Đắk Nông: Sông Krông Nô thất thủ, người dân kêu cứu vì nguy cơ mất đất rẫy do nạn hút cát hoành hành

03/07/2022

TN&MTSự việc dòng sông Krông Nô bị uy hiếp là thực trạng đang diễn ra hàng ngày, đoạn thuộc địa bàn xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Theo phản ánh của người dân phóng viên Tạp chí Tài Nguyên và Môi Trường đã có mặt kịp thời và ghi nhận toàn bộ sự việc.

Đắk Nông: Sông Krông Nô thất thủ, người dân kêu cứu vì nguy cơ mất đất rẫy do nạn hút cát hoành hành

Dòng sông Krông Nô bị uy hiếp là thực trạng đang diễn ra hàng ngày, đoạn thuộc địa bàn xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

Theo tìm hiểu thực tế của phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường. Được biết, hai bên bờ của dòng sông Krông Nô đã" thất thủ", dọc con sông, hai bên bờ liên tiếp lấn sâu vào rẫy người dân. Cây cối, hoa màu bị cát tặc sử dụng "vòi rồng" hút cát làm đổ sập ngổn ngang hai bên, con tàu mang số hiệu không số, ngang nhiên ngày đêm đục khoét hoạt động không biết mệt mỏi, từng ngày lấn sâu vào đất rẫy của người dân. Nhìn cảnh tan hoang hai bên bờ sông, nhiều hộ dân nơi đây lo lắng, bất lực, hoang mang trước cảnh đất rẫy bị mất dần hàng ngày do sạt lở.

Ghi nhận chiều ngày 29/6/2022, con tàu hút cát được ngụy trang che chắn số hiệu là của công ty Phước Lộc. Công ty này đã lập bến, bãi, nhà điều hành ngay bên bờ sông cách địa điểm hút cát khoảng 1000m. Thời điểm chúng tôi có mặt, 2 tàu của doanh nghiệp này đang thay nhau đi hút cát. Ghi nhận tại địa điểm, 1 con tàu đang say sưa hút cát, đậu gần bờ vị trí sạt lở. Tiếng động cơ của máy đang oằn mình làm việc hết công suất để khai thác. Mọi hoạt động hút cát sai quy trình, quy định diễn ra bình thường nếu không phát hiện chắc nhiều người lầm tưởng như một doanh nghiệp khai thác chân chính. Toàn cảnh khai thác cát lậu được ống kính phóng viên ghi lại, chỉ sau khoảng 30 phút, con tàu chứa 30m3 này đã hút đầy cát và quay đầu chạy về khu vực bến để bơm chuyển cát lên bãi.

Từ thực trạng nói trên chúng tôi tiếp tục quan sát dọc bờ sông Krông Nô đoạn thuộc xã Quảng Phú khoảng 2km và chứng kiến hàng loạt điểm sạt lở. Nhiều diện tích cây trồng của người dân bị sạt nghiêm trọng, đất và cây trồng bị cuốn trôi xuống lòng sông.

Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định. Việc khoanh định khu vực cấm hoạt động khai thác, khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông như sau:

Căn cứ đặc điểm địa hình, địa chất, hình thái của lòng sông, chế độ dòng chảy, diễn biến lòng, bờ, bãi sông và thực trạng, diễn biến tình hình xói, lở, bờ, bãi sông, các khu vực sau đây được khoanh định là khu vực cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông: Khu vực đang bị sạt, lở; khu vực đã bị sạt, lở và có nguy cơ tiếp tục bị sạt, lở; khu vực bờ sông không ổn định, có nguy cơ sạt, lở…

Chị Bùi Thị Thắm ở thôn Phú Thuận, xã Quảng Phú, Huyện Krông Nô cho rằng thời gian gần đây do tình trạng nạo hút cát nhiều nên đất bị sạt lở. Tình trạng mất đất ở hai bên bờ sông rất nhanh.

Căn cứ vào tình hình thực tế sạt lở bờ sông Krông Nô phóng viên Tạp chí Tài Nguyên và Môi Trường đã trao đổi với Ông Võ Văn Minh - PGĐ Sở TN&MT tỉnh Đắk Nông cho rằng việc doanh nghiệp cắm vòi rồng vào chân Sông Suối thực hiện hút cát là sai quy định Sở sẽ phối hợp chấn chỉnh sự việc này đối với doanh nghiệp.

"Ông Nguyễn Thanh Hùng ở thôn Phú Thuận, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô phản ánh thêm đất của ông khai hoang từ năm 1990 vừa qua có doanh nghiệp khai thác cát sai vị trí, cắm “vòi rồng” vào bờ để lấy cát dẫn tới mất chân và sạt lở diện tích rẫy của gia đình ông nói riêng và 13 hộ dân khác".

Cũng theo ông Hồ Tràng Bí thư Đảng ủy xã Quảng Phú (huyện Krông Nô) nhận định có sự việc trên, các sở ngành đã và đang vào cuộc xử lý. Bên cạnh đó vừa qua Báo Thanh tra có bài phản ánh “Cần thực hiện nghiêm nghị định số 23/2020/ND-CP của Chính phủ” tuy nhiên trên địa bàn xã Quảng Phú doanh nghiệp Phước Lộc vẫn ngang nhiên hoạt động sai quy trình.

Đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Nông và huyện Krông Nô có biện pháp xử lý nghiêm, yêu cầu các doanh nghiệp vi phạm, khắc phục hậu quả và đền bù thiệt hại cho người dân. Trả lại cân bằng hiện trạng cho dòng sông Krông Nô vốn dĩ yên bình.

Tạp chí Tài Nguyên và Môi Trường sẽ tiếp tục thông tin về sự việc trên.

                                                                          Sỹ Tùng - Hồng Hải                                               

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm