Hàng chục tấn cá nuôi trong lồng, bè trên sông Sêrêpốk chết bất thường

08/05/2023

TN&MTTrong những ngày gần đây, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn ra tình trạng nắng nóng gay gắt, ảnh hưởng lớn đến đời sống và hoạt động sản xuất, chăn nuôi của người dân. Đặc biệt thời tiết  được xác định là một trong những nguyên nhân khiến hàng chục tấn cá nuôi lồng, bè trên sông Sêrêpốk chết mỗi ngày, gây thiệt hại nặng nề. 

Hàng chục tấn cá nuôi trong lồng, bè trên sông Sêrêpốk chết bất thường

Cá chết nổi trắng lồng, bè nuôi cá trên sông Sêrêpốk đoạn qua xã Ea Na, huyện Krông Ana

Trang trại nuôi cá của anh Nguyễn Ngọc Hà trên sông Sêrêpốk đoạn chảy qua địa bàn xã Ea Na, huyện Krông Ana có 29 lồng, bè nuôi cá diêu hồng với sản lượng hàng năm đạt từ 250-300 tấn cá thương phẩm. Tuy nhiên, trong 4 ngày qua, do thời tiết nắng nóng nên mỗi ngày bị chết hơn 1 tấn cá.

Hàng chục tấn cá nuôi trong lồng, bè trên sông Sêrêpốk chết bất thường

Người nuôi cá vớt cá chết để xử lý tránh ô nhiễm môi trường

Anh Nguyễn Ngọc Hà cho biết: "Nguyên nhân dẫn đến cá chết đột ngột và tăng đột biến như thế là do thời tiết quá nóng. Nhiệt độ đo hằng ngày vào lúc 15 giờ luôn luôn ở mức 37 độ C. Bên cạnh đó, dòng nước sông Sêrêpốk không chảy do các thủy điện ở đầu nguồn không xả nước khiến cá thiếu oxy rồi chết. Lúc mới phát hiện, chúng tôi đã kiểm tra cá và sát trùng, nhưng vẫn không ngăn được lượng cá chết. Để xử lý số lượng cá chết nhiều trong ngày, trang trại đã phải huy động hết nguồn nhân lực vớt cá chết để xử lý theo quy định, tránh gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tiến hành lắp đặt hệ thống quạt nước trong các lồng, bè để tăng lượng oxy cho cá…

Để ngăn chặn tình trạng cá nuôi trong lồng, bè chết trong thời điểm nắng nóng gay gắt này, chúng tôi đề nghị các đơn vị vận hành thủy điện trên sông Sêrêpốk điều tiết nguồn nước trong mùa khô phù hợp để vừa bảo đảm lưu lượng trên dòng sông cũng như sinh kế người dân nuôi cá lồng bè trên sông".

Hàng chục tấn cá nuôi trong lồng, bè trên sông Sêrêpốk chết bất thường

Theo các hộ nuôi cá, một trong những nguyên nhân khiến cá chết với số lượng lớn là do thời tiết nắng nóng và các đơn vị quản lý thủy điện trên đầu nguồn sông Sêrêpốk không xả nước khiến cá thiếu oxy

Theo ghi nhận của phóng viên, trên đoạn sông Sêrêpốk dài khoảng 5km chảy qua xã Ea Na và xã Buôn Chóa giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông có gần 20 hộ gia đình và trang trại nuôi cá trên lồng, bè. Mỗi ngày nơi đây có hàng chục tấn cá chết, các chủ trại nuôi cá đang nỗ lực vớt số cá chết để tiêu hủy hoặc ủ làm phân đạm cá. Tuy nhiên, một lượng lớn cá chết vẫn trôi nổi trên sông Sêrêpốk.

Hàng chục tấn cá nuôi trong lồng, bè trên sông Sêrêpốk chết bất thường

Cá chết trôi ra sông Sêrêpốk

Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ea Na, huyện Krông Ana Nay H’úy cho biết: Sau khi nắm thông tin cá nuôi ở các lồng, bè trên sông Sêrêpốk chết, chính quyền địa phương đã trực tiếp trao đổi với các hộ nuôi cá phải xử lý vớt và có thể ủ làm phân hoặc chôn vào gốc cây để tránh tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước sông cũng như gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, địa phương đã báo cáo các cơ quan chức năng để kiểm tra, xác định nguyên nhân và hỗ trợ người nuôi cá triển khai các biện pháp nhằm giảm thiệt hại.

Dự báo, với tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt như hiện nay, trong những ngày tới, hiện tượng cá chết sẽ tiếp tục diễn ra. Do đó, các hộ nuôi cá tiếp tục theo dõi tình hình để chủ động các biện pháp hạn chế cá chết như lắp quạt nước để tăng oxy trong các lồng bè, xử lý số lượng cá trên sông để bảo đảm vệ sinh môi trường…

Trước tình trạng cá chết bất thường, ngày 4/5, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Ana đã có văn bản thông báo kết quả quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nguồn nước đầu dòng trong khu vực nuôi trồng thủy sản lồng, bè trên sông Krông Ana đợt 1 năm 2023 của Chi cục Thủy sản tỉnh Đắk Lắk đến các hộ chăn nuôi cá trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp và xã Ea Na biết để triển khai các biện pháp phòng tránh.

Hàng chục tấn cá nuôi trong lồng, bè trên sông Sêrêpốk chết bất thường

Các lồng, bè nuôi cá trên sông Sêrêpốk

Kết quả quan trắc cho thấy: Qua phân tích 16 thông số có 14/16 thông số nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép; 2/16 thông số nằm ngoài ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A1 và QCVN 02-26:2017/BNNPTNT.

Cụ thể, hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng TSS đạt 98,1mg/l, vượt ngưỡng so với giới hạn cho phép là 20mg/l, cao gấp 4,9 lần giới hạn cho phép. Hàm lượng phốt phát (P-PO4 3- ) đạt 0,25mg/l, vượt ngưỡng so với giới hạn cho phép: ≥0,1mg/l, cao hơn 2,5 lần giới hạn cho phép. Xuất hiện tảo độc Ceralium sp. với mật độ 1.000 tế bào/lít, tảo này có nguy cơ bám vào mang cá, gây hiện tượng nghẽn mang, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cá khiến cá chết do ngợp thở.

Đối với nước lồng nuôi, kết quả phân tích 12 thông số thì có 9/12 thông số nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép; 3/12 thông số nằm ngoài ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A1 QCVN 02-26:2017/BNNPTNT và QCVN 02- 22:2015/BNNPTNT.

Cụ thể, hàm lượng phốt phát (P-PO4 3- ) đạt 0,24mg/l, vượt ngưỡng so với giới hạn cho phép: ≥0,1mg/l, cao hơn 2,4 lần giới hạn cho phép. Hàm lượng COD đạt 18,81mg/l, vượt ngưỡng so với giới hạn cho phép 10mg/l, cao gấp 1,88 lần giới hạn cho phép.

Hàm lượng tổng chất rắn lơ lững TSS đạt 80,5mg/l, vượt ngưỡng so với giới hạn cho phép 20mg/l, cao gấp 4 lần giới hạn cho phép.

Với kết quả quan trắc trên, Chi cục Thủy sản tỉnh Đắk Lắk cho rằng, nguồn nước tại vùng nuôi trồng thủy sản lồng, bè sông Krông Ana có hàm lượng phốt phát (P-PO4 3- ) vượt mức giới hạn cho phép 2,5 lần cùng với hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng rất cao (4,9 lần) và sự tồn tại của hiện tảo độc Ceritium sp. với mật độ cao báo hiệu vùng nuôi có nguy cơ không an toàn, dễ phát sinh bệnh trong quá trình nuôi. Vì vậy, cần di chuyển lồng bè ra khu vực có dòng nước lưu thông tốt hơn, nuôi mật độ vừa phải và thực hiện các biện pháp phòng bệnh và quản lý chất lượng nước để ngăn chặn khả năng phát sinh bệnh trên thủy sản nuôi trong thời gian tới.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam là đối tác tiên phong trong nền tảng NPAP chống ô nhiễm nhựa

Ngành Thú y phải chủ động, chuyên nghiệp, bền vững hơn

Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Halal Pakistan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Môi trường

Lâm trường Lục Ngạn: Đổi thay từ chuyển đổi mô hình

Bài cuối: Từ nền móng vững chắc đến kỳ vọng phát triển lâm nghiệp hiện đại, bền vững

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 11/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to