Công ty Nhiệt điện Thái Bình diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025

08/06/2025

TN&MTMới đây, Công ty Nhiệt điện Thái Bình tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) với giả định phải ứng phó với cấp “siêu bão”.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Đức Chính - Phó Giám đốc, Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN nhấn mạnh: "Mục tiêu của buổi diễn tập là nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, đảm bảo vận hành an toàn, liên tục của Nhà máy. Diễn tập giúp kiểm tra khả năng phối hợp, thực hiện đúng quy trình, thủ tục trong các tình huống khẩn cấp."

Tình huống giả định là: Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 3 đang tiến gần đất liền với cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4. Dự kiến bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình. Việc tổ chức diễn tập trong bối cảnh đó càng trở nên cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.

Giai đoạn 1 - Công tác ứng phó trước khi bão đổ bộ

Để ứng phó với “siêu bão” có gió cấp 16, giật trên cấp 17, các lực lượng ứng trực đã tiến hành chằng chống nhà cửa, công trình, thiết bị tại khu vực nhà máy. Ban chỉ huy PCTT&TKCN tổ chức họp khẩn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị; huy động lực lượng xung kích kiểm tra toàn bộ khu vực quản lý. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm: dùng bao cát, dây cáp cố định mái nhà; kiểm tra, khóa chặt cửa sổ, cửa chính; khơi thông dòng chảy, lỗ thoát nước; kiểm tra hệ thống bơm hút nước; cố định thiết bị bốc dỡ than, cửa kho; cắt tỉa cành cây và gia cố cây mới trồng nhằm hạn chế rủi ro do gió lớn.

Các lực lương tập trung triển khai công tác diễn tập

Giai đoạn 2 – Ứng phó khi bão gây sự cố

Tình huống giả định là bão số 3 với sức gió cấp 16, giật trên cấp 17, gây vỡ kính tầng 3 - gian tuabin, khiến nước mưa tràn vào và làm bị thương một nhân viên đang kiểm tra thiết bị. Ngay lập tức, đội trưởng Mai Xuân Quý chỉ đạo huy động lực lượng xung kích triển khai phương án khẩn cấp: Tập kết vật tư, chằng chống công trình, che chắn ô cửa bị vỡ, khóa cửa khu trung tâm điều khiển. Nhân viên y tế cùng nhân viên ca trực nhanh chóng sơ cứu và chuyển người bị thương đi cấp cứu kịp thời.

Ông Nguyễn Đức Chính – Phó Giám đốc, Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tham gia cùng Ban chỉ huy và CBCNV các ca vận hành Nhà máy

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực và vật tư thiết bị, cũng như đã có phương án lường trước các tình huống thiên tai, sau 03 giờ 30 phút, đã hoàn thành đúng kế hoạch nội dung đã đề ra.

Kết luận buổi diễn tập, Phó Giám đốc Nguyễn Đức Chính đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận. Ông yêu cầu các đơn vị tiếp tục duy trì tinh thần sẵn sàng ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”; đồng thời chủ động rà soát, củng cố các vị trí xung yếu, cập nhật phương án PCTT&TKCN phù hợp với tình hình thực tế vận hành Nhà máy. Ngoài ra, Công ty cũng tăng cường tuyên truyền về an toàn điện trong cộng đồng trước mùa mưa bão 2025.

Buổi diễn tập không chỉ là hoạt động huấn luyện thường niên, mà còn là dịp để tổng kết, rút kinh nghiệm và hoàn thiện các phương án PCTT&TKCN, góp phần đảm bảo an toàn cho người và tài sản, duy trì ổn định hoạt động sản xuất của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình.

Quốc Thịnh

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông