Chuyên gia chất thải rắn Nhật Bản HIDEKI WADA: Phát triển kinh tế tuần hoàn cần đối tác bền vững và hiệu quả

21/07/2025

TN&MTKinh tế tuần hoàn đã chứng minh tiềm năng to lớn trong thúc đẩy phát triển bền vững và giải quyết các vấn đề môi trường. Phóng viên Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia chất thải rắn Nhật Bản HIDEKI WADA.

Phóng viên: Xin ông HIDEKI WADA đánh giá về phát triển kinh tế tuần hoàn của Viêt Nam hiện nay? 
Ông HIDEKI WADA: Tôi đánh giá rất tích cực về chính sách kinh tế tuần hoàn (CE) của Việt Nam. Chính sách này được quy định rõ ràng trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020, cũng như trong các nghị định, thông tư hướng dẫn và Kế hoạch Hành động Quốc gia về Kinh tế Tuần hoàn (NAPCE). Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong ASEAN thiết lập một định hướng rõ ràng như vậy về CE. Các bạn hoàn toàn có thể tự hào về điều đó.

Chuyên gia chất thải rắn Nhật Bản HIDEKI WADA: Phát triển kinh tế tuần hoàn cần đối tác bền vững và hiệu quả

Chuyên gia chất thải rắn Nhật Bản HIDEKI WADA trao đổi với Phóng viên Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Phóng viên: Đâu là những mô hình kinh tế tuần hoàn mà Việt Nam nên học hỏi, áp dụng thưa ông HIDEKI WADA? 
Ông HIDEKI WADA: Kinh tế tuần hoàn có nhiều khía cạnh, trong đó “tuần hoàn” – tức thúc đẩy tái chế – là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Việt Nam đã có lợi thế trong việc tái chế các loại vật liệu tạm gọi là “tự thu hồi”. Ví dụ như rất hiếm khi tìm thấy giấy hoặc kim loại trong bãi chôn lấp vì chúng được thu gom và tái chế bởi một hệ thống năng động sẵn có. 
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức lớn với các loại vật liệu khó tái chế như nhựa nhiều lớp, nhựa sử dụng một lần... Tương tự, chất thải xây dựng tại Nhật Bản được tái chế gần 100% bằng cách nghiền và tái sử dụng làm đá hoặc cốt liệu trong xây dựng, còn ở Việt Nam chủ yếu vẫn bị chôn lấp. Do đó, việc ưu tiên và tăng cường hoạt động tái chế nên được xem là mô hình kinh tế tuần hoàn trọng tâm cho Việt Nam.

Chuyên gia chất thải rắn Nhật Bản HIDEKI WADA: Phát triển kinh tế tuần hoàn cần đối tác bền vững và hiệu quả

Dây truyền tái chế rác thải tại Nhà máy xử lý chất thải Nam Thành, tỉnh Lào Cai

Phóng viên: Vậy ông HIDEKI WADA có các khuyến nghị gì đối với các cơ quan chức năng và doanh nghiệp Việt Nam nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn? 
Ông HIDEKI WADA: Tôi phải nói rằng kinh tế tuần hoàn (CE) không chỉ là chính sách riêng của Việt Nam mà còn là xu hướng quốc tế. Ở Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản, các hoạt động sản xuất theo hướng CE đã được triển khai rộng rãi. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đây là điều kiện tiên quyết quan trọng — nếu không tuân thủ các nguyên tắc CE, họ có nguy cơ mất quyền tiếp cận các thị trường xuất khẩu chủ chốt như EU và Nhật Bản.
Việc phát triển kinh tế tuần hoàn (CE) không thể chỉ dựa vào các quy định hay chế tài xử phạt. CE là một vấn đề liên ngành, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và hộ gia đình. Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn cần có những quan hệ đối tác bền vững và hiệu quả.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông HIDEKI WADA!

Đỗ Hùng

>>>>> Xin vui lòng xem thêm:

Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam: Thực trạng và hướng đi;

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội trong việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị;

TS. Nguyễn Đình Trọng: Công nghệ Việt xử lý hiệu quả “Rác thải Việt”.

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Chuyên gia chất thải rắn Nhật Bản HIDEKI WADA: Phát triển kinh tế tuần hoàn cần đối tác bền vững và hiệu quả

Làm cho người dân hình dung rõ mức độ nguy hiểm của bão số 3 để chủ động phòng, tránh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo phương án lật tàu, tìm kiếm nạn nhân

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Nông nghiệp

Tuổi trẻ Công an Thủ đô chung tay xóa nhà tạm năm 2025

Kết quả triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tuần từ ngày 13/7 đến 19/7/2025

Chăn tơ tằm “tự dệt” và lụa tơ sen: Sản phẩm OCOP độc đáo từ bàn tay người giữ nghề

Quảng Trị - Du lịch nông nghiệp giúp người dân làm giàu trên quê hương mình

Tài nguyên

Tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án khoáng sản chiến lược

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Môi trường

Phân loại rác và nói không với thuốc lá - Hướng đến môi trường y tế an toàn

Hà Nội: Phường Kiến Hưng đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường, trật tự đô thị

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Chính sách

Hà Đông: Hàng chục hộ dân khổ sở lâm cảnh ngập, bụi, ô nhiễm vì đường nâng cao hơn nhà

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Phát triển

TS. Đỗ Ngọc Chung: Người hồi sinh vỏ đỗ xanh, thức tỉnh niềm tin tiêu dùng sạch

Vietnam Disability Fashion Show 2025: Thời trang nhân văn cho một tương lai xanh

Ra mắt tập truyện ngắn “Linh hồn ký ức” của tác giả Phạm Công Thắng

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Diễn đàn

Bão số 3 áp sát: Ninh Bình, Thanh Hóa căng mình chống bão

Chuyên gia khí tượng thuỷ văn cảnh báo những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương nhất, quyết liệt nhất đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân

Thời tiết ngày 21/7: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to đến rất to