Công cụ cảnh báo sớm giúp xác định điểm nóng xung đột nước

31/08/2021

TN&MT

Căng thẳng về tình trạng khan hiếm nước đang gia tăng trên toàn cầu. Một công cụ mới đã được tạo ra để xác định điểm nóng xung đột nước có thể bùng phát thành bạo lực.

 

Công cụ cảnh báo sớm giúp xác định điểm nóng xung đột nước

Theo công cụ dự báo, Mali là một trong những quốc gia sẽ đối mặt với xung đột về tình trạng khan hiếm nước vào năm 2020. Ảnh: Michele Cattani/AFP

Các nhà nghiên cứu từ 6 tổ chức đã xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm để dự đoán các xung đột tiềm ẩn như bạo lực liên quan đến nước đang tăng vọt trên toàn cầu.

Công cụ cảnh báo sớm toàn cầu của Hiệp hội Nước, Hòa bình và An ninh (WPS) có trụ sở tại Hà Lan đã được trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trước khi chính thức ra mắt vào tháng trước, kết hợp các biến số môi trường như lượng mưa và mùa màng với các yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội để dự đoán nguy cơ xung đột bạo lực liên quan đến nước trước một năm.

Đây là công cụ đầu tiên xem xét dữ liệu môi trường, như lượng mưa và hạn hán, bên cạnh các biến số kinh tế xã hội để dự đoán xung đột nước. Đây là công cụ trực tuyến cho mọi người sử dụng, nhưng nhằm mục đích cụ thể hơn là nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, người dân và các bên trong các khu vực căng thẳng về nước.

Công cụ này đã dự đoán các cuộc xung đột có khả năng xảy ra vào năm 2020 tại Iraq, Iran, Mali, Nigeria, Ấn Độ và Pakistan. Các nhà phát triển tuyên bố tỷ lệ thành công chiếm 86% trong việc xác định các khu vực xung đột với ít nhất 10 trường hợp tử vong có thể xảy ra. Công cụ này hiện tập trung vào xác định các điểm nóng trên khắp Châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á.

Nhu cầu nước ngày càng tăng trên toàn cầu đang tạo ra căng thẳng giữa các cộng đồng, nông dân và cư dân thành phố, người dân và chính phủ. Theo dự báo, căng thẳng sẽ tăng lên khi tình trạng khan hiếm nước trở thành hiện thực. Theo Liên Hợp Quốc, có tới 5 tỷ người có thể gặp phải tình trạng thiếu nước vào năm 2050.

Thống kê của Viện Nghiên cứu Thái Bình Dương ở California, Mỹ cho thấy bạo lực liên quan đến nước đã gia tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Các vụ bao lực được ghi nhận đã tăng hơn gấp hai lần trong 10 năm qua so với các thập kỷ trước.

Charles Iceland, chuyên gia cấp cao của Viện Tài nguyên Thế giới, đồng thời là đối tác của WPS cho biết mô hình thiết bị được “lập trình” để xác định các điểm nóng dễ xảy ra xung đột. Thiết bị này sử dụng dữ liệu lịch sử về xung đột bạo lực và rủi ro chính trị, xã hội, kinh tế, nhân khẩu và nước.

“Thiết bị sẽ xem xét tất cả hơn 80 chỉ số từ dữ liệu trong khoảng 20 năm trở lại đây. Sau đó, máy sẽ hoạt động theo “lập trình” xác định mối tương quan giữa các biến này để dự đoán xung đột hoặc không có xung đột trong 12 tháng tới, với các điều kiện hiện tại”, ông Iceland cho biết thêm.

Jessica Hartog, chuyên gia về biến đổi khí hậu, cũng là đối tác của WPS đã nhấn mạnh Iraq và Mali là 2 quốc gia có nguy cơ xảy ra xung đột cao nhất.

Công cụ cảnh báo sớm giúp xác định điểm nóng xung đột nước

Đông Ghouta, Syria từng được biết đến như là trụ cột của Damascus. Ảnh: Louai Beshara / AFP qua Getty Images

Các nông dân ở Malia, người chăn bò và ngư dân đã tranh cãi về việc giảm mực nước sông Niger. Trong khi đó, người dân ở Iraq đã xuống đường biểu tình vào năm ngoái sau khi hơn 120.000 người phải nhập viện vì uống nước ô nhiễm.

“Sự khan hiếm nước đã ảnh hưởng đến cả Iraq và Mali, phần lớn là do các dự án phát triển kinh tế làm giảm mực nước và dòng chảy trong các dòng sông. Tình hình trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu và nhu cầu tăng cao do sự gia tăng dân số”, bà Hartog cho hay.

Bà Hartog cũng chia sẻ thêm: “Chúng tôi lo ngại về kế hoạch của Mali và các nước láng giềng về việc xây đập, mở rộng hơn nữa Văn phòng du Niger để giám sát các dự án quản lý nước và các kênh tưới tiêu liên quan. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến nguồn nước ở vùng đồng bằng Nigeria và ảnh hưởng đến hơn 1 triệu nông dân, người chăn gia súc và ngư dân – những người hoàn toàn phụ thuộc vào vùng đồng bằng Nigeria”.

Tại Iraq, bà Hartog cho biết, việc không giải quyết được các mối lo ngại về nước và cải thiện các dịch vụ về nước đã đe dọa trực tiếp đến Iraq.

Trong khi đó, ở Syria, tình trạng khan hiếm nước và mất mùa đã tạo ra một cuộc di cư từ khu vực nông thôn đến các thành phố, làm trầm trọng thêm cuộc nội chiến. Ở Iran, cư dân ở Khorramshahr và Abadan đã biểu tình vì nước uống bị ô nhiễm.

Người cũng tham gia vào dự án WPS, Susanne Schmeier, giảng viên cao cấp về luật nước và ngoại giao tại Viện IHE Delft, Hà Lan nhấn mạnh rằng vấn đề nước không tạo ra xung đột hoặc chiến tranh, nhưng nó có thể trở thành “nhân tố đe dọa” khi kết hợp với những bất bình khác như nghèo đói và bất bình đẳng.

“Một khi xung đột leo thang, chúng khó giải quyết và có thể có tác động tiêu cực đến an ninh nguồn nước, tạo ra những vòng xoáy xung đột. Đây là lý do tại sao hành động kịp thời là rất quan trọng”, bà Hartog chia sẻ.

Công cụ cảnh báo sớm giúp xác định điểm nóng xung đột nước

Theo chuyên gia về biến đổi khí hậu, hòa bình của Irắc đang bị đe dọa. Ảnh: Haidar Mohammed Ali / AFP / Getty Images

Bà Schmeier cho biết các cuộc xung đột dữ dội về tài nguyên nước đã xảy ra giữa các cộng đồng địa phương và giữa các tỉnh trong cùng một quốc gia. Bạo lực sau đó được tác động bởi các tổ chức phi nhà nước, thậm chí có thể là các tổ chức bất hợp pháp hoặc đại diện của một số lĩnh vực nhất định.

Những xung đột cục bộ như vậy khó kiểm soát hơn và có xu hướng leo thang nhanh chóng – một sự khác biệt chính so với cấp độ xuyên biên giới, nơi quan hệ giữa các quốc gia thường hạn chế sự leo thang của các xung đột liên quan đến nước

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông