Lời cảnh báo từ đại dương nhân Ngày Rạn san hô thế giới

02/06/2025

TN&MTNgày 1/6 được chọn là Ngày nhận thức về Rạn san hô thế giới. Đây là dịp để chúng ta cùng nhìn lại một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất nhưng cũng mong manh nhất trên hành tinh: rạn san hô. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, lời cảnh báo từ đại dương đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Lời cảnh báo từ đại dương nhân Ngày Rạn san hô thế giới

Hình ảnh rạn san hô ở Ấn Độ Dương. (Ảnh: CGTN)

Theo các nhà khoa học, năm 2025 chứng kiến hiện tượng tẩy trắng rạn san hô lan rộng tới hơn 84% tổng số rạn san hô trên toàn cầu. Đây là hậu quả trực tiếp của tình trạng ấm lên toàn cầu, khi nhiệt độ nước biển tăng cao buộc san hô phải đẩy các loại tảo cộng sinh ra khỏi cơ thể - vốn là nguồn gốc tạo nên màu sắc rực rỡ và cung cấp năng lượng sống cho chúng. Khi không còn tảo, san hô trở nên trắng nhợt và yếu dần đi.

Tuy nhiên, tẩy trắng không đồng nghĩa với cái chết ngay lập tức. Nếu điều kiện môi trường được cải thiện kịp thời nhiệt độ giảm, nguồn nước trong sạch hơn, rạn san hô vẫn có khả năng phục hồi.

“San hô tẩy trắng không chỉ là một hiện tượng địa phương, mà là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng toàn cầu”, nhà báo Huang Yue của kênh tin tức CGTN Trung Quốc nhấn mạnh trong loạt phóng sự Thì thầm rạn san hô nhân Ngày Rạn san hô thế giới. Cô cho biết, hiện tượng tẩy trắng đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, từ vùng Caribe, qua Ấn Độ Dương, đến cả Rạn san hô Great Barrier ở Australia - nơi các nhà khoa học ghi nhận tỷ lệ san hô chết ở mức cao chưa từng có.

Theo nhà sinh vật học Neal Cantin từ Viện Khoa học Hàng hải Australia, sự kiện tẩy trắng hàng loạt toàn cầu lần thứ 4 bắt đầu từ mùa hè năm 2023 và tiếp tục kéo dài đến nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khu vực san hô của Australia và thế giới. “Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy hiện tượng ấm lên đại dương và biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ xa vời mà đang tạo ra áp lực toàn cầu”, ông cảnh báo.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Hải dương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết hiện tượng san hô chết hàng loạt cũng dẫn đến sự hình thành của các đảo cát nhỏ từ mảnh vỡ san hô bị sóng đánh dạt vào bờ tại một số vùng biển. Mặc dù một số ý kiến cho rằng đây là sản phẩm nhân tạo, các nhà khoa học khẳng định đó là quá trình hoàn toàn tự nhiên.

Giáo sư Shi Qi phân tích: “Khi rạn san hô còn khỏe mạnh, chúng ít tạo ra mảnh vụn. Nhưng khi san hô chết hàng loạt, các mảnh vỡ tích tụ lại và bị gió mùa, sóng đánh trôi dạt lên bờ, tạo thành các đảo cát”.Ông nhấn mạnh rằng việc hiểu đúng về hiện tượng này là rất quan trọng để tránh những hiểu lầm không cần thiết trong tranh luận quốc tế.

Các chuyên gia cũng đồng thuận rằng: việc bảo vệ rạn san hô không thể chờ đợi lâu hơn. Rạn san hô không chỉ là nơi cư trú của hàng nghìn loài sinh vật biển mà còn đóng vai trò như “lá chắn tự nhiên” chống xói mòn bờ biển và là nguồn sống cho hàng triệu người dân sống ven biển.

Lời cảnh báo từ đại dương nhân Ngày Rạn san hô thế giới

Hình ảnh rạn san hô trong phóng sự Thì thầm rạn san hô của CGTN.

“Rạn san hô là chỉ báo nhạy cảm nhất về sức khỏe của đại dương. Nếu chúng suy yếu, đó là dấu hiệu cho thấy toàn bộ hệ sinh thái biển đang gặp nguy hiểm”, Giáo sư Yang Hongqiang nhấn mạnh. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế cần hành động ngay từ hôm nay để giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường biển và thúc đẩy nghiên cứu phục hồi rạn san hô bằng công nghệ và giải pháp sinh thái.

Thông điệp của Ngày Rạn san hô thế giới năm nay không thể rõ ràng hơn: Rạn san hô là “khu vườn dưới biển”, là lá phổi xanh của hành tinh xanh này. Chỉ khi các quốc gia, tổ chức và cá nhân cùng hành động, chung tay bảo vệ và tái tạo, thì chúng ta mới có thể hy vọng cứu lấy những viên ngọc quý của đại dương khỏi nguy cơ biến mất vĩnh viễn.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông