Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

29/06/2025

TN&MTSáng 28/6/2025, tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Viện Kinh tế Xanh tổ chức Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ TW của Bộ Chính trị về đột phá, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tham dự Hội thảo có ông Trần Lưu Quang – Bí thư Trung ương Đảng. Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, ông Y Thanh Hà Niê Kđâm - Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng, ông Trần Hồng Thái – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cùng 200 chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và Cuba.

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Ông Trần Hồng Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo ông Trần Hồng Thái – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, sau sáp nhập với Đắk Nông và Bình Thuận theo Nghị quyết số 60-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 202/2025/QH15 của Quốc hội, Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước với 24.233 km² và dân số gần 3,9 triệu người, mang những lợi thế đặc biệt cho phát triển công nghệ y sinh. Về tài nguyên sinh học, Lâm Đồng sở hữu 1.664 loài thực vật có giá trị dược liệu, chiếm gần 40% tổng số loài dược liệu của cả nước, trong đó có 55 loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam với tiềm năng ứng dụng cao. Đặc biệt, Khu Dự trữ sinh quyển Lang Biang đã được UNESCO công nhận năm 2015, là một trong những trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng nhất Đông Nam Á – đây chính là “ngân hàng gen” quý giá cho nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học.

Tiềm năng hợp tác giữa Lâm Đồng và các doanh nghiệp Cuba trong công nghệ sinh học nông nghiệp rất lớn. Chúng ta có thể ứng dụng vi sinh vật đất của Cuba cho hơn 170.000 ha cà phê, 162 ha atiso và hàng chục ngàn hecta cây trồng khác của Lâm Đồng, phát triển enzyme chế biến để nâng cao giá trị nông sản, sử dụng chế phẩm sinh học thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học, đồng thời khai thác hợp lý đất rừng để trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GAP. Trong lĩnh vực y học tự nhiên, công nghệ chiết xuất hiện đại của Cuba có thể ứng dụng tối ưu cho dược liệu Lâm Đồng, đặc biệt nghiên cứu tam thất rừng Bidoup với hàm lượng saponin cao gấp 1,8 lần nhân sâm Hàn Quốc, phát triển thực phẩm chức năng từ atiso, cà phê, dâu tây Đà Lạt và các sản phẩm đặc trưng khác của vùng cao nguyên.

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Giám đốc Nghiên cứu và đổi mới sáng tạo Tập đoàn Labiofam – Tiến sĩ Aníbal Domínguez Odio giới thiệu dự án hỗ trợ điều trị ung thư từ nọc bọ cạp của tập đoàn và các đề xuất hợp tác với Việt Nam

Ông Trần Hồng Thái nhấn mạnh, tỉnh cũng cam kết hỗ trợ mạnh mẽ việc phát triển nguồn nhân lực thông qua chương trình đào tạo tại Cuba cho cán bộ kỹ thuật Lâm Đồng, thu hút chuyên gia Cuba làm việc tại Lâm Đồng với chế độ ưu đãi đặc biệt, và xây dựng cơ sở đào tạo chuyên về công nghệ sinh học. Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ sinh học đạt 100-150 triệu USD, tạo việc làm cho 8.000 lao động chất lượng cao, đóng góp 2% vào GRDP tỉnh, cùng với việc phát triển các sản phẩm sinh học nông nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, sản phẩm y học tự nhiên từ dược liệu bản địa và các bằng sáng chế hợp tác Việt Nam – Cuba. Đặc biệt, chúng tôi cam kết phát triển theo hướng bền vững với việc khai thác đất rừng hợp lý, bảo vệ môi trường, tái trồng rừng hằng năm với các loài dược liệu quý, và phát triển du lịch sinh thái kết hợp công nghệ sinh học để tạo ra mô hình phát triển toàn diện.

Với lợi thế về khí hậu, hạ tầng giáo dục – y tế, cùng nguồn dược liệu tự nhiên và vị trí chiến lược tại vùng kinh tế phía Nam, Lâm Đồng có đầy đủ điều kiện để phát triển trở thành một trung tâm y sinh công nghệ cao. Trong bối cảnh cả nước đang đồng loạt thúc đẩy các đột phá chiến lược về khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, nghiên cứu mô hình phát triển vùng, điều chỉnh địa giới hành chính và thúc đẩy liên kết tỉnh – thành. Lâm Đồng xác định: y sinh là một trụ cột kinh tế - khoa học – xã hội mới, không chỉ phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân mà còn tạo ra giá trị xuất khẩu, thu hút đầu tư chất lượng cao và lan tỏa hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại địa phương. Việc hợp tác với Cuba – quốc gia có nền công nghệ y sinh hàng đầu thế giới – là bước đi chiến lược đầu tiên trong lộ trình này. Lâm Đồng cam kết đồng hành cùng các đối tác trong và ngoài nước để phát triển y sinh trở thành ngành mũi nhọn mới, mang tầm quốc gia và khu vực.

Nghị quyết số 57-NQ/TW đã xác định khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt, con đường tất yếu để đưa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và tiến vào kỷ nguyên mới. Cùng với Nghị quyết 57, chúng ta còn có 03 chủ trương, chính sách quan trọng khác đã tạo nên Bộ Tứ nghị quyết chiến lược. Đó là Nghị quyết 59-NQ/TW về hội nhập quốc tế, Nghị quyết 66-NQ/TW về hoàn thiện thể chế và Nghị quyết 68-NQ/TW về việc phát huy vai trò dẫn dắt của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.

Một số hình ảnh hoạt động tại Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba trong không khí vui tươi phấn khởi:

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Hồng Hải

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông