Hành động cụ thể, kiểm tra tận gốc từ nhãn mác đến chất lượng hàng hóa

07/06/2025

TN&MTKiểm tra tận gốc, xử lý từ cơ sở là giải pháp căn cơ để ngăn hàng giả, hàng lậu - Tổ công tác 1531 Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh.

Sáng 6/6, Tổ công tác 1531 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm Tổ trưởng đã có buổi làm việc với tỉnh Kiên Giang.

Buổi làm việc nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong thời điểm cao điểm từ đầu năm đến nay.

Hành động cụ thể, kiểm tra tận gốc từ nhãn mác đến chất lượng hàng hóa

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Tổ công tác 1531 đã có buổi làm việc với tỉnh Kiên Giang sáng ngày 6/6/2025. Ảnh: Ngọc Thắng.

Phải bắt đầu từ gốc

Tại buổi làm việc với tỉnh Kiên Giang, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh: Muốn kiểm soát hàng lậu, hàng giả phải bắt đầu từ gốc.

Theo đó, cần khẩn trương rà soát lại chính sách và cơ chế quản lý hiện hành, đánh giá nghiêm túc năng lực điều hành, kiểm tra của chính quyền các cấp, đồng thời xem xét khả năng có sự tiếp tay từ một bộ phận trong lực lượng chức năng.

Thứ trưởng đề nghị tỉnh Kiên Giang cung cấp thêm thông tin liên quan đến tình hình buôn bán và quản lý các mặt hàng vật tư nông nghiệp chủ lực như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tôm giống, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, những lĩnh vực nhạy cảm, tác động trực tiếp đến quyền lợi nông dân và hiệu quả sản xuất.

Hành động cụ thể, kiểm tra tận gốc từ nhãn mác đến chất lượng hàng hóa

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh quan điểm: “Muốn kiểm soát hàng lậu, hàng giả phải làm từ gốc”. Ảnh: Ngọc Thắng.

Theo Thứ trưởng, Kiên Giang là địa bàn trọng điểm với vùng biển rộng lớn, năng động về kinh tế, trong đó nông nghiệp, nhất là thủy sản giữ vai trò chủ lực. Tuy nhiên, đây cũng là nơi hàng gian, hàng giả dễ xâm nhập, hàng kém chất lượng bán chạy vì giá rẻ.

Ông đề nghị tỉnh tăng cường phối hợp liên ngành từ tỉnh đến cơ sở, thiết lập cơ chế phản ứng nhanh để phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Đồng thời, cần rà soát toàn bộ chuỗi cung ứng từ khâu nhập khẩu, sản xuất, phân phối đến tiêu dùng. Các lực lượng chức năng cần kiểm tra, giám sát và thường xuyên công khai kết quả xử lý để tạo sức răn đe.

Đặc biệt, sau tháng cao điểm kiểm tra, cần tổng kết, đánh giá kết quả để có phương án điều chỉnh tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo. “Đừng để sau tháng cao điểm lại quay về như cũ”, Thứ trưởng lưu ý.

Hành động cụ thể, kiểm tra tận gốc từ nhãn mác đến chất lượng hàng hóa

Quang cảnh buổi làm việc của Tổ công tác 1531 sáng 6/6/2025 tại Kiên Giang. Ảnh: Ngọc Thắng.

Thủ đoạn tinh vi, địa bàn rộng

Theo báo cáo từ ông Trương Văn Minh – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang, ngay từ đầu năm 2025, UBND tỉnh cùng Ban chỉ đạo 389 đã thành lập hai đoàn công tác thực địa tại các điểm nóng như huyện Giang Thành và TP Hà Tiên. Lực lượng chức năng đã chủ động kiểm tra, phối hợp xử lý nhiều vụ việc, góp phần siết chặt tình hình buôn lậu trên tuyến biên giới.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Kiên Giang phát hiện 184 vụ vi phạm, giảm 153 vụ (tương đương 45%) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 67 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu (giảm 33%); 114 vụ gian lận thương mại (giảm 50%) và 3 vụ hàng giả (giảm 5 vụ). Số tiền thu nộp ngân sách đạt gần 22,9 tỷ đồng; khởi tố hình sự 7 vụ với 8 đối tượng liên quan.

Hành động cụ thể, kiểm tra tận gốc từ nhãn mác đến chất lượng hàng hóa

Ông Trương Văn Minh – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang báo cáo với Tổ công tác. Ảnh: Ngọc Thắng.

Tuy nhiên, ông Minh cũng thẳng thắn chỉ ra một số nguyên nhân khiến công tác chống buôn lậu vẫn gặp khó khăn: việc tổ chức lại bộ máy một số đơn vị chưa kịp thời; một số lực lượng nòng cốt thiếu ổn định tổ chức; năng lực pháp lý và nhân sự chưa đáp ứng yêu cầu; đặc biệt là lực lượng quản lý thị trường còn hạn chế về cơ sở pháp lý thực thi.

Thêm vào đó, địa bàn rộng, vùng biển Kiên Giang trải dài hơn 63.000 km², giáp ranh với nhiều nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia khiến công tác kiểm tra trên biển trở nên vô cùng khó khăn. Các đối tượng buôn lậu thường hoạt động có tổ chức, tinh vi. Trong khi đó, lực lượng tại chỗ còn mỏng, phương tiện thiếu, công nghệ kiểm soát chưa hiện đại. Công tác tuần tra, kiểm soát chủ yếu vẫn phải nhờ phối hợp với các lực lượng chuyên trách như Cảnh sát biển Vùng 4 hay Hải đoàn 28.

Cần giải pháp mạnh để tạo sức răn đe

Một điểm nóng khác được đề cập tại buổi làm việc là tình trạng gian lận thương mại trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Kiên Giang: Từ đầu năm đến nay, cơ quan chuyên môn đã kiểm tra 118 cơ sở và phương tiện vận chuyển, phát hiện 32 trường hợp vi phạm. Các vi phạm phổ biến gồm: gắn nhãn hàng hóa sai lệch bản chất, bán hàng không hợp quy, kém chất lượng, hoặc không có giấy chứng nhận kiểm dịch.

Đáng lo ngại, một số doanh nghiệp cố tình mập mờ thông tin sản phẩm để gây hiểu nhầm, đánh vào tâm lý thiếu thông tin của người nông dân. Có hiện tượng gắn nhãn chính là loại phân NPK, DAP nhưng trên nhãn phụ lại ghi loại phân khác để lách luật. Nhiều công ty còn chuyển trực tiếp hàng giả, hàng kém chất lượng đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm tránh sự giám sát của đại lý và cơ quan chức năng.

Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, sản phẩm trưng bày đạt chuẩn, nhưng hàng giao cho nông dân lại là sản phẩm khác. Doanh nghiệp còn chia nhỏ lô hàng, giao theo từng đợt nhỏ để né tránh kiểm tra đột xuất hoặc xử lý hành chính.

Cụ thể các mặt hàng bị phát hiện vi phạm: 1.713 chai và 1.160 gói thuốc bảo vệ thực vật; 1.404 bao và 300 chai phân bón; 180 lọ thuốc thú y; 200 bao và 10 can hóa chất xử lý môi trường; 24 bao lúa giống.

Hành động cụ thể, kiểm tra tận gốc từ nhãn mác đến chất lượng hàng hóa

Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường chia sẻ dưới góc nhìn truyền thông về tình trạng lúa giống bao trắng. Ảnh: Ngọc Thắng.

Ở góc độ truyền thông, Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường chia sẻ: Tình trạng lúa giống bao trắng chất lượng thấp xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long là vấn nạn đáng lo ngại. Loại giống này được bán với giá rẻ, không đảm bảo chất lượng, làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, ảnh hưởng cả đến chương trình thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Theo Nhà báo Trần Cao, để xử lý hiệu quả, cần có biện pháp mạnh và đánh trúng đối tượng vi phạm nhằm tạo sức răn đe thực sự.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, thẳng thắn nhìn nhận: Khí thế của tháng cao điểm tại địa phương còn khá trầm lắng. Số vụ vi phạm trong 5 tháng đầu năm tuy có giảm, nhưng không hẳn do tình hình vi phạm giảm, mà có thể do công tác kiểm tra, xử lý chưa được thực hiện quyết liệt, một phần vì đang trong giai đoạn sắp xếp lại bộ máy tổ chức.

Ông nhấn mạnh, thời gian tới cần đẩy mạnh tuyên truyền, quản lý tận gốc dù đây là việc không dễ và tăng cường phối hợp giữa các lực lượng, nhất là ở cấp xã, để công tác kiểm tra, xử lý đạt hiệu quả thiết thực.

Theo nongnghiep.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông