Hội thảo “Thể chế, Quy hoạch - Cơ hội cho phát triển kinh tế biển xanh” tại Quảng Bình

06/06/2025

TN&MTSáng ngày 6/6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Chương trình Hội thảo “Thể chế, Quy hoạch - Cơ hội cho phát triển kinh tế biển xanh” đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi chương trình quốc gia Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025, hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới (8/6), Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì Môi trường

Tham dự hội thảo có đồng chí Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các đại biểu đến từ các Bộ, ngành trung ương, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, các nhà khoa học, chuyên gia, cùng đại diện các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Minh Ngân nhấn mạnh, đây là một sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025. Không chỉ là hoạt động mang tính chuyên môn sâu sắc, hội thảo còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển.


Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Minh Ngân phát biểu khai mạc Hội thảo

Lựa chọn Quảng Bình – vùng đất anh hùng, giàu tiềm năng biển đảo và đang có nhiều chuyển động tích cực trong phát triển kinh tế biển – làm nơi tổ chức hội thảo là một điểm nhấn mang tính biểu tượng. Đây là dịp để các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và đối tác cùng nhau nhìn lại, thảo luận và đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm xây dựng nền kinh tế biển xanh – hiện đại – thích ứng – bền vững.

Thứ trưởng khẳng định, phát triển kinh tế biển luôn được Đảng và Nhà nước xác định là một trụ cột chiến lược trong phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết số 36-NQ/TW của Trung ương đã xác lập tầm nhìn đến năm 2045, hướng tới mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành “quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển”.

Năm 2025 được Thứ trưởng đánh giá là giai đoạn bản lề, mở ra hàng loạt chuyển động mang tính chiến lược về thể chế, chính sách và quy hoạch liên quan đến phát triển biển. Đáng chú ý là: Nghị quyết 60-NQ/TW về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp – một cải cách có ảnh hưởng trực tiếp đến quản trị không gian biển; Bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị: Nghị quyết 57 về khoa học – công nghệ và chuyển đổi số; Nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế; Nghị quyết 66 về đổi mới công tác lập pháp; Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân. Đây được xem là “bộ tứ trụ cột” mở đường cho Việt Nam tiến vào kỷ nguyên biển xanh, số hóa và đổi mới sáng tạo.

Đặc biệt, Thứ trưởng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nghị định 65/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành – tháo gỡ các rào cản lớn trong tiếp cận không gian biển, tạo hành lang pháp lý vững chắc để thúc đẩy điện gió ngoài khơi, một lĩnh vực không chỉ có giá trị về năng lượng mà còn là “bàn đạp chiến lược” trong chuyển dịch năng lượng xanh và phát triển bền vững.


Toàn cảnh hội thảo

Trong bối cảnh này, Thứ trưởng kêu gọi các đại biểu tập trung thảo luận sâu vào 5 nhóm nội dung trọng tâm, gồm: Đổi mới thể chế, chính sách, quy hoạch không gian biển – nhất là phát triển điện gió ngoài khơi theo Nghị định 65; Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ứng dụng khoa học – công nghệ, chuyển đổi số trong khai thác thủy sản, vận tải biển, giám sát không gian biển; Thách thức và cơ hội từ việc sáp nhập hành chính cấp tỉnh đối với quản trị biển hiệu quả; Mô hình và cơ chế thực hiện Quy hoạch thủy sản quốc gia gắn với bảo tồn sinh học biển, phục hồi hệ sinh thái và nâng cao giá trị chuỗi cung ứng; Tăng cường hợp tác đa phương và liên ngành giữa trung ương – địa phương – khu vực tư nhân – cộng đồng và quốc tế trong xây dựng nền kinh tế biển xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Kết thúc phát biểu, Thứ trưởng Lê Minh Ngân dẫn lời nhà hải dương học nổi tiếng Jacques Cousteau: “Biển không chỉ là tài nguyên, mà còn là di sản, là phép màu của sự sống” – để nhấn mạnh ý nghĩa thiêng liêng và trách nhiệm cao cả trong phát triển và bảo vệ biển đảo.Ông kỳ vọng hội thảo sẽ là điểm khởi đầu cho những kết nối bền vững và hành động cụ thể, góp phần hiện thực hóa chiến lược  phát triển kinh tế biển xanh đã được Đảng và Nhà nước hoạch định.


Hội thảo thu hút sự quan tâm của các chuyên gia trong và ngoài nước

Phát biểu tại hội thảo, ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, nhấn mạnh tiềm năng to lớn của tỉnh trong phát triển kinh tế biển xanh nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, đường bờ biển dài hơn 116 km, cùng hệ sinh thái biển đa dạng và nguồn lợi hải sản phong phú. Ngoài ra, vùng ven biển của tỉnh còn sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh, khu kinh tế ven biển, cảng biển và tiềm năng điện gió, là điều kiện thuận lợi để phát triển các lĩnh vực như: hàng hải, nuôi trồng và khai thác hải sản xa bờ, năng lượng tái tạo, du lịch biển và nghỉ dưỡng.

Tỉnh Quảng Bình đã chủ động triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết 36/NQ-TW của Trung ương, với mục tiêu đưa tỷ trọng các ngành kinh tế thuần biển đạt 15–20% GRDP và kinh tế các huyện, thị xã, thành phố ven biển chiếm 85–90% GRDP của tỉnh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn như thiếu cơ sở dữ liệu biển, năng lực quản lý tài nguyên biển còn hạn chế, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu.


Hội thảo đã khẳng định vai trò, nền tảng của thể chế và quy hoạch trong phát triển kinh tế biển

Ông Phan Phong Phú cho rằng, để phát triển kinh tế biển xanh hiệu quả, Quảng Bình cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, quy hoạch, tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo. Điều này không chỉ giúp khai thác bền vững tài nguyên biển, bảo vệ môi trường, mà còn tạo sinh kế ổn định cho cộng đồng ven biển, bảo đảm phát triển kinh tế gắn với quốc phòng – an ninh.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đã trình bày các tham luận có tính thực tiễn cao như:, TS. Phạm Thị Gấm, Trưởng phòng Chính sách Pháp chế, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã trình bày Nghị định số 65/2025/NĐ-CP ngày 12/3/2025: về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế cho phát triển kinh tế biển.


Ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình phát biểu tại Hội thảo

Ông Phan Xuân Hào, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Bình đã trình bày tham luận Tầm nhìn vủa Quảng Bình về kinh tế biển trong bối cảnh sáp nhập. GS.TS Mai Trọng Nhuận nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã tham luận Quy hoạch không gian biển quốc gia thời ký 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ông Trần Lê Hùng, Phó Cục trưởng, Cục Thủy sản và Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã trình bày Quy hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vì ngành thủy sản xanh cho đại dương bền vững. TS. Dư Văn Toán, Viện Khoa học môi trường, biên và hải đảo, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tham luận Xu hướng đầu tư kinh tế biển trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam. Bà Maya Malik, Chuyên gia Ngân hàng Thế giới đã trình bày Quy hoạch ngành điện gió ngoài khơi và khảo sát ngoài khơi. Ông Nguyễn Bá Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, Cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Nông nghiệp và Môi trường trình bày tham luận về tiềm năng ký thuật năng lượng gió ngoài khơi Việt Nam. Cuối cùng là ông Stuart Livesey, Trưởng đại diện tại Việt Nam, Tập đoàn Copenhgen Infrastructure Partners (CIP) – Đan Mạch đã trình bày công nghệ mới trong phát triển điện gió ngoài khơi.

Các tham luận và ý kiến thảo luận sôi nổi tại hội thảo đã cung cấp góc nhìn toàn diện về tình hình thực thi chính sách hiện nay, xu hướng phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi, cũng như các mô hình quy hoạch không gian biển bền vững. Hội thảo không chỉ khẳng định vai trò, nền tảng của thể chế và quy hoạch trong phát triển kinh tế biển mà còn mở ra nhiều triển vọng hợp tác cụ thể. Đây là tiền đề quan trọng để hình thành mạng lưới hợp tác đa chiều, thúc đẩy Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển. Bộ Nông nghiệp và Môi trường cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng các địa phương, doanh nghiệp và các đối tác phát triển để hoàn thiện thể chế, mở đường cho mô hình kinh tế biển xanh, hiện đại, bắt kịp xu hướng thế giới và bền vững.

Hoàng Anh

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông