Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

30/06/2025

TN&MTHội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng, nếu vẫn áp dụng mức thu bổ sung 5,4% mỗi năm đối với khoản tiền sử dụng đất chưa nộp sẽ tạo ra một nghịch lý, tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý và gây gánh nặng cho doanh nghiệp.

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA) cho biết, theo phản ánh của các doanh nghiệp hội viên và qua khảo sát, có một nội dung dự thảo sửa đổi Nghị định 103 (quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) đang gây không ít băn khoăn và lo ngại cho các doanh nghiệp.

Theo đó, trong dự thảo sửa đổi Nghị định 103, Bộ Tài chính đang có định hướng giữ nguyên mức thu bổ sung 5,4% mỗi năm đối với khoản tiền sử dụng đất chưa nộp.

Cụ thể, dự thảo nêu: "Khoản tiền người sử dụng đất phải nộp bổ sung đối với thời gian chưa tính tiền sử dụng đất theo quy định tại Điểm d khoản 2 Điều 257 Luật Đất đai được tính bằng mức thu 5,4%/năm tính trên số tiền sử dụng đất phải nộp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 257 Luật Đất đai".

Theo các doanh nghiệp, khoản thu bổ sung 5,4%/năm này là một khoản "tiền lãi" hoặc "tiền phạt chậm nộp" áp dụng cho khoảng thời gian mà DN chưa thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai. Lý do không phải từ DN chây ỳ, mà từ cơ quan chức năng chưa hoàn tất công tác định giá và tính tiền sử dụng đất.

Đồng thời, với quy định mới của Luật Đất đai năm 2024, các dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai sẽ không đủ điều kiện để thực hiện các thủ tục pháp lý tiếp theo, trong đó có việc mở bán sản phẩm cho khách hàng.

Điều này khiến DN bị kẹt vốn, không thể huy động tài chính từ thị trường hay từ chính khách hàng, gây ra thiệt hại vô cùng to lớn và đẩy nhiều dự án vào tình trạng bế tắc.

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng, quy định này đang tạo ra một nghịch lý và tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý cũng như kinh tế cho DN. Mọi chế tài về chậm nộp hay phạt đều phải dựa trên nguyên tắc "có lỗi".

Trong trường hợp này, việc chậm nộp tiền sử dụng đất không xuất phát từ ý chí chủ quan hay năng lực tài chính của DN, mà do sự chậm trễ trong quy trình hành chính của cơ quan chức năng. Điều này đi ngược lại nguyên tắc công bằng và minh bạch trong quản lý.

Đồng thời, DN phải đối mặt với thực tế không thể triển khai dự án, không thể huy động vốn, dẫn đến chi phí cơ hội bị mất đi, chi phí tài chính (lãi vay ngân hàng) tăng cao trong khi dự án dậm chân tại chỗ. Đây là gánh nặng kép, có thể đẩy DN vào bờ vực phá sản hoặc buộc phải dừng dự án.

Theo đại diện Hội Doanh nhân trẻ, quy định này được thông qua, sẽ tạo ra tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư khi thực hiện các dự án cần diện tích đất lớn, thời gian tính tiền sử dụng đất kéo dài. Điều này đi ngược lại với nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư của Chính phủ.

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh

Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh cho biết, cộng đồng doanh nghiệp nói chung và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam rất quan tâm nội dung trên, và kiến nghị cần sự điều chỉnh hợp lý, trong đó đề xuất bỏ việc tính bổ sung 5,4%/năm.

Đối với các trường hợp DN bị ảnh hưởng do việc chậm trễ trong công tác định giá và tính tiền sử dụng đất của cơ quan chức năng, khoản thu bổ sung này cần được hủy bỏ hoàn. Trách nhiệm hành chính cần được quy rõ cho cơ quan "có lỗi".

Theo ông Hồng Anh, việc áp dụng trên cần có chọn lọc. Việc thu bổ sung 5,4%/năm chỉ nên thực hiện đối với các trường hợp mà cơ quan chức năng đã hoàn thành việc tính toán nghĩa vụ tài chính và thông báo cho DN, nhưng DN sau đó không thực hiện nghĩa vụ đóng tiền đúng hạn.

Hoặc, việc áp dụng có thể triển khai khi DN được hưởng lợi rõ ràng từ quá trình chậm đóng tiền này, chẳng hạn như tận dụng khoản tiền chưa nộp để đầu tư sinh lời.

“Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tin rằng, việc tháo gỡ vướng mắc này không chỉ mang lại công bằng cho các DN đang chịu thiệt hại, mà còn là minh chứng cho sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực của Nhà nước với cộng đồng DN.

Một chính sách đất đai công bằng, minh bạch, dễ dự báo sẽ là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp tự tin đầu tư, phát triển, đóng góp vào sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

Chúng tôi mong rằng tiếng nói từ thực tiễn sẽ được lắng nghe và chuyển hóa thành những quy định pháp luật hợp lý, kịp thời”, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh nói.

Theo tienphong.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Giấc mơ gạo Việt: Từ những giống lúa bản địa đến hệ sinh thái nông nghiệp hiện đại

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

TS. Đỗ Ngọc Chung: “Tôi muốn biến nghiên cứu khoa học thành sản phẩm phục vụ đời sống”

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông