email: tungnsnhn@gmail.com              www.tainguyenvamoitruong.vn

  10. BAN TỔ CHỨC

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam là đối tác tiên phong trong nền tảng NPAP chống ô nhiễm nhựa

Ngành Thú y phải chủ động, chuyên nghiệp, bền vững hơn

Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Halal Pakistan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Môi trường

Lâm trường Lục Ngạn: Đổi thay từ chuyển đổi mô hình

Bài cuối: Từ nền móng vững chắc đến kỳ vọng phát triển lâm nghiệp hiện đại, bền vững

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 11/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to