Kinh nghiệm xử lý ô nhiễm môi trường của một số thành phố lớn trên thế giới

13/03/2025

TN&MTTình trạng ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề nhức nhối tại các thành phố lớn trên thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường. Mức độ bụi mịn và khí thải từ phương tiện giao thông ngày càng gia tăng, khiến nhiều người phải đối mặt với các bệnh hô hấp và suy giảm chất lượng cuộc sống.

Kinh nghiệm xử lý ô nhiễm môi trường của một số thành phố lớn trên thế giới

Ô nhiễm không khí tại Ấn Độ

Vấn đề của các thành phố lớn

Tình trạng ô nhiễm không khí đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống.

Ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc, là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà thành phố này phải đối mặt, nhất là vào mùa đông. Nguyên nhân chính đến từ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, việc sử dụng than đá để sưởi ấm, và lượng xe cộ ngày càng gia tăng.

New Delhi, thủ đô của Ấn Độ là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Mức độ ô nhiễm không khí ở đây thường xuyên vượt xa các giới hạn an toàn do các yếu tố như khí thải từ phương tiện giao thông và các hoạt động công nghiệp. Trong mùa đông, tình trạng ô nhiễm càng trở nên tồi tệ hơn do sự kết hợp của sương mù và khói bụi.

Kinh nghiệm xử lý ô nhiễm môi trường của một số thành phố lớn trên thế giới

Ấn Độ và Trung Quốc đứng đầu danh sách thành phố ô nhiễm nhất thế giới tính đến 10 giờ sáng 11/3/2025

Các chỉ số chất lượng không khí (AQI) thường xuyên dao động ở mức nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp và tim mạch.

Los Angeles, một trong những thành phố lớn của Mỹ, cũng đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí, nhất là ô nhiễm ozon. Đây là một vấn đề kéo dài do lượng xe cộ đông đúc, khí thải công nghiệp và yếu tố thời tiết như nắng nóng.

Tại châu Phi, thành phố Cairo của Ai Cập hằng năm đối mặt với các đợt ô nhiễm bụi, làm cho mức độ ô nhiễm không khí thường xuyên vượt qua các tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Các bệnh về hô hấp, đặc biệt là hen suyễn và viêm phổi, rất phổ biến trong cộng đồng.

Một thành phố lớn khác tại Đông Nam Á cũng thường xuyên rơi vào tình trạng ô nhiễm không khí ở mức cao là Jakarta, thủ đô của Indonesia. Lượng xe cộ khổng lồ, các hoạt động công nghiệp và cháy rừng là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Mức độ ô nhiễm không khí tại Jakarta thường xuyên ở mức nguy hiểm, nhất là vào mùa khô khi khói bụi và việc đốt cháy cây cối gia tăng.

Con số 7 triệu người chết do ô nhiễm không khí mỗi năm nhiều hơn tổng số tử vong do: chiến tranh, giết người, bệnh lao, HIV, AIDs và sốt rét cộng lại mới thấy đây đang là một vấn đề nan giải toàn cầu.

Giải pháp xử lý ô nhiễm không khí

Những tổn thất nặng nề về con người và kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra đòi hỏi phải có hành động mạnh mẽ và mỗi quốc gia có cách giải quyết khác nhau.

Từ năm 1970, nước Mỹ đã ban hành Luật Không khí sạch (Clean Air Act). Sau khi Luật được ban hành thì lượng phát thải của sáu chất ô nhiễm phổ biến tại Mỹ đã được giám sát và giảm trung bình 69%.

Mỹ còn có chính sách giảm khí thải từ phương tiện giao thông. Cơ quan EPA và Bộ Giao thông Vận tải Mỹ (DOT) đã thực hiện các quy định nghiêm ngặt về khí thải từ phương tiện giao thông, bao gồm các quy định về việc tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải CO2. Các quy định này thúc đẩy việc sử dụng xe điện và xe hybrid, đồng thời giảm thiểu lượng khí thải từ các phương tiện cũ và không hiệu quả.

Ngoài ra, Mỹ còn tiến hành một loạt các biện pháp khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, cải thiện giao thông công cộng, giảm ô nhiễm từ các nguồn nông nghiệp và đốt rừng, cùng với đẩy mạnh các hoạt động giáo dục cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường.

Ấn Độ đã triển khai một số giải pháp sáng tạo trong việc khắc phục ô nhiễm không khí. Chương trình Odd-Even (chia số chẵn-lẻ) là một biện pháp đặc biệt được thực hiện tại New Delhi, yêu cầu các xe ô-tô chỉ được phép lưu thông vào những ngày có số đăng ký chẵn hoặc lẻ, tùy thuộc vào ngày trong tuần. Mục đích của chương trình này là giảm tắc nghẽn giao thông và hạn chế lượng khí thải từ phương tiện cá nhân, nhất là trong những ngày chất lượng không khí xấu.

Cải thiện chất lượng không khí bằng "Green Corridors" là sáng kiến trồng cây xanh dọc các tuyến đường lớn và khu vực đô thị, nhằm làm sạch không khí và hấp thụ các chất ô nhiễm. Các chương trình này không chỉ giúp cải thiện chất lượng không khí mà còn tạo không gian sống lành mạnh hơn cho cộng đồng, đồng thời giảm tiếng ồn và giảm bớt hiệu ứng nhiệt đô thị.

Một giải pháp độc đáo khác mà Ấn Độ đang thử nghiệm là xây dựng các "Smog Towers" (Tháp khói bụi), được lắp đặt ở các khu vực ô nhiễm nghiêm trọng như trung tâm Delhi. Các tháp này sử dụng công nghệ lọc không khí tiên tiến để hấp thụ và lọc các hạt bụi mịn PM2.5 và các chất ô nhiễm khác trong không khí.

Ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn trên thế giới chung quy lại đều liên quan đến sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, giao thông và lối sống đô thị hóa. Mặc dù các thành phố này đã có những nỗ lực cải thiện chất lượng không khí, nhưng để giải quyết vấn đề này một cách bền vững, cần sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia, chính phủ và cộng đồng.

Tại Đông Nam Á, Singapore là một trong những quốc gia có môi trường sống tốt nhất. Để khắc phục ô nhiễm không khí, nước và chất thải, Singapore đã áp dụng một mô hình quản lý môi trường toàn diện với các biện pháp chủ động và tiên tiến. Quốc gia này đã triển khai các hệ thống phân loại và thu gom chất thải rất hiệu quả, bao gồm cả việc thu gom và tái chế chất thải rắn.

Chương trình "Zero Waste Masterplan" (Kế hoạch không có chất thải) là một trong những chiến lược dài hạn nhằm giảm thiểu lượng chất thải và khuyến khích tái chế. Ngoài ra, Singapore phát triển các công nghệ tái chế nước hiện đại, đặc biệt là "NEWater", một hệ thống tái sử dụng nước đã qua xử lý, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên và đối phó với tình trạng thiếu nước.

Singapore còn nổi bật trong việc sử dụng công nghệ tiên tiến để giảm ô nhiễm không khí. Họ áp dụng hệ thống kiểm tra khí thải xe cộ rất nghiêm ngặt, cũng như khuyến khích việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Một trong những giải pháp được nhiều quốc gia áp dụng và hiệu quả đó là đưa ra các chính sách thu ngân sách liên quan đến bảo vệ môi trường gắn với tăng trưởng kinh tế. Đó là chính sách thiết lập các quỹ và cơ chế tài trợ như Quỹ Bảo vệ Môi trường và Bảo tồn (ECF) được Hồng Kông (Trung Quốc) thành lập nhằm hỗ trợ các dự án và chương trình bảo vệ môi trường.

Điều chỉnh cơ cấu thuế nhằm khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường và hạn chế những hoạt động gây hại đến môi trường, đơn cử như thu thuế carbon.

Đan Mạch là một trong những quốc gia đã thực hiện hệ thống thuế carbon từ rất sớm (1992). Gần đây, Canada, New Zealand cũng lần lượt thiết lập chính sách thu thuế carbon trong các lĩnh vực sản xuất năng lượng và chế biến dầu mỏ. Theo kế hoạch, Liên minh châu Âu sẽ áp thuế phát thải khí CO2 đối với các mặt hàng nhập khẩu gây ô nhiễm như: thép, xi-măng, phân bón…

Để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, các quốc gia có những biện pháp và kinh nghiệm khác nhau. Mỗi quốc gia áp dụng các giải pháp phù hợp tình hình thực tế của mình, từ quản lý chất thải, cải thiện chất lượng không khí, đến bảo vệ tài nguyên nước và hạn chế tác động của nông nghiệp và công nghiệp.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông