Giải pháp quản lý nhựa theo hướng kinh tế tuần hoàn và bền vững

26/03/2025

TN&MTÔ nhiễm nhựa đang trở thành một thách thức lớn đối với môi trường, đòi hỏi sự chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) nhằm tối ưu hóa tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đặt nền móng quan trọng cho việc quản lý, áp dụng kinh tế tuần hoàn trong hoạt động chuyển đổi nhựa hướng tới sự phát triển bền vững.

Giải pháp quản lý nhựa theo hướng kinh tế tuần hoàn và bền vững

Thực trạng và thách thức ô nhiễm nhựa tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa lớn nhất thế giới, với khoảng 3,9 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, trong đó chỉ khoảng 27% được thu gom và tái chế. 

Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), hiện nay ngành Nhựa gần 4.000 doanh nghiệp, phần lớn trong số đó là doanh nghiệp tư nhân (chiếm 99,8% tổng số DN tham gia hoạt động trong ngành công nghiệp nhựa Việt Nam). Khảo sát thị trường trong nước cho thấy, sản phẩm nhựa do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đã có mặt ở hầu hết các ngành và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Trong lĩnh vực tiêu dùng, sản phẩm từ nhựa được sử dụng làm bao bì đóng gói các loại, các vật dụng bằng nhựa dùng trong gia đình, văn phòng phẩm, đồ chơi,… Trong các ngành kinh tế khác, các sản phẩm từ nhựa được sử dụng ngày càng phổ biến; đặc biệt, trong một số lĩnh vực nhựa còn trở thành một nguyên liệu thay thế cho các nguyên liệu truyền thống như xây dựng, điện - điện tử,… Nhìn chung, sản phẩm nhựa nội địa có sức cạnh tranh tương đối tốt với các công ty nước ngoài tại Việt Nam, cũng như các mặt hàng nhựa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Những doanh nghiệp nhựa nội địa đã, đang đẩy mạnh đầu tư công nghệ, nhà xưởng, liên kết cùng các công ty nước ngoài để tập trung đầu tư sản phẩm cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn sử dụng thiết bị, máy móc lạc hậu, công nghệ sản xuất cũ. Các loại công nghệ phổ biến đang được áp dụng trong ngành nhựa bao gồm công nghệ: Phun ép (sử dụng trong sản xuất linh kiện điện tử, điện lực, xe máy và ngành công nghiệp ôtô; đã có khoảng 3.000 loại thiết bị phun ép đang được sử dụng tại Việt Nam); đùn thổi (áp dụng trong sản xuất các loại vật liệu, bao bì nhựa; thổi túi PE, PP và cán màng PVC); sản xuất nhựa sử dụng thanh Profile (dùng trong sản xuất ống thoát nước PVC, ống cấp nước PE, ống nhôm, nhựa, cáp quang, cửa ra vào PVC, khung hình, tấm lợp, phủ tường),…

Hầu hết, các công nghệ này đều tiêu tốn năng lượng, ô nhiễm môi trường, chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo tính cạnh tranh. Trừ một số doanh nghiệp lớn về nhựa như: Song Long, Duy Tân, Đại Đồng Tiến,… đã đổi mới, áp dụng công nghệ, thiết bị nhập khẩu từ Đức, Italy và Nhật Bản, còn lại hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đến nguồn nguyên liệu nhựa ổn định, cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác liên doanh, chuyển giao công nghệ sản xuất hiện đại. Do đó, sản phẩm làm ra có độ bền thấp, mẫu mã nghèo nàn và không có tính cạnh tranh.

Bên cạnh đó, việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải nhựa chưa hiệu quả, chủ yếu dựa vào các cơ sở thu gom tư nhân và lao động không chính thức. Hệ thống hạ tầng xử lý rác còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải nhựa chưa hiệu quả, chủ yếu dựa vào các cơ sở thu gom tư nhân và lao động không chính thức. Hệ thống hạ tầng xử lý rác còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Dù có nhiều chiến dịch tuyên truyền, nhưng nhận thức của người dân về phân loại rác tại nguồn và giảm sử dụng nhựa dùng một lần vẫn chưa phổ biến. Thói quen sử dụng túi ni lông, chai nhựa và các sản phẩm nhựa dùng một lần vẫn còn rất phổ biến. Rác thải nhựa không chỉ gây ô nhiễm đất, nước, biển mà còn ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn. Các hạt vi nhựa đã được phát hiện trong nước uống, muối biển và thực phẩm, gây nguy hại đến sức khỏe con người.

Để đạt mục tiêu phát triển ngành nhựa theo hướng hiện đại, tăng cường tự động hóa, từng bước loại bỏ công nghệ, thiết bị cũ, đổi mới công nghệ, sử dụng thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới là điều kiện tiên quyết. Theo đó, đầu tư phát triển ngành nhựa đi vào công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng; tạo ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Giải pháp thúc đẩy áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn 

Để giải quyết bài toán ô nhiễm nhựa, Việt Nam cần có cách tiếp cận tổng thể, trong đó kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp bền vững nhằm tối ưu hóa tài nguyên, giảm thiểu chất thải và tác động tiêu cực đến môi trường.

Về cơ chế, chính sách, trước mắt, luật và các chính sách rõ ràng sẽ giúp việc thực hiện KTTH được hệ thống và đồng bộ, cùng với các hình thức khuyến khích (ưu đãi về cơ chế và thủ tục hành chính, về tài chính, về tiếp cận các nguồn lực) và chế tài rõ ràng, minh bạch. Từ đó, các mô hình KTTH tốt được khuyến khích và tạo hiệu ứng thực hiện KTTH trong mọi hoạt động KT-XH. Đồng thời, cần thực thiện tốt công tác quy hoạch, thực hiện lồng ghép với KTTH vào kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021-2025) và Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2021-2030). 

Bên cạnh đó, vai trò kiến tạo của nhà nước cũng thể hiện qua việc dẫn dắt, thông qua việc đẩy mạnh chi tiêu công xanh. Xây dựng lộ trình KTTH, từ kinh nghiệm của các nước: Pháp, Hà Lan, Mỹ và gần đây là Malaysia cho thấy, cần có lộ trình để thực hiện KTTH. Các lộ trình này thường dài từ 15-20 năm, nêu rõ các mục tiêu và các quy định cụ thể cho từng giai đoạn nhỏ, gắn với vai trò của các bên liên quan. Lộ trình KTTH cũng cần gắn với các cơ chế tài chính để thực hiện các mục tiêu đặt ra, như cơ chế hợp tác công - tư, các cơ chế tài chính xanh.

Đẩy mạnh thu hồi vật liệu và hạn chế rác thải khó tái chế. Thu hồi vật liệu đóng vai trò quan trọng trong KTTH. Có 3 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy việc này, đó là: Phân loại rác tại nguồn, mở rộng trách nghiệm của nhà sản xuất (EPR) và thúc đẩy các thị trường mới phát triển (gồm: Thị trường thu hồi và tái chế nhựa, giấy, kim loại, và thị trường cung cấp các sản phẩm tái chế). Ngoài việc đẩy mạnh thu hồi vật liệu, việc hạn chế sử dụng vật liệu khó tái chế cũng rất quan trọng để thúc đẩy KTTH. Vật liệu khó tái chế có thể hiểu là khó tái chế về mặt kỹ thuật hay kinh tế (như các loại hóa chất), hoặc khó thu hồi để tái chế (như túi nhựa mỏng, bọc bảo vệ nắp chai, các hạt vi nhựa,…). Điều này, lý giải vì sao hầu hết các nước tại châu Âu và Mỹ, Canada, Nhật Bản,… đều coi việc hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần là một nội dung quan trọng khi thực hiện KTTH. Chuẩn bị cho việc chuyển dịch nhu cầu với các tài nguyên khi thực hiện KTTH trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu. Sự chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang KTTH sẽ có thể dẫn tới các chuyển dịch nhu cầu với các tài nguyên. Muốn giảm phát thải khí nhà kính, cần giảm sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ,) và tăng sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…). 

Chuyển đổi ngành nhựa theo hướng KTTH không chỉ là một xu hướng tất yếu mà còn là giải pháp bền vững để giảm thiểu ô nhiễm và tối ưu hóa tài nguyên. Việt Nam đã có những bước đi quan trọng với các chính sách và cam kết mạnh mẽ, nhưng để thực sự hiện thực hóa mô hình này, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng.

Việc đầu tư vào công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực tái chế, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp và thay đổi nhận thức của người dân sẽ quyết định thành công của quá trình chuyển đổi. Học hỏi kinh nghiệm quốc tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khuyến khích các mô hình sản xuất xanh sẽ giúp Việt Nam không chỉ giảm thiểu tác động tiêu cực của rác thải nhựa mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Sự thay đổi này không thể diễn ra trong một sớm một chiều, nhưng với những giải pháp đúng đắn và sự chung tay của toàn xã hội, một nền KTTH, bền vững cho ngành nhựa Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về KTTH, các dữ liệu về KTTH không chỉ là tập hợp thông tin về các điển hình hoặc sáng kiến tuần hoàn tốt để xem xét và nhân rộng, mà còn bao gồm cả các dữ liệu quan trọng, giúp theo dõi mức độ tuần hoàn của nền kinh tế (như tỉ lệ tái chế chất thải rắn, tỉ lệ tái sử dụng chất thải, hiệu suất tuần hoàn tài nguyên,...). Đây là các dữ liệu quan trọng để phục vụ cho việc quản lý và điều chỉnh việc thực hiện KTTH.

Thực hiện KTTH gắn liền với phát triển công nghệ, kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, Các bộ, ngành và địa phương cần phải tăng cường vai trò kiến tạo, hình thành và phát triển các điều kiện để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, áp dụng các giải pháp của KTTH gắn với điều kiện kỹ thuật hiện có tốt nhất, sự phát triển của internet vạn vật để hình thành các mô hình KTTH để phù hợp với các ngành sản xuất kinh doanh.

Xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến KTTH. Đặc biệt, cần sớm nghiên cứu, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để phân biệt giữa chất thải và nguyên liệu, nhiên liệu thứ cấp; tiêu chí về môi trường đối với các dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.

Tăng cường nghiên cứu, hợp tác chuyển giao KH&CN nhằm xây dựng các biện pháp, giải pháp phù hợp để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ phát triển KTTH; ưu tiên đối với các lĩnh vực sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên; kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị; tái chế chất thải; phối hợp với các bộ, ngành tổ chức các hội thảo quốc tế về hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp phát triển của các nước đã thực hiện thành công phát triển KTTH như: Trung Quốc, Pháp, Hà Lan, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia,…

Chủ động tham gia tăng cường hợp tác với các quốc gia có kinh nghiệm về thực hiện KTTH đặc biết là thành viên ASEAN, tranh thủ sự hỗ trợ về: Nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo, hợp tác nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ, nguồn tài trợ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển KTTH.

Xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện và dễ tiếp cận là vô cùng cần thiết nhằm cung cấp nền tảng thông tin kiến thức để phân tích, đánh giá, dự báo các quá trình liên quan tới cơ hội, thách thức, và các rủi ro liên quan đến phát triển KTTH. Sự hỗ trợ của công nghệ dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, hệ thống máy tính phần mềm sẽ giúp cho công tác thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu dễ dàng và hiệu quả hơn.

Thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác, học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong áp dụng công nghệ thông tin trong phát triển KTTH đối với các lĩnh vực: Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên; kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị; tái chế chất thải.

Chủ động xây dựng chương trình, nội dung các Thỏa thuận, Bản ghi nhớ, Hợp tác hành động, Nghị sự, Chiến lược, Mục tiêu,… với các quốc gia trên thế giới về chia sẻ thông tin, dữ liệu về phát triển KTTH. Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền KTTH của quốc gia. Khuyến khích áp dụng mô hình quản lý môi trường, sản xuất sạch hơn, kỹ thuật và hệ thống không phát thải; kiểm toán chất thải, đánh giá vòng đời sản phẩm, các mô hình quản lý tiên tiến khác.

MINH TRÍ
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 4 năm 2025

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông