Gỡ khó trong thực thi chính sách bảo vệ rừng

30/06/2025

TN&MTThời gian qua, tình trạng lấn chiếm đất rừng, phá rừng còn diễn ra ở nhiều địa phương khiến công tác bảo vệ rừng gặp khó khăn. Ngoài ý thức bảo vệ của một bộ phận người dân chưa tốt, còn do cơ chế chính sách chưa bảo đảm đời sống, thu nhập cho người trồng rừng. Đây là những hạn chế cần sớm được khắc phục.

Gỡ khó trong thực thi chính sách bảo vệ rừng

Còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

Theo Nghị định số 01/2019/NĐ-CP về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng không được trang bị vũ khí, không có thẩm quyền xử lý vi phạm. Nếu không may bị thương, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, thì lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng này không được hưởng chế độ thương binh, liệt sĩ.

Bên cạnh đó, một số hợp tác xã được giao khoán bảo vệ rừng nhiều năm nay không có chế độ hỗ trợ. Thực tế này khiến công tác quản lý, bảo vệ rừng tại các vườn quốc gia và rừng do xã quản lý còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Khó khăn hiện hữu

Những ngày tháng 6 nắng như đổ lửa, đội tuần tra bảo vệ rừng Suối Lớn (đảo Phú Quốc, tỉnh An Giang) vẫn miệt mài tuần tra quanh khu vực rừng phòng hộ.

Lưng áo sũng mồ hôi, khuôn mặt sạm đen bởi cái nắng gió nơi biển đảo, nhân viên đội bảo vệ rừng Suối Lớn Đặng Anh Huy vừa đưa tay quệt mồ hôi vừa kể: “Đội chúng tôi có 3 anh em, hôm nay là Chủ nhật nên một người được bố trí nghỉ, còn tôi và đội trưởng túc trực thực hiện nhiệm vụ tuần tra, tăng cường vào những ngày cuối tuần bởi có những đối tượng tranh thủ ngày nghỉ để lấn chiếm, phá rừng. Trước kia các vụ vi phạm chủ yếu là chặt cây lấy gỗ, những năm gần đây xuất hiện tình trạng phát dọn cây rừng, bao chiếm đất rừng rồi tự trồng cây giữ đất. Chúng tôi đã báo cáo cơ quan chức năng khởi tố nhiều vụ và thu hồi diện tích rừng. Hàng năm thành lập tổ xử lý các vụ việc xây dựng trái phép trong rừng, trước tiên vận động di dời, sau đó mới cưỡng chế”.

Gỡ khó trong thực thi chính sách bảo vệ rừng

Đội trưởng Lê Phước Anh chỉ loại cây rừng đan xen khu vực có cây lâm nghiệp.

Đội tuần tra bảo vệ rừng Suối Lớn hiện đang quản lý hơn 1.500ha rừng phòng hộ trên địa bàn 4 ấp: Suối Lớn, Đường Bào, Dương Tơ, Bãi Vòng thuộc tiểu khu 78, 79, 80. Diện tích rộng, nhân sự mỏng nên công tác dân vận, tạo cơ sở để mỗi người dân trở thành một mắt xích thông tin là yếu tố then chốt trong công tác bảo vệ rừng. Những chiếc thẻ điện thoại nhân viên tự bỏ tiền ra mua hay đôi khi là bao gạo xin từ chùa Hộ quốc tặng các hộ khó khăn đã góp phần phát huy tinh thần bảo vệ rừng của mỗi người dân.

Bên cạnh đó, vào mỗi sáng, lịch ứng trực cũng được chia theo tiểu khu, bảo đảm tuần tra liên tục trong phạm vi rừng phòng hộ. Thời điểm nắng nóng cao điểm, đội còn phân công trực cháy, lập lán trại ở những khu vực có nguy cơ cháy cao. Vừa đưa tay chỉ vào một gốc cây rừng, Đội trưởng Đội tuần tra, bảo vệ rừng Suối Lớn Lê Phước Anh vừa kể, khu vực Suối Lớn chủ yếu là cây rừng mọc tự nhiên như kiền kiền, trai và đan xen một số cây lâm nghiệp. Khi phát hiện các điểm nóng khai thác cây, phát dọn rừng thì toàn đội lập tức bố trí lán trại, mùng mền, đèn pin… ứng trực cho đến khi bắt được đối tượng, bàn giao cho chính quyền địa phương, kiểm lâm. Có những vụ phát hiện xe cuốc đất vào rừng, người vi phạm đóng cửa xe chống trả, dùng cẩu xúc làm nhân viên văng ra xung quanh.

“Rất may mắn là không có ai bị thương, chúng tôi cũng kịp thời báo công an, kiểm lâm, chính quyền xã đến xử lý. Cuối năm 2024, chúng tôi được tỉnh tặng bằng khen vì những thành tích trong bảo vệ rừng”, đội trưởng Lê Phước Anh nhớ lại. Từ khi không còn là kiểm lâm, Phước Anh cùng nhân viên các trạm bảo vệ rừng ở đảo gặp nhiều khó khăn trong công tác phát hiện, xử lý hành vi lấn chiếm, phá rừng.

Cũng như đảo Phú Quốc, các xã vùng cao huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) những năm qua đã phát huy tốt công tác dân vận để mỗi người dân là một lá chắn bảo vệ rừng, bảo đảm gìn giữ hơn 66 nghìn ha rừng trên địa bàn huyện.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bình Long Trần Quang Hưng cho biết, diện tích rừng giao cho hai Hợp tác xã quản lý theo chương trình REDD+ (cơ chế quốc tế nhằm giảm phát thải khí nhà kính, tránh mất rừng và suy thoái rừng), trong đó hợp tác xã Nông, Lâm nghiệp và Môi trường Thống Nhất với 347 thành viên được giao quản lý, bảo vệ hơn 1 nghìn ha rừng tự nhiên, rừng núi đá.

Hợp tác xã chia thành các tổ, phân công tuần tra rừng, ứng trực 24/7 vào cao điểm mùa khô. Nhận giao khoán bảo vệ rừng từ năm 2015, nhưng nhiều năm nay thành viên các tổ, đội bảo vệ rừng không có thù lao hỗ trợ. Phó Chủ nhiệm hợp tác xã Nông, Lâm nghiệp và Môi trường Thống Nhất Phạm Ngọc Toản cho biết, trước đây khi còn thuộc xã đặc biệt khó khăn thì hợp tác xã được nhận 400.000 đồng/ha bảo vệ rừng, nay không còn chế độ hỗ trợ nhưng bà con vẫn quyết tâm vượt khó bảo vệ rừng, 347 thành viên hợp tác xã sinh sống ven rừng chính là những “cửa rừng” tự nhiên ngăn ngừa kịp thời các hành vi xâm hại rừng.

Kiến nghị từ cơ sở

Với hơn 14 triệu ha rừng trên cả nước, đòi hỏi công tác quản lý, bảo vệ phải đồng bộ và sự nỗ lực từ tất cả các cấp ngành, đặc biệt là lực lượng được giao nhiệm vụ bảo vệ rừng.

Địa hình hiểm trở, thời tiết phức tạp, một số đối tượng vi phạm sẵn sàng chống trả bằng hung khí… là những đặc thù nghề nghiệp đầy khó khăn đối với người làm công tác bảo vệ rừng. Giám đốc Vườn quốc gia Phú Quốc Nguyễn Văn Tiệp cho hay, nhân sự các đội quản lý, bảo vệ rừng chịu trách nhiệm tuần tra toàn bộ diện tích rừng phòng hộ, lõi rừng nguyên sinh thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt nhưng chế độ đãi ngộ với lực lượng này những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa đủ sức thu hút.

Công tác tuần tra, bảo vệ rừng yêu cầu trực 24/7, xa gia đình, thường xuyên phải đối mặt với nguy hiểm khi người vi phạm cố tình gây gổ, chống trả; không ít nhân viên làm được một thời gian ngắn thì xin nghỉ. Chưa kể, trước đây trong Vườn quốc gia có Hạt Kiểm lâm, Giám đốc Vườn là Hạt trưởng nên kịp thời xử lý khi phát hiện vi phạm nhưng sau khi Hạt Kiểm lâm giải thể, Vườn quốc gia không còn chức năng xử phạt dẫn đến tính chất răn đe, ngăn ngừa vi phạm từ lực lượng bảo vệ rừng không còn.

Gỡ khó trong thực thi chính sách bảo vệ rừng

Một buổi tuần tra rừng ở đảo Phú Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, thực hiện Nghị định 01/2019/NĐ-CP cả nước có 26 hạt kiểm lâm thuộc ban quản lý rừng giải thể chuyển thành lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, công tác bảo vệ rừng không hiệu quả do thẩm quyền bị hạn chế, không được trang bị vũ khí, không được trang bị đồng phục kiểm lâm, không còn được hưởng chế độ thâm niên nghề, ưu đãi nghề, thu nhập của người lao động sụt giảm.

Từ năm 2020 đến năm 2022 có tới 740 viên chức kiểm lâm và 1.400 bảo vệ rừng chuyên trách xin nghỉ việc. Công tác chỉ đạo bảo vệ rừng cũng gặp nhiều bất cập, có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa kiểm lâm và chủ rừng; chưa có sự gắn liền trách nhiệm, quyền lợi giữa kiểm lâm và Ban quản lý rừng. Bên cạnh đó, lực lượng bảo vệ rừng là các xã viên hợp tác xã nhận giao khoán hiện cũng chỉ có nguồn thu nhỏ lẻ theo mùa từ thu lượm ốc, cua, nấm, dược liệu.

Nhiều địa phương kiến nghị Nhà nước có kinh phí hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng đối với các xã mới được đưa ra khỏi diện đặc biệt khó khăn; xem xét có kinh phí hỗ trợ cho người tham gia công tác quản lý, bảo vệ rừng ở xã như chức danh Phó Ban lâm nghiệp xã với mức 500 nghìn đồng/tháng mùa mưa, 800 nghìn đồng/tháng mùa khô và có kinh phí hỗ trợ cho Ban lâm nghiệp xã hoạt động với mức 2 triệu đồng/năm.

Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên cũng cho biết đã tham mưu tỉnh kiến nghị Trung ương nghiên cứu xây dựng chính sách khoán bảo vệ tương xứng để người dân yên tâm giữ rừng; đồng thời có quy định cụ thể phân loại rõ những diện tích rừng được phép cải tạo, trồng bổ sung để người dân có cơ hội làm giàu từ rừng. Đồng thời, thúc đẩy việc triển khai, thực hiện tốt các chương trình, dự án phát triển rừng nhằm thu hút lao động, tạo sinh kế bền vững cho người dân ven rừng, góp phần hạn chế tình trạng chặt phá rừng, phục hồi lại diện tích rừng và phát triển rừng bền vững.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông