Hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

29/04/2025

TN&MTCùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam?

Hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Toàn cảnh Hội thảo

Đó là vấn đề được đặt ra tại hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4, tại Hà Nội, với sự tham dự của gần 100 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia quốc tế và trong nước; đại diện tổ chức tài chính uy tín trong nước và nước ngoài,…

Định hình hệ sinh thái cho các loại tài sản mới nổi

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng Lê Thị Thúy Sen khẳng định, bên cạnh việc tổ chức xuất bản các ấn phẩm Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng và tham gia vận hành Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, Thời báo Ngân hàng còn tổ chức nhiều sự kiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách, tổ chức các diễn đàn nghiên cứu, gợi mở cho cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn.

“Vấn đề tài sản bảo đảm ngân hàng cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, có những loại tài sản trước đây chưa được hình dung như tài sản số. Đây rõ ràng là một giá trị, được định lượng vì vậy có thể đưa ra làm tài sản bảo đảm, thế chấp cho khoản vay. Hay như trong việc phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, tín dụng xanh…, tín chỉ carbon cũng đã ra đời và có thể trở thành một loại tài sản bảo đảm”, bà Lê Thị Thúy Sen gợi mở vấn đề.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, trong đó có nội dung liên quan đến tài sản số và tín chỉ carbon.

Cụ thể như: Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025; Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 24/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam,...

“Đây là những thí dụ điển hình thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc từng bước định hình hệ sinh thái cho các loại tài sản mới nổi như tài sản số và tín chỉ carbon”, Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng nhấn mạnh.

Về phía ngành ngân hàng, thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp Bộ Tài chính đang khẩn trương, tích cực nghiên cứu để đề xuất khung pháp lý quản lý, thúc đẩy phát triển tài sản số, tiền kỹ thuật số. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch cho lĩnh vực này, đồng thời thúc đẩy đổi mới sáng tạo và bảo đảm môi trường đầu tư an toàn.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay đó là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam.

Chính vì vậy, hội thảo kỳ vọng sẽ tạo ra một diễn đàn thảo luận chuyên sâu về tài sản bảo đảm ngân hàng, nhất là những loại tài sản mới ở Việt Nam hiện nay. Hành lang pháp lý cho vấn đề này thế nào, có những rủi ro nào, cách thức triển khai nếu xác định tài sản bảo đảm có thể là tài sản số, tín chỉ carbon… Tất cả những vấn đề này sẽ được thảo luận dựa trên thực tiễn và kinh nghiệm từ quốc tế.

“Chúng tôi kỳ vọng với sự tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm từ quốc tế, đại diện một số bộ, ngành, viện nghiên cứu và các đơn vị liên quan tới vấn đề tài sản bảo đảm, hội thảo hôm nay sẽ là diễn đàn chuyên sâu, đa chiều, kết nối giữa lý luận và thực tiễn, giữa kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, giữa khung pháp lý và nhu cầu thị trường, để các cơ quan quản lý có thêm kênh thông tin tham vấn trong quá trình xây dựng chính sách về vấn đề này”, bà Lê Thị Thúy Sen nêu rõ.

Cần xác lập địa vị pháp lý của tài sản số và tín chỉ carbon

Chia sẻ ý kiến tại hội thảo, Tiến sĩ Lê Thị Giang (Trường Đại học Luật Hà Nội) cũng cho biết, tài sản số được hiểu là sản phẩm công nghệ số được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực quyền sở hữu bằng công nghệ chuỗi khối, mà con người có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan. Tài sản số không cần hình thức vật lý, tồn tại trên blockchain, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu; có thể chia nhỏ, lập trình, giao dịch toàn cầu, chống làm giả. Đây là động lực tăng trưởng kinh tế trong kỷ nguyên số hóa.

“Hiện nay, khung pháp lý cho tài sản số vẫn đang trong quá trình xây dựng. Đáng chú ý, Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đã bước đầu xác lập khái niệm tài sản số và quyền sở hữu với tài sản này. Đây cũng là bước đi quan trọng mở đường cho việc xác lập và giao dịch bảo đảm đối với tài sản số trong tương lai”, Tiến sĩ Lê Thị Giang nhấn mạnh.

Trong khi đó, tín chỉ carbon là loại tài sản gắn với xu hướng chuyển đổi xanh và được quan tâm ngày càng nhiều trong lĩnh vực tài chính. Trên thực tế, tín chỉ carbon đang dần trở thành công cụ tài chính hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi mô hình phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc xác lập giao dịch bảo đảm đối với tín chỉ carbon vẫn chưa có quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam.

“Chính vì vậy, nếu coi tài sản số, tín chỉ carbon là tài sản bảo đảm ngân hàng, ngân hàng sẽ e ngại bởi khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào phải dựa trên cơ sở pháp lý được quy định rõ ràng. Hiện chưa có quy định pháp luật nào chỉ ra, ngoài các tài sản bảo đảm thông thường, truyền thống thì tín chỉ carbon, tài sản số có thể coi là tài sản bảo đảm”, bà Giang chia sẻ.

Từ vấn đề đó, bà Giang cũng nêu rõ: những gì đã tồn tại và ngày càng phát triển cho thấy sự hiện diện của tài sản số và tín chỉ carbon là thực sự cần thiết đối với đời sống. Trước hết, cần xác lập rõ ràng địa vị pháp lý của tài sản số và tín chỉ carbon, coi đây là loại hình tài sản trong Bộ luật Dân sự. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để hai loại tài sản này có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm trong các giao dịch tài chính...

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm