Hà Nội đẩy mạnh quản lý ô nhiễm không khí

28/07/2023

TN&MTTrước thực trạng ô nhiễm không khí, Sở TN&MT Hà Nội đã có đề xuất cụ thể để thành phố triển khai các đề án quản lý môi trường.

Sáng 28/7, Báo Tiền Phong phối hợp với Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tọa đàm “Quản lý Chất lượng không khí: Công cụ tổng thể kiểm soát giảm thiểu ô nhiễm”.

Hà Nội đẩy mạnh quản lý ô nhiễm không khí

Toàn cảnh tọa đàm

Phát biểu tại tọa đàm, nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng biên tập Báo Tiền Phong nhận định, chúng ta đều đang sống ở các thành phố lớn, nơi mà mỗi mùa đông, chúng ta đều cảm nhận rõ rệt bầu không khí ô nhiễm. Hình ảnh bầu trời mù mịt, khói bụi bao phủ đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội và nhiều thành phố lớn những năm qua.

Theo ông Sưởng, hàng loạt nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã chỉ ra tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người.

Báo cáo môi trường quốc gia về môi trường không khí cho thấy, ô nhiễm không khí tại Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc chủ yếu là ô nhiễm bụi PM2.5 - loại bụi được coi là "tử thần" trong không khí khi có thể đi sâu vào phổi, gây ra nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch, đặc biệt là với đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ em.

Hà Nội đẩy mạnh quản lý ô nhiễm không khí

Ông Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong

Nghiên cứu do Quỹ Melinda and Bill Gate tài trợ cho thấy, tỷ lệ tử vong ở Việt Nam năm 2018 do ô nhiễm môi trường là 71.000 người, trong đó 50.000 người chết do ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí cũng gây ra thiệt hại lớn về kinh tế. Theo báo cáo môi trường quốc gia, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người bao gồm các khoản chi phí như tiền khám và thuốc chữa bệnh, mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm.

Bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã nêu những khó khăn, thách thức và thuận lợi khi Hà Nội xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng không khí.

Trong năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có đề xuất cụ thể để thành phố triển khai các đề án quản lý môi trường, hy vọng cuối năm được phê duyệt.

“Chúng tôi tham mưu nhiều chương trình, đề án về ô nhiễm không khí. Hà Nội là địa phương đi đầu trong cả nước trong lĩnh vực quản lý môi trường không khí và đưa ra giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Ngoài ra, đã thí điểm áp dụng giải pháp hệ thống quan trắc môi trường tự động, kết hợp với hệ thống quan trắc quốc gia để sớm phát hiện điểm nóng ô nhiễm", bà Chi cho hay.

Theo bà Chi, đến nay dự thảo quản lý ô nhiễm đã cơ bản xong và có cuộc hội thảo xin ý kiến sở, ban, ngành quản lý, nhà khoa học… Sau đó xin ý kiến các đơn vị liên quan, chỉnh sửa bổ sung và đánh giá thực trạng, có giải pháp ngắn hạn, dài hạn để có công cụ quản lý tốt nhất mang lại bầu không khí sạch cho Hà Nội.

Hà Nội đẩy mạnh quản lý ô nhiễm không khí

Bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Bà Chi cho biết, Hà Nội là nơi tập trung các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu về vấn đề môi trường. Do đó, đòi hỏi về chất xám là không thiếu. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn tồn tại nhiều vấn đề, cần phải có quyết tâm chính trị rất lớn.

“Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ thành phố chỉ chiếm phần ít. Phần lớn ô nhiễm đến từ các tỉnh ngoài, thậm chí xuyên biên giới. Một thuận lợi khác là Hà Nội tập trung bộ, ngành Trung ương, nhờ đó nhận được nhiều hỗ trợ về kinh tế, văn hóa - xã hội và cả môi trường.

Hiện tại, Hà Nội đang xây dựng Luật Thủ đô sửa đổi. Như vậy, đây địa phương duy nhất có luật riêng. Luật mang đến cho Hà Nội cơ hội áp dụng những chính sách đột phá nhất, nhận được những cơ chế đặc thù, giúp cải thiện Thủ đô trên mọi khía cạnh”, bà Chi thông tin.

Tại tọa đàm, bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường và cộng đồng cho biết, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tham gia vào việc giảm thiểu ô nhiễm không khí, chủ động đến và bắt tay với các cơ quan nhà nước để phát động các chiến dịch giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm.

Hà Nội đẩy mạnh quản lý ô nhiễm không khí

Bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường và cộng đồng

Nhiều nước trên thế giới cũng đã ban hành những kế hoạch quản lý chất lượng không khí, chúng ta cần tìm ra bài học để truyền thông phù hợp với Việt Nam.

“Chúng ta đã nói rất nhiều về ô nhiễm nhưng chưa nói nhiều về giải pháp. Tại Hà Nội đã có nhiều biện pháp về giảm thiểu ô nhiễm, từ đó các địa phương cần noi theo và thông tin tới người dân”, bà Nguyệt cho hay.

Theo vietnamnet.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam là đối tác tiên phong trong nền tảng NPAP chống ô nhiễm nhựa

Ngành Thú y phải chủ động, chuyên nghiệp, bền vững hơn

Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Halal Pakistan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Môi trường

Lâm trường Lục Ngạn: Đổi thay từ chuyển đổi mô hình

Bài cuối: Từ nền móng vững chắc đến kỳ vọng phát triển lâm nghiệp hiện đại, bền vững

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 11/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to