Một số kết quả đạt được và giải pháp nhằm phát triển kinh tế biển tại tỉnh Khánh Hòa 

17/12/2023

TN&MTKhánh Hòa là tỉnh nằm ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích tự nhiên là 5.217,6 km2, có chiều dài đường mép nước tiếp giáp biển dài trên 385 km, từ xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh đến xã Cam Lập, TP. Cam Ranh. Diện tích vùng biển rộng lớn gấp nhiều lần phần đất liền với hơn 200 đảo lớn nhỏ bờ và xa bờ, trong đó quần đảo Trường Sa có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như QP-AN không chỉ với Khánh Hòa mà với cả nước Việt Nam. Khu vực ven bờ có 2 đầm và 3 vịnh đẹp, nước sâu có giá trị lớn về mặt kinh tế, quốc phòng là: Vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh và đầm Nha Phu, đầm Thuỷ Triều là nơi nuôi dưỡng và cung cấp nguồn lợi thủy sản ven bờ của tỉnh Khánh Hòa. Về địa lý hành chính tỉnh Khánh Hòa có 5/9 huyện, thị xã, thành phố tiếp giáp biển và 01 huyện đảo bao gồm: TP. Nha Trang, TP. Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh, huyện Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa.

Một số kết quả đạt được và giải pháp nhằm phát triển kinh tế biển tại tỉnh Khánh Hòa 

Một góc khu kinh tế biển Vân Phong

Phát triển kinh tế biển 

Với lợi thế về mặt vị trí địa lý, địa hình nên Khánh Hòa được biết đến là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển về du lịch sinh thái biển với những bãi tắm dài và đẹp, khí hậu ôn hòa, thiên nhiên tươi đẹp và hệ sinh thái biển đa dạng như san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn; có vịnh Nha Trang được công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới và được đánh giá có giá trị đa dạng sinh học cao vào loại nhất ở Việt Nam. Các vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh là những vịnh nước sâu, kín gió, kín sóng, lại được núi cao che chắn nên rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển và phát triển hậu cần nghề cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão. Khu vực biển ven bờ, khu vực cửa sông với các đầm, vịnh thuận lợi cho nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Trong những năm qua, các ngành kinh tế biển ở Khánh Hòa đã phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên để phát triển, đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. Trong đó, nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ các hoạt động dịch vụ và du lịch biển, hàng hải và cảng biển, khai thác, nuôi trồng và chế biển hải sản,... là những ngành đóng góp nhiều cho tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hàng năm của tỉnh và của các địa phương ven biển. 

Triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 Hội nghị Trung ương 8 khóa XII về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành Chương trình hành động số 31-CTr/TU, ngày 05/7/2019 về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (gọi tắt là Chương trình hành động số 31-CTr/TU của Tỉnh ủy); UBND tỉnh Khánh Hòa đã khẩn trương ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 31-CTr/TU ngày 05/7/2019 của Tỉnh ủy (tại Quyết định số 3257/QĐ-UBND, ngày 25/10/2019) để tổ chức thực hiện. 

 Nhằm phát huy ở mức cao nhất các tiềm năng, lợi thế về vị trí địa chiến lược, địa kinh tế; về tài nguyên nguyên biển, đảo; tài nguyên văn hoá, con người… cho phát triển, nhất là phát triển kinh tế biển nhằm đạt được mục tiêu về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo khai thác nguồn lực và phát huy hiệu quả những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển ở Khánh Hòa. 

Các lĩnh vực kinh tế biển được xác định ưu tiên phát triển của tỉnh như cảng biển, công nghiệp đóng, sửa chữa tàu biển; du lịch biển, đảo; kinh tế thủy sản được xác định ưu tiên phát triển. Tỉnh đã tập trung, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế biển theo hướng cơ cấu ngành, nghề phong phú, từng bước hiện đại; khai thác hiệu quả các ngành, nghề có tiềm năng, lợi thế, như: Ưu tiên phát triển hệ thống cảng biển; phát triển dịch vụ hàng hải, du lịch biển đảo, công nghiệp đóng tàu, kinh tế thủy sản. Đến nay, giá trị các ngành kinh tế biển và ven biển của Khánh Hòa chiếm khoảng 80% tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh. 

Ngành công nghiệp đóng tàu và các ngành phụ trợ được cơ cấu lại, phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm. Ngành công nghiệp chế biến trong đó chủ yếu là chế biến hải sản xuất khẩu,... đã tích cực đầu tư, cải tiến công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, thân thiện với môi trường, giảm chi phí sản xuất, mở rộng thị trường đã giúp cho tổng giá trị sản xuất công nghiệp gia tăng; tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội. 

Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, trong đó ngành du lịch dựa vào lợi thế địa lý và tài nguyên biển đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Doanh thu du lịch trong những năm qua liên tục gia tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân 5%/năm; khách du lịch trong và ngoài nước đến Khánh Hòa năm sau cao hơn năm trước; cơ sở kinh doanh du lịch tiếp tục phát triển theo xu hướng đầu tư chiều sâu và quy mô lớn; các loại hình, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, nâng cao chất lượng; hoạt động xúc tiến, quảng bá, kết nối phát triển du lịch được đẩy mạnh; công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường du lịch tiếp tục được tăng cường.

Trong thời gian qua, Tỉnh ủy Khánh Hòa luôn chú trọng đến việc đầu tư, phát triển các ngành kinh tế biển và kết nối với các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên để góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh và khu vực. Việc ưu tiên đầu tư phát triển 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh và huy động các nguồn lực để đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH của tỉnh và kết nối với các địa phương lân cận vừa thể hiện vai trò trung tâm trong khu vực, vừa góp phần tạo nên diện mạo mới cho Khánh Hòa. Hệ thống đường giao thông ven biển của tỉnh về cơ bản được hoàn thiện và kết nối từ Bắc xuống Nam tỉnh. Việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng đường Phạm Văn Đồng nối thành phố Nha Trang với quốc lộ 1A và Đại lộ Nguyễn Tất Thành nối TP. Nha Trang với huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh; các trục đường ven biển được kết nối tương đối hoàn chỉnh giữa thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh,… giúp cho các hoạt động KT-XH khu vực ven biển của tỉnh và các các địa phương lân cận phát triển.

Ba vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh gắn liền với 3 vịnh là Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh cũng đạt được nhiều thành tựu về KT-XH. Khu kinh tế Vân Phong với lợi thế về giao thông thuận lợi như tuyến đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và vịnh Vân Phong được xem như là cánh cửa mở hướng ra Biển Đông đối với vùng Tây Nguyên để phát triển hành lang kinh tế Đông Tây. Vịnh Vân Phong có độ sâu trung bình 20 - 27 m, kín gió, nằm gần đường hàng hải quốc tế, có điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế và phát triển kinh tế biển. Phong cảnh ven biển với nhiều bãi tắm đẹp, hệ sinh thái biển đa dạng, khí hậu ôn hòa rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển. Tính đến tháng 6/2023, KKT Vân Phong đã thu hút được 147 dự án đầu tư (119 dự án trong nước và 28 dự án có vốn ĐTNN) với tổng vốn đăng ký khoảng 05 tỷ USD, vốn thực hiện là 2,74 tỷ USD đạt 55% vốn đăng ký; trong đó có 95 dự án đã đi vào hoạt động. Một số dự án có quy mô lớn đã và đang hoạt động có hiệu quả như: Nhà máy đóng tàu Hyundai - Vinashin, Tổng kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong, các cảng biển chuyên dụng như cảng xi măng Nghi Sơn, cảng Xuân Thành…; BQL KKT Vân Phong đang tập trung hỗ trợ nhà đầu tư sớm hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động đúng tiến độ đối với các dự án lớn như dự án xây dựng cơ sở hạ tầng dự án KCN Ninh Thuỷ; dự án KDL sinh thái biển Hòn Ngang - Bãi Cát Thấm; dự án KDL Dốc Lết Phương Mai, KDC Ninh Long, KDC Ninh Thủy, đặt biệt là dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của Khu kinh tế Vân Phong… 

Vịnh Nha Trang được công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, cùng với TP. Nha Trang là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước và cũng là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật và giáo dục đào tạo của tỉnh Khánh Hòa cũng như khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Thành phố Nha Trang là nơi thường tổ chức các hội nghị lớn của Việt Nam và quốc tế; các hoạt động thi hoa hậu hoàn vũ thế giới, hoa hậu Việt Nam, Festival Biển,... đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, khu du lịch, đô thị ven biển đã và đang được đầu tư và hiện đại hoá thành các khu du lịch sinh thái vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng cao cấp đã được đưa vào sử dụng như: Khu du lịch sinh thái Hòn Tằm, Vinperal land, khu bảo tồn biển Hòn Mun, khu du lịch sinh thái đầm Nha Phu,… đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước và đem lại nguồn thu lớn cho tỉnh Khánh Hòa.

Khu vực vịnh Cam Ranh với khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và TP. Cam Ranh đã và đang trở thành trung tâm kinh tế phía nam của tỉnh. Với mục tiêu phát triển đa ngành, kết hợp kinh tế với quốc phòng đã có nhiều dự án lớn đã và đang được đầu tư. Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 2018 đã đón hơn 6 triệu lượt hành khách đã vượt công suất thiết kế. Hiện Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đã có nhiều đường bay quốc tế đến: Nga; Hàn Quốc; Thái Lan; Hồng Kông, Quảng Châu, Thành Đô (Trung Quốc),… đã tạo điều kiện cho việc thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến với Khánh Hòa. Cảng Ba Ngòi - Cam Ranh là một trong những cảng nước sâu hàng đầu của Việt Nam ở gần tuyến hàng hải quốc tế, với khả năng tiếp nhận tàu lên đến 5 vạn tấn đã được đầu tư giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng đã nâng cao năng lực vận tải hàng hóa đến và đi từ Khánh Hòa. Sau khi được đầu tư ở giai đoạn sau, cảng Ba Ngòi sẽ là một trong những cảng hiện đại có khả năng sánh ngang với các cảng biển lớn trên thế giới, góp phần quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vịnh Cam Ranh. 

Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh với diện tích 2.150 ha được định hướng phát triển thành khu du lịch biển và nghỉ mát chất lượng cao, là trung tâm dịch vụ văn hóa, thương mại, hội thảo, du lịch vùng, quốc gia và quốc tế. Hiện đã có 7 dự án khu nghỉ dưỡng đã đi vào hoạt động kinh doanh giai đoạn 1 (KDL Đỉnh vàng Cam Ranh, Golden Peak Resort resort & Spa, Riviera Residences & Resort, Fusion Nha Trang resort, The Anam, Vinpearl Bãi Dài, Duyên Hà resort Cam Ranh, Dessole Sea Lion Beach) với quy mô hàng nghìn phòng; 10 dự án dự kiến đưa vào hoạt động khai thác trong năm 2018-2019 với quy mô khoảng 3000 phòng. Hiện có trên 40 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có hơn 30 dự án đang tiến hành xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Một số nhiệm vụ và giải pháp đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045

Để thực hiện được một trong các mục tiêu “Là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; là cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển;… QP-AN và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc” tỉnh Khánh Hòa tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp như sau: 

Đối với quy hoạch tổng thể: Trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh cần lồng ghép các nội dung quy hoạch phát triển các ngành KT-XH trên cơ sở phải bảo đảm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các tài nguyên biển và hải đảo trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và QP-AN trên các vùng biển và hải đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam và của tỉnh Khánh Hòa. Việc xây dựng quy hoạch phải thể chế hóa được đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan đến quản lý, sử dụng không gian biển theo hướng phát triển bền vững và dựa trên các kết quả các nghiên cứu, đánh giá về điều kiện tự nhiên; các hệ sinh thái, tài nguyên và giá trị tự nhiên; các di tích, giá trị văn hóa - lịch sử; yêu cầu về QP-AN trên biển và bối cảnh khu vực và quốc tế về tranh chấp chủ quyền trên biển để có sự điều chỉnh, xử lý đối với các vùng chồng lấn về không gian biển sử dụng.

Đối với quy hoạch chi tiết cho các ngành kinh tế và các địa phương của tỉnh cần căn cứ vào quan điểm, mục tiêu của Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Khánh Hòa. Trong quá trình xây dựng quy hoạch cụ thể cho từng ngành, từng địa phương cần bố trí không gian biển cho các hoạt động kinh tế biển ở Khánh Hòa theo định hướng ưu tiên như sau: (1) Vùng khai thác các tiềm năng vị thế, cảnh quan để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, giải trí du lịch chất lượng cao; (2) Vùng khai thác, sử dụng không gian biển để phát triển hàng hải, cảng biển, khu kinh tế gắn với việc phát triển các khu đô thị, khu dân cư và cơ sở hạ tầng đô thị các khu dân cư ven biển, đảo; (3) Vùng khai thác, sử dụng không gian biển để nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản gắn với xây dựng nông thôn mới; (4) Vùng không gian biển gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá, bảo tồn, bảo vệ tài nguyên, môi trường và nghiên cứu khoa học biển; (5) Vùng không gian biển để phát triển kinh tế đảo phù hợp với thực tế của từng đảo, cụm đảo của tỉnh; (6) Vùng không gian biển phù hợp nhằm khai thác vị thế của biển, đảo phục vụ QP-AN và chủ quyền biển đảo của đất nước. Ngoài ra, cần chú ý quy hoạch vùng dành cho các loại hình sử dụng khác trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. 

Đẩy mạnh ứng dụng, nghiên cứu khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển: Chú trọng và khuyến khích các hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới trong nuôi trồng, khai thác, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy hải sản phục vụ phát triển kinh tế biển bền vững; nghiên cứu nuôi trồng, bảo tồn, chế biến dược liệu từ biển (thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm,...). 

Ưu tiên các nguồn lực để khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tiềm năng các dạng năng lượng tái tạo và ứng dụng các công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo ở các vùng biển ven bờ của tỉnh. Tiếp tục xây dựng và phát triển các chương trình hợp tác về khoa học công nghệ nhằm thu hút nguồn lực và chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển bền vững kinh tế biển. 

Xây dựng và tổ chức các chương trình hướng nghiệp bên cạnh việc thực hiện cải tiến chương trình đào tạo ngành, nghề biển mang tính ứng dụng cao vào thực tế của từng địa phương, theo nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế biển. Tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đổi, tái cơ cấu các ngành nghề phù hợp với vùng biển đảo nhằm nâng cao thu nhập, tạo việc làm, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, an cư lập nghiệp cho người dân vùng biển đảo.

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, huy động và phát huy các nguồn lực đầu tư phát triển các ngành kinh tế biển, đảo: Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh; tập trung rà soát các vướng mắc để tham mưu cấp thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Tăng cường nghiên cứu cơ chế, chính sách mới, chú trọng hỗ trợ về đào tạo nghề, thuế, đất đai, tín dụng, trợ giá cho các dự án công nghệ sạch, xanh, tiên tiến, tập trung các chính sách đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường biển, đảo và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. 

Xây dựng cơ chế khuyến khích và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực du lịch biển đảo, dịch vụ vận tải biển, đô thị ven biển, công nghiệp. Tiếp tục phát triển các loại hình dịch vụ vận tải, hàng không, viễn thông, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, đóng góp vào ngân sách. Kết nối phát triển các loại hình dịch vụ giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và lịch sử văn hóa với phát triển du lịch.

Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế biển nhằm phát huy các lợi thế, tiềm năng của tỉnh và bảo vệ chủ quyền biển đảo: Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm QP-AN trên biển, nhất là đánh bắt và nuôi trồng hải sản xa bờ; đầu tư phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng và các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ số trong đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về biển của ngư dân trong quá trình khai thác thủy sản trên các vùng biển. 

Nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên biển và kiểm soát tài nguyên biển; phát triển toàn diện kinh tế biển, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm theo hướng: (i) Dịch vụ, du lịch biển chất lượng cao; (ii) Công nghiệp, khu kinh tế gắn với phát triển các khu đô thị ven biển; năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới (iii) Nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản nhất là nuôi biển công nghệ cao, thân thiện với môi trường (iv) Dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá, cảng biển, vận tải biển - hàng không; (v) Kinh tế biển - đảo; (vi) Hình thành Trung tâm nghiên cứu quốc gia về công nghệ đại dương.

Xây dựng Đề án nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa và đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân đầu tư trên lĩnh vực nuôi biển công nghệ cao.

Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của Khu kinh tế Vân Phong để xây dựng thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển thành vùng kinh tế trọng điểm, động lực của tỉnh, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước. Phát triển Khu kinh tế Vân Phong theo hướng: (i) Khu vực Bắc Vân Phong trở thành đô thị du lịch biển đẳng cấp quốc tế, trung tâm kinh tế biển hiện đại, cảng nước sâu gắn với khu phi thuế quan, công nghiệp công nghệ cao...; (ii) Khu vực Nam Vân Phong là đô thị công nghiệp hiện đại, trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển, là khu vực tập trung phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, đóng tàu, cảng biển, dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải biển và các ngành công nghiệp phụ trợ,… cùng với các dự án khu đô thị, dịch vụ du lịch ven biển.

NGUYỄN KHẮC TOÀN

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hoà

Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 17+18 (Kỳ 1+2 tháng 9) năm 2023

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm