Hành trình đến Net Zero: Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh

29/06/2025

TN&MTTrong bối cảnh mục tiêu phát thải ròng bằng không trở thành yêu cầu bắt buộc, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong công tác kiểm kê khí nhà kính và tiếp cận vốn xanh, những yếu tố then chốt để chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững.

Thực trạng này đã được các chuyên gia, nhà quản lý phân tích tại Hội nghị quốc gia “Hành trình đến Net Zero: Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh”, diễn ra sáng 28/6, tại Hà Nội.

Hội nghị do Viện Nghiên cứu tăng trưởng xanh (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với Ủy ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố tổ chức.

Kiểm kê khí nhà kính, bước đi bắt buộc trên hành trình Net Zero

Phát biểu khai mạc, PGS,TS Vũ Ngọc Huyên, Phó Chủ tịch Hội đồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khẳng định: Mục tiêu Net Zero đã không còn là một lựa chọn, mà là yêu cầu cấp thiết, là sứ mệnh chung của toàn xã hội. Việc hiện thực hóa cam kết tại Hội nghị COP26 đòi hỏi sự đồng hành của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Lộ trình hướng tới Net Zero của Việt Nam đã được cụ thể hóa bằng một khung pháp lý ngày càng hoàn thiện, trong đó nổi bật là Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg. Theo đó, danh mục hơn 2.100 cơ sở phát thải lớn thuộc các lĩnh vực như công thương, giao thông vận tải, xây dựng, tài nguyên và môi trường đã được xác định và có trách nhiệm thực hiện kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần.

Hành trình đến Net Zero: Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh

PGS,TS Vũ Ngọc Huyên, Phó Chủ tịch Hội đồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khẳng định: Mục tiêu Net Zero đã không còn là một lựa chọn, mà là yêu cầu cấp thiết, là sứ mệnh chung của toàn xã hội.

Việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính một cách bài bản được đánh giá là bước đi nền tảng, thiết yếu trên hành trình tiến tới Net Zero. Hoạt động này giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về hiện trạng phát thải, từ đó xác định các biện pháp giảm thiểu hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời tăng cường tính minh bạch, xây dựng hình ảnh thương hiệu phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác và chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây cũng là bước chuẩn bị cần thiết để doanh nghiệp sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ carbon trong nước, dự kiến vận hành thử nghiệm vào năm 2027, góp phần thu hút các nguồn tài chính xanh và đầu tư dài hạn.

Mặc dù cơ hội mở ra là rất lớn, song các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, từ việc xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ đến áp dụng các phương pháp tính toán phức tạp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng năng lực nội tại và hoàn thiện quy trình để đáp ứng các yêu cầu mới.

Việc chậm trễ hoặc xảy ra sai sót trong quá trình kiểm kê không chỉ dẫn đến rủi ro pháp lý mà còn ảnh hưởng đến uy tín, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, nơi các tiêu chuẩn xanh đang ngày càng khắt khe.

Các chuyên gia nhận định, hành trình đến Net Zero cần bắt đầu bằng kiểm kê phát thải khí nhà kính. Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg và Nghị định số 06/2022/NĐ-CP đã xác định rõ nhóm hơn 2.100 cơ sở phát thải lớn phải thực hiện kiểm kê định kỳ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ thuộc diện kiểm kê nếu vượt ngưỡng phát thải từ 3.000 tấn CO₂ tương đương mỗi năm hoặc tiêu thụ năng lượng từ 1.000 TOE trở lên.

TS Nguyễn Sỹ Linh, Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường, khuyến nghị: Năm 2025 nên được coi là giai đoạn thử nghiệm kiểm kê nội bộ để doanh nghiệp làm quen, chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi nghĩa vụ chính thức được thực hiện từ năm 2026. Theo ông Linh, kiểm kê không chỉ là yêu cầu pháp lý, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp nhìn nhận rõ thực trạng phát thải, chủ động đề xuất giải pháp và tham gia thị trường carbon dự kiến vận hành từ năm 2028.

Hoàn thiện năng lực nội tại để tiếp cận các nguồn tài chính bền vững

Tại hội nghị các chuyên gia cũng nêu ra những trở ngại lớn nhất hiện nay không phải là thiếu nguồn tài chính, mà là sự thiếu hụt các hồ sơ đạt chuẩn để doanh nghiệp tiếp cận các quỹ hỗ trợ. Để nhận được tài trợ từ Quỹ Khí hậu xanh (GCF), Quỹ Thích ứng (AF) hay Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, doanh nghiệp cần minh bạch báo cáo tài chính, hoàn thiện hồ sơ môi trường và chứng minh tính bền vững của dự án.

Hiện nay, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đang triển khai các khoản vay ưu đãi với lãi suất từ 2,6% đến 3,6%/năm, thời hạn vay tối đa lên tới 10 năm. Đây là nguồn lực thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các dự án bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững.

TS Đinh Thị Hải Vân, Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh, giới thiệu một số bước đi cụ thể mà doanh nghiệp có thể bắt đầu thực hiện ngay như: đo lường dòng phát thải, triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng, xây dựng kế hoạch hành động trung hạn với mục tiêu giảm phát thải rõ ràng và lựa chọn phương án bù trừ carbon phù hợp.

Tại hội nghị các chuyên gia nhận định: Net Zero không chỉ là mục tiêu nội tại của doanh nghiệp mà còn là điều kiện tiên quyết để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) có hiệu lực từ năm 2025 và Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) triển khai từ năm 2026 đều đưa ra các tiêu chuẩn cao về truy xuất nguồn gốc và minh bạch hóa quy trình sản xuất, buộc doanh nghiệp phải có giải pháp thích ứng kịp thời.

Hành trình đến Net Zero: Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh

Ký “Cam kết xanh”, thể hiện tinh thần sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu Net Zero quốc gia.

Ông Trịnh Quang Hân, Ban Chính sách và Chiến lược Trung ương, nhận định: Những doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi xanh sẽ có lợi thế vượt trội không chỉ về thương hiệu, mà còn trong việc tiếp cận các cơ hội đầu tư dài hạn.

TS Nguyễn Hoàng Hiệp Viện trưởng Viện nghiên cứu tăng trưởng xanh, nhấn mạnh: Hội nghị là bệ phóng quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tự tin bước vào giai đoạn chuyển đổi mới, không chỉ để tuân thủ quy định pháp luật, mà còn chủ động nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên tăng trưởng xanh.

Tại hội nghị, đại diện Ban tổ chức cùng một số doanh nghiệp tiên phong như Tập đoàn Mai Hoa, Công ty Cổ phần sản xuất và xuất khẩu quế hồi Việt Nam đã ký “Cam kết xanh”, thể hiện tinh thần sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu Net Zero quốc gia.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông