Dự báo 5 tỉnh thành chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão Wipha

19/07/2025

TN&MTTrung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo: Bão Wipha (bão số 3) đang tiếp tục mạnh lên và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong vài ngày tới. Dự báo, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình và Thanh Hóa sẽ là 5 địa phương chịu ảnh hưởng mạnh nhất với nguy cơ cao xảy ra mưa lớn, gió mạnh, ngập úng, lũ quét và sạt lở đất.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, bão Wipha hiện đang hoạt động ở phía Bắc Biển Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 1.000km về phía Đông. Đây là cơn bão thứ 6 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và là cơn bão số 3 trên Biển Đông trong năm nay.

Trong 24 giờ qua, bão đã mạnh lên một cấp, đạt cấp 9, giật cấp 11. Dự báo, khi tiến gần phía Đông bán đảo Lôi Châu, cường độ bão có thể đạt cấp 12-13, giật cấp 14-15. Sau khi di chuyển qua đất liền Trung Quốc, bão sẽ suy yếu nhưng vẫn giữ cường độ cấp 8-10 khi đi vào Vịnh Bắc Bộ và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.


Dự báo Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình và Thanh Hóa sẽ là 5 địa phương chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão Wipha

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết: Bão Wipha đang hoạt động trong điều kiện môi trường thuận lợi với nhiệt độ mặt nước biển lên đến 30 - 31 độ C, cao nhất khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, tạo điều kiện cho bão tiếp tục mạnh lên nhanh trong 24-72 giờ tới.

Dựa trên diễn biến hiện tại và nhận định về quỹ đạo bão, các chuyên gia khí tượng cảnh báo 5 địa phương có khả năng chịu ảnh hưởng mạnh nhất gồm: Quảng Ninh Hải Phòng Hưng Yên, Ninh Bình và Thanh Hóa. Ngoài ra, các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh cũng nằm trong vùng bị ảnh hưởng gián tiếp do hoàn lưu gây mưa lớn.

Từ đêm 19.7, bão Wipha sẽ tiến vào phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Từ ngày 20 - 21.7, vùng biển đảo như Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải sẽ bắt đầu chịu tác động với gió mạnh, sóng lớn. Gần sáng 22.7, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp, với gió mạnh cấp 7-9, giật cấp 11, sóng biển cao 3-5m.

Do ảnh hưởng của bão số 3, từ ngày 21 đến 24.7, Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ xuất hiện mưa to đến rất to, tập trung ở vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An. Dự báo có nơi mưa cục bộ lớn trên 150mm trong vòng 3 giờ.

Trên các sông tại Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An, có khả năng xuất hiện đợt lũ với biên độ từ 3 - 6m. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc, vùng núi phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Cùng với đó, thủy triều kết hợp sóng lớn có thể gây ngập úng sâu tại các khu vực trũng thấp, ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng từ trưa và chiều các ngày 21 - 23.7.

Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết, các mô hình dự báo quốc tế hiện vẫn có sự khác biệt về điểm đổ bộ và cường độ bão khi vào đất liền Việt Nam. Vì vậy, người dân cần theo dõi sát các bản tin cảnh báo chính thức, không chủ quan. Ngư dân và tàu thuyền đang hoạt động trên Biển Đông cần nhanh chóng tìm nơi tránh trú an toàn. Các địa phương từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh cần kích hoạt phương án phòng, chống thiên tai, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và ngập lụt. Người dân không chủ quan, theo dõi sát diễn biến thời tiết trên các kênh thông tin chính thức.

Hoàng Anh

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Tạo xung lực mới, Báo Nông nghiệp và Môi trường làm chủ truyền thông ngành

Đồng chí Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường khẳng định vai trò cơ quan báo chí - khoa học đầu ngành

Tập trung tháo gỡ những vấn đề "nghẽn nhất, khó nhất, phức tạp nhất" trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường

Nông nghiệp

Gấp rút hoàn thiện thể chế, ứng phó kịp thời với biến động nông vụ

Sức mạnh cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững ở Thanh Hóa

Triển vọng từ giống đậu đũa ngồi chịu nhiệt

Điện Biên quyết liệt xây dựng nông thôn mới: Tăng tốc về đích, giữ vững tiêu chí

Tài nguyên

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Quảng Trị: Cá chết bất thường ở hồ Nam Lý

Hướng tới Công ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa: Trách nhiệm quốc gia - Cam kết quốc tế

Giảm gánh nặng bệnh tật từ ô nhiễm không khí

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Chính sách

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Phát triển

TS. Đỗ Ngọc Chung: Người hồi sinh vỏ đỗ xanh, thức tỉnh niềm tin tiêu dùng sạch

Vietnam Disability Fashion Show 2025: Thời trang nhân văn cho một tương lai xanh

Ra mắt tập truyện ngắn “Linh hồn ký ức” của tác giả Phạm Công Thắng

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Diễn đàn

Thời tiết ngày 19/7: Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có nơi mưa to

Hội thảo “Mô hình kinh tế tuần hoàn: Hiệu quả cho doanh nghiệp và môi trường”

Thời tiết ngày 18/7: Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng gay gắt, Nam Bộ chiều tối mưa to

Xây dựng Sàn giao dịch tín chỉ carbon: Bước đệm cho nền kinh tế xanh