Hành động thiết thực vì tài nguyên nước

10/03/2025

TN&MTNhững năm gần đây, giới trẻ Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến các vấn đề môi trường nói chung và an ninh nguồn nước nói riêng. Mỗi cá nhân, mỗi nhóm thanh niên, tình nguyện viên đều có cách tiếp cận riêng, phù hợp với thế mạnh của mình, từ việc hỗ trợ cộng đồng, cải thiện nguồn nước tại địa phương đến tham gia các dự án làm sạch sông hồ.

Hành động thiết thực vì tài nguyên nước

Chiếc thuyền được làm từ vỏ chai nhựa đong đầy ý nghĩa. Nguồn: Sài Gòn Xanh

Xuất phát từ tư duy hiện đại, những đóng góp lặng thầm nhưng thiết thực và đầy sức trẻ ấy đã và đang trở thành nền tảng cho một tiến trình thay đổi cách tiếp cận của cả xã hội đối với tài nguyên nước.

Không thể làm ngơ!

Khoảng giữa năm 2024, các tỉnh miền Tây Nam Bộ phải đối diện với cao điểm hạn mặn. Nắng hạn gay gắt, bể chứa nước ngọt dự trữ cạn kiệt. Có thời điểm, theo phản ánh của người dân, một mét khối nước ngọt có giá lên tới… 100-120 nghìn đồng.

Không thể làm ngơ, rất nhiều thanh niên, sinh viên từ các khu vực lân cận cùng đồng lòng phát động những chuyến xe tình nguyện, chở nước ngọt đến tận tay bà con khu vực miền Tây Nam Bộ.

Suốt mấy tháng hè, anh Võ Hồng Hải (31 tuổi) miệt mài làm “shipper” chuyên chở nước ngọt đến từng hộ dân ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, quê hương anh. Nhớ lại hành trình ấy, anh Hải khiêm tốn: “Mỗi ngày, tôi vận động được hai, ba xe bồn chứa nước để tiếp tế cho bà con. Có hai khung thời gian phát nước, 6-7 giờ sáng và 5-6 giờ chiều. Chính quyền địa phương hỗ trợ sắp xếp địa điểm đỗ xe bồn, thông báo mời người dân đến nhận nước. Xe chở nước có nhà hảo tâm lo, tôi chỉ góp công, chi tiền đổ xăng, dầu, khoảng 300 nghìn đồng mỗi ngày”.

Ở nơi xa hơn, ngay những ngày đầu tháng 3/2024, sinh viên, giảng viên Trường đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhanh chóng huy động mọi nguồn lực để cung ứng nguồn nước sạch đến cho người dân vùng hạn mặn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Nguồn kinh phí được sinh viên kêu gọi tài trợ từ Hội doanh nghiệp cựu sinh viên và trích một phần từ quỹ của Đoàn thanh niên. Với hoạt động ý nghĩa này, Ban giám hiệu nhà trường vừa mong muốn có thể chia sẻ phần nào khó khăn với người dân, vừa giúp sinh viên thấu hiểu được khó khăn của đồng bào, từ đó cảm nhận rõ hơn tinh thần đoàn kết, đùm bọc, để thật sự trưởng thành.

Tiếp sức cho những dự án cộng đồng

Thành lập năm 2022, Sài Gòn Xanh là tổ chức trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút các thanh niên, tình nguyện viên trẻ từ khắp mọi miền Tổ quốc hoạt động vì mục tiêu chung: Đưa Việt Nam trở thành quốc gia điển hình trong việc bảo vệ môi trường, với hành động cụ thể là cải thiện chất lượng môi trường nước tại thành phố mang tên Bác.

Sài Gòn Xanh dần trở nên viral trên khắp các trang mạng xã hội, với những hình ảnh hàng chục, hàng trăm bạn trẻ thành viên của nhóm không ngại bẩn, ngại khó, trầm mình xuống các dòng kênh đen ngòm, ngập rác khắp thành phố để dọn dẹp, làm sạch.

Để tạo nên sự ảnh hưởng truyền thông ấy, bên cạnh việc huy động được đông đảo thanh niên, tận dụng mạng xã hội, Ban tổ chức còn vận động được nhiều người trẻ, nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trên truyền thông xã hội cùng tham gia, nhằm lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường đến tất cả mọi người. Ban truyền thông của nhóm thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ kiến thức về môi trường, sống xanh, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về trách nhiệm bảo vệ môi trường, một trách nhiệm không của riêng ai.

Tháng 3/2024, sau hơn ba tháng ấp ủ, với 60 giờ làm việc, tái chế 1.200 chai nhựa vớt lên từ các kênh rạch, nhóm đã hạ thủy một chiếc “thuyền vỏ chai” độc đáo. Trên chiếc thuyền ấy, “công cuộc” cứu những dòng nước đang được tiếp nối, để minh chứng một thông điệp đơn giản nhưng sâu sắc: Hãy tái chế rác thải, đừng để chúng góp phần “bức tử” những dòng nước quanh ta!

Từ năm 2024 đến nay, hướng đi của Sài Gòn Xanh được mở rộng hơn cả về quy mô lẫn chiều sâu. Ý tưởng lắp đặt thêm các phao ngăn rác thải đổ ra sông được triển khai. Công cụ này cũng giúp việc thu gom rác thải thuận tiện hơn. Anh Nguyễn Lương Ngọc, trưởng nhóm Sài Gòn Xanh chia sẻ: “Trong hơn 18 tháng hoạt động, nhóm đã vớt được 2.400 tấn rác, lắp đặt sáu phao chắn rác trên các tuyến, đoạn kênh trong thành phố”.

Anh Ngọc cũng cho biết, để triển khai việc lắp đặt phao chắn rác hiệu quả tại một địa bàn nào đó, nhóm đều có trao đổi, phối hợp chính quyền cơ sở và nhận được sự đồng thuận, ủng hộ ngay từ ban đầu. Bước tiếp theo, nhóm tiến hành khảo sát thực tế, bảo đảm điều kiện của các kênh nước phù hợp với thiết bị. Phao chắn được thiết kế bao gồm nhiều đoạn phao ngắn liên kết chặt với nhau, mỗi đoạn dài khoảng 0,5m. Chi phí lắp đặt một phao chắn rác dao động từ 3-30 triệu đồng, tùy độ rộng, sâu của kênh. Phần lớn kinh phí đến từ quỹ hoạt động của nhóm và tiền thiện nguyện của các nhà hảo tâm.

Đặc biệt, sau hơn một năm các tình nguyện viên của nhóm tự tìm hiểu, nghiên cứu, đầu tháng tư tới, Sài Gòn Xanh sẽ cho chạy thử robot dọn rác trên kênh, rạch. “Robot này rất thân thiện với môi trường, do chạy bằng pin năng lượng mặt trời. Lượng rác thu gom của robot có thể lên đến tối đa 400kg/chuyến”, anh Ngọc chia sẻ với phóng viên Nhân Dân cuối tuần. Với “người bạn đồng hành” mới này, nhóm có thể tăng năng suất, rút ngắn thời gian cho mỗi địa điểm cần làm sạch.

Sài Gòn Xanh hy vọng kết quả chạy thử thành công sẽ là điều kiện để nhóm có thể huy động thêm các nguồn tài trợ phục vụ việc chế tạo hàng loạt robot, tiến tới bàn giao lại cho địa phương, mở rộng quy mô hoạt động của nhóm đến khắp mọi miền Tổ quốc.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông