Khoa học và công nghệ: Nền tảng thúc đẩy tăng trưởng xanh

07/12/2023

TN&MTĐể thúc đẩy tăng trưởng xanh, Việt Nam cần cơ cấu nền kinh tế gắn với các mô hình tăng trưởng xanh dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ (KH&CN), ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số.

Tăng trưởng xanh là phát triển kinh tế trong khi vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng cường khả năng chống chịu thảm họa thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và chia sẻ thành tựu tăng trưởng đến mọi người dân thông qua bảo vệ môi trường và tạo ra việc làm mới.

Khoa học và công nghệ: Nền tảng thúc đẩy tăng trưởng xanh

Ảnh minh họa

Phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Uỷ ban Liên hợp quốc về kinh tế và xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UN-ESCAP), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Cộng đồng châu Âu (EU), mỗi quốc gia, mỗi tổ chức có cách hiểu về tăng trưởng xanh khác nhau, nhưng có một quan điểm chung nhất: Tăng trưởng xanh là phát triển kinh tế phải đảm bảo bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng cường khả năng chống chịu với thảm họa thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và chia sẻ thành tựu tăng trưởng đến mọi người dân thông qua bảo vệ môi trường và tạo ra việc làm mới.

Tăng trưởng xanh không hoàn toàn đồng nghĩa với phát triển bền vững. Tăng trưởng xanh nhấn mạnh đến những hành động cụ thể để giúp đạt được bước tiến vững chắc, có thể định lượng được trong việc giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và môi trường. Xét về nguyên tắc, tăng trưởng xanh được xem là một khía cạnh quan trọng, một bước đi căn bản cho phát triển bền vững hướng tới khôi phục và tái tạo tài nguyên.

Theo OECD (2009), 4 nội dung đánh giá giám sát tăng trưởng xanh bao gồm: Hiệu suất tài nguyên và môi trường; nền tảng tài sản thiên nhiên; chất lượng cuộc sống về môi trường; cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách. Trong chiến lược tăng trưởng xanh do OECD đưa ra, đã trình bày về bộ chỉ số tương ứng với các nội dung trên. Sau thời điểm đó, rất nhiều quốc gia đã áp dụng bộ chỉ số này của OECD để đánh giá và giám sát tiến trình tăng trưởng và đề xuất bộ chỉ số đánh giá cho quốc gia mình tùy thuộc vào điều kiện riêng.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050) đã xác định: Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu của Việt Nam.

Ở nước ta, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đặc biệt nhấn mạnh việc thực hiện các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao hiệu suất và cải tiến công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển dựa trên nền tảng KH&CN, sản xuất xanh và bền vững.

Những nội dung này được cụ thể hóa bằng việc tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, tiêu dùng xanh; thay đổi hành vi để sử dụng tiết kiệm hàng hóa, dịch vụ và xây dựng nền kinh tế carbon thấp; hướng các ngành/lĩnh vực theo hướng giảm phát thải khí nhà kính. Theo Quyết định này, Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 gồm 18 chủ đề, 57 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 134 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 cũng nhấn mạnh đến nền kinh kế chuyển đổi từ tăng trưởng theo chiều rộng (phụ thuộc vào tài nguyên và lao động đơn giản), sang tăng trưởng theo chiều sâu (tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, nâng cao hơn nữa vai trò của KH&CN).

Để thúc đẩy tiến trình phát triển bền vững, ngày 22/10/2018, Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; ngày 28/01/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định số 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam đã có bộ Chỉ tiêu giám sát phát triển bền vững, quan trọng nhất là Chỉ tiêu GDP xanh được xây dựng dựa trên Khung đo lường tăng trưởng kinh tế xanh của OECD và nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Như vậy, về lý thuyết, trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, các chỉ tiêu đã hình thành sẵn như: GDP xanh, tỷ lệ các đô thị xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn số liệu thống kê vẫn rời rạc, chưa có tính hệ thống để có thể đưa ra những đánh giá tổng quan cho tình hình tăng trưởng kinh tế xanh.

Một số khó khăn trong việc phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh ở Việt Nam bao gồm: Hệ thống chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ, còn có những bất cập và một số vấn đề chưa phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa; Năng lực về KH&CN, cơ sở kỹ thuật hạ tầng còn chưa cao, chưa phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các nguồn lực; Vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên vẫn trong tình trạng nghiêm trọng, việc sử dụng năng lượng hóa thạch vẫn diễn ra rộng rãi, việc sử dụng năng lượng và công nghệ mới để giảm tiêu hao vật chất còn thấp; Tăng trưởng xanh mặc dù được nhiều người dân, doanh nghiệp và địa phương quan tâm, nhưng bên cạnh đó, một số người dân, doanh nghiệp vẫn ưu tiên phát triển kinh tế, ít quan tâm đến tăng trưởng xanh.

Tăng trưởng xanh phải chú trọng đến khoa học và công nghệ

Để thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với phát triển bền vững, cần chú trọng liên kết phát triển KH&CN của địa phương với phát triển KH&CN của vùng và khu vực, lĩnh vực ngành. Cụ thể như sau:

Cần giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ tài nguyên và nhiên liệu bằng việc hiện đại hóa công nghệ, tái chế và quay vòng sản phẩm. Để giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường, cần áp dụng các công nghệ carbon thấp, tăng cường việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời, sóng biển, gió…) và nhiên liệu sinh học; lồng ghép các chiến lược thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu với chiến lược tăng trưởng xanh trong các cụm ngành kinh tế trọng điểm; mở rộng giao thương và hợp tác quốc tế về cả khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực, phát triển kinh tế đa ngành và chất lượng.

Khoa học và công nghệ: Nền tảng thúc đẩy tăng trưởng xanh

Sản xuất Xanh- Mắt xích quan trọng để tăng trưởng Xanh

Cần phát triển theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao song song với việc áp dụng các phương thức canh tác giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, cần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chiều sâu; khuyến khích ứng dụng KH&CN, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp; lồng ghép các chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu vào dự án cải tiến phương thức canh tác, đa dạng hóa cây trồng, sử dụng các giống chịu hạn, chịu lũ lụt, chịu mặn.

Cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong việc quản lý và bảo vệ rừng; ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong việc xây dựng các phần mềm cảnh báo và truyền tin, giám sát và dự báo suy thoái rừng. Đồng thời, đầu tư xây dựng các mô hình điều tra, đánh giá, kiểm kê rừng theo khu vực và toàn quốc; giám sát công tác trồng mới, bảo vệ và phát triển rừng, mở rộng diện tích rừng để tạo thành bể hấp thụ carbon; bảo vệ và tái tạo diện tích rừng; ban hành các văn bản hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động môi trường rừng, bảo vệ diện tích các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, phát triển hệ thống quản lý thông tin đối với ngành lâm nghiệp.

Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất giống thủy hải sản nhằm nâng cao chất lượng, năng suất, giảm giá thành và tạo ra giống thủy hải sản sạch bệnh, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần phát triển ngành thủy sản theo hướng đồng bộ, bền vững. Đầu tư công nghệ trong việc quản lý, giám sát môi trường vùng nuôi, phòng và trị dịch bệnh trên thủy sản nuôi, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật trong việc khắc phục các thiệt hại do sự cố môi trường và thiên tai. Ứng dụng công nghệ bảo quản và chế biến ở trình độ cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chú trọng việc chuyển giao và phát triển công nghệ thu gom, xử lý chất thải ngành thủy/hải sản theo hướng kinh tế tuần hoàn.

 Cần tập trung công nghệ cho việc xây dựng các tuyến giao thông trọng điểm; nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ và đảm bảo được việc kết nối các tỉnh, các vùng, các khu vực, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Phát triển ngành thương mại và dịch vụ theo hướng đa dạng và nâng tầm giá trị các sản phẩm Việt Nam.

Tăng trưởng xanh là xu thế phát triển chung của thế giới, là điều kiện tất yếu, cũng như cơ hội để Việt Nam khẳng định mình và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, muốn thực sự phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, Việt Nam cần thiết phải triển khai thực hiện các giải pháp KH&CN thúc đẩy tăng trưởng xanh, trong đó, cần sự đồng lòng của toàn dân và các cấp chính quyền trong việc thực hiện cũng như giám sát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện.

Trang  Phương Thành

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

 

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông