Gắn sản xuất với bảo vệ môi trường làng nghề

06/07/2023

TN&MTHoạt động sản xuất trong các làng nghề tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm không khí, nguồn nước và tiếng ồn.

Gắn sản xuất với bảo vệ môi trường làng nghề

HTX miến Việt Cường (Đồng Hỷ) đã đầu tư máy móc hiện đại, giúp giảm phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có khoảng 270 làng nghề và làng nghề truyền thống, với hơn 44 nghìn lao động hoạt động thường xuyên. Trong đó có nhiều làng nghề được hình thành, phát triển từ khoảng 40-50 năm trước. Hoạt động của các làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động ở các địa phương.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm ở các làng nghề tiềm ẩn một số nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Trước thực trạng trên, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và hộ sản xuất trong các làng nghề đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất.

Nghề làm mộc mỹ nghệ ở xã Xuân Phương (Phú Bình) đã hình thành cách đây hơn 40 năm. Đến năm 2010, UBND tỉnh chính thức công nhận Làng nghề mộc mỹ nghệ Phương Độ. Trước đây, các cơ sở sản xuất tại Làng nghề phát triển theo hình thức mở rộng quy mô dựa trên hợp đồng, đơn đặt hàng, nên nhà xưởng thường là cơi nới tạm bợ, một số cơ sở lấy vỉa hè, rìa đường làm nơi tập kết, cưa xẻ gỗ hay phun sơn… Việc này gây nên tình trạng bụi, tiếng ồn, mùi sơn phát tán rộng.

Ông Dương Đình Hiệp, Trưởng xóm Tân Sơn 8, Trưởng Ban Quản lý Làng nghề mộc mỹ nghệ Phương Độ, cho biết: Để giảm thiểu ô nhiễm bụi, Ban Quản lý Làng nghề đã vận động 45 hộ xây dựng nhà xưởng và lắp đặt lưới chắn bụi; xây dựng phòng phun sơn và lắp đặt hệ thống ống thoát mùi sơn cao khoảng 10-15m; trang bị máy gom rác, mùn cưa, mạt gỗ thải... Nhờ vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường đã giảm mạnh.

Xưởng chế biến gỗ của gia đình ông Dương Đình Tuyến, thuộc Làng nghề mộc mỹ nghệ Phương Độ, xã Xuân Phương (Phú Bình) có phòng phun sơn để giảm thiểu bụi, mùi sơn.

Gắn sản xuất với bảo vệ môi trường làng nghề

Xưởng chế biến gỗ của gia đình ông Dương Đình Tuyến, thuộc Làng nghề mộc mỹ nghệ Phương Độ, xã Xuân Phương (Phú Bình) có phòng phun sơn để giảm thiểu bụi, mùi sơn

Còn tại Làng nghề miến Việt Cường, thị trấn Hóa Thượng (Đồng Hỷ), trước đây, người dân thường thu mua củ dong riềng về rửa, cạo vỏ rồi nghiền bột. Trong quá trình sản xuất, lượng chất thải, nước thải phát sinh lớn. Tuy nhiên, tình trạng này hiện đã được kiểm soát tốt.

Ông Nguyễn Văn Ba, Giám đốc Hợp tác xã Miến Việt Cường, cho biết: Hiện nay, các hộ đã đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất. Đồng thời, xây dựng vùng nguyên liệu ở các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, nên bà con chỉ nhập bột về để sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường. Hợp tác xã đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý chất thải với 3 hồ lắng để xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Đối với các hộ liên kết sản xuất, Hợp tác xã cũng yêu cầu rất khắt khe về vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường.

Theo đánh giá của Hiệp hội Làng nghề tỉnh Thái Nguyên, trước đây, công tác bảo vệ môi trường ở các làng nghề hầu như không được quan tâm, các hộ gia đình phát triển sản xuất theo hình thức “mạnh ai nấy làm” nên có tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đến nay, các cơ sở sản xuất trong làng nghề cơ bản đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường, chất lượng nguồn nước.

Mặc dù hoạt động sản xuất tại các làng nghề cơ bản không phát sinh chất thải nguy hại, nhưng trên thực tế, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vẫn tiềm ẩn. Vì vậy, thời gian qua, chính quyền các địa phương đã tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ các làng nghề trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, như: Xây dựng gần 1.000 bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật đối với các làng nghề sản xuất, chế biến chè; tổ chức hơn 200 buổi tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải hữu cơ, với gần 3.000 lượt người dân tại các làng nghề tham gia...

Theo baothainguyen.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam là đối tác tiên phong trong nền tảng NPAP chống ô nhiễm nhựa

Ngành Thú y phải chủ động, chuyên nghiệp, bền vững hơn

Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Halal Pakistan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Môi trường

Lâm trường Lục Ngạn: Đổi thay từ chuyển đổi mô hình

Bài cuối: Từ nền móng vững chắc đến kỳ vọng phát triển lâm nghiệp hiện đại, bền vững

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 11/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to