Năm 2022, Việt Nam có khoảng 4-6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền

16/06/2022

TN&MTPhó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, từ nay đến hết năm 2022, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 10-12 cơn bão và ATNĐ, trong đó khả năng có từ 4-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) vừa tổ chức cuộc họp thông tin về xu thế khí tượng thủy văn từ tháng 7 đến tháng 12/2022. Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp.

Năm 2022, Việt Nam có khoảng 4-6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền

Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái phát biểu tại cuộc họp.

Bão có thể dồn dập trong các tháng cuối năm

Báo cáo tại cuộc họp, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết, hiện tại, chuẩn sai nhiệt độ bề mặt biển ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương (khu vực NINO 3.4) là -0,9°C trong tuần đầu tháng 6/2022, giảm hơn so với tuần đầu tháng 5/2022 là 0,3°C và vẫn duy trì trạng thái La Nina. Dự báo ENSO có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina từ nay đến hết năm 2022 với xác suất khoảng 55-65%.

Về bão, áp thấp nhiệt đới, từ nay đến hết năm 2022, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 10-12 cơn bão và ATNĐ, trong đó có khả năng có từ 4 - 6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ (TBNN một năm khoảng từ 12-14 cơn, ảnh hưởng trực tiếp khoảng từ 5-7 cơn). Đề phòng xảy ra bão có hướng di chuyển phức tạp, dồn dập trong các tháng cuối năm 2022.

Trong các tháng mùa mưa (từ tháng 7-9/2022), lượng mưa tại Bắc Bộ có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn TBNN. Trái lại, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 7-9/2022, lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với TBNN. Từ khoảng tháng 10-11/2022, khu vực ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên dự báo lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra mưa lớn dồn dập. Ngoài ra, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc

Nhận định về tình hình nhiệt độ, nắng nóng và không khí lạnh, ông Hoàng Phúc Lâm cho biết, đối với khu vực Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình tháng 7/2022 ở mức xấp xỉ TBNN, tháng 8-9/2022 ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,5 độ; từ tháng 10-12/2022 phổ biến ở mức thấp hơn TBNN khoảng 0,5 độ. Trong tháng 7/2022 có khả năng tiếp tục xảy ra nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất trên 37 độ với xác suất 70-80%.

Năm 2022, Việt Nam có khoảng 4-6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền

Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia Hoàng Phúc Lâm phát biểu tại cuộc họp.

Khu vực Trung Bộ, nhiệt độ trung bình tháng 7/2022 ở mức xấp xỉ TBNN, tháng 8-9/2022 ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,5 độ; từ tháng 10-12/2022 phổ biến ở mức thấp hơn TBNN khoảng 0,5 độ. Trong tháng 7 và tháng 8/2022 có khả năng tiếp tục xảy ra nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất trên 37 độ với xác suất 75-85%.

Với khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, ông Hoàng Phúc Lâm cho rằng, từ tháng 7-9/2022 nhiệt độ phổ biến cao hơn TBNN khoảng 0,5 độ, tháng 10-12/2022 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ TBNN.

“Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm trong tháng 10 và tháng 11/2022 và nền nhiệt các tháng đầu mùa Đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ”, ông Hoàng Phúc Lâm cho biết.

Lượng mưa ở Trung Bộ cao hơn TBNN

Nhận định về lượng mưa trong năm 2022, ông Hoàng Phúc Lâm cho biết, ở khắp các khu vực trên cả nước, lượng mưa trong các tháng 8-10 đều cao hơn TBNN. Cụ thể, đối với khu vực Bắc Bộ, trong tháng 7/2022 tổng lượng mưa (TLM) tại Bắc Bộ phổ biến ở mức cao hơn TBNN từ 10-20% với xác suất khoảng 60-70%.

Trong tháng 8-9/2022, TLM tại Bắc Bộ cao hơn TBNN từ 5-10% với xác suất khoảng 60%. Tiếp đó, tháng 10, TLM ở Bắc Bộ ở mức cao hơn TBNN từ 10-25% với xác suất khoảng 60%, riêng khu vực Tây Bắc có lượng mưa thấp hơn so với TBNN từ 5-15% với xác suất 65%.

Các tháng 11-12/2022, TLM tại Bắc Bộ ở mức thấp hơn so với TBNN với xác suất khoảng 60-70%.

Đối với khu vực Trung Bộ, ông Hoàng Phúc Lâm nhận định, trong tháng 7/2022, TLM phổ biến thấp hơn TBNN từ 5-15% với xác suất khoảng 60%; tháng 8-9/2022, TLM phổ biến xấp xỉ so với TBNN với xác suất khoảng 60%, riêng khu vực Thanh Hóa-Quảng Bình thấp hơn từ 10-25% so với TBNN cùng thời kỳ với xác suất khoảng 60%.

Tháng 10/2022, TLM ở Bắc Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 10-25% so với TBNN, riêng khu vực Trung và Nam Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 30-60%, có nơi trên 70% với xác suất khoảng 70-90%.

Tháng 11/2022, tại Bắc Trung Bộ TLM phổ biến thấp hơn 10-25% với xác suất khoảng 60%, riêng khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, TLM phổ biến cao hơn từ 15-35%, có nơi trên 40% so với TBNN cùng thời kỳ với xác suất khoảng 70-90%.

Năm 2022, Việt Nam có khoảng 4-6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền

Quang cảnh cuộc họp.

Tháng 12/2022, TLM Trung Bộ phổ biến cao hơn TBNN từ 10-30%, riêng Bắc Trung Bộ thấp hơn TBNN từ 10-20% với xác suất khoảng 60-80%.

Đối với khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, trong tháng 7-8/2022, TLM phổ biến thấp hơn từ 10-20% so với TBNN với xác suất khoảng 60-70%; tháng 9 TLM xấp xỉ TBNN với xác suất khoảng 60%.

Tháng 10-11/2022, TLM tại Tây Nguyên phổ biến ở mức cao hơn từ 30-60%, trong đó tháng 10 có nơi cao hơn trên 70%, tại Nam Bộ TLM cao hơn từ 10-20% so với TBNN với xác suất khoảng 60-70%.

Tháng 12/2022, TLM phổ biến cao hơn khoảng 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ với xác suất khoảng 60-70%.

Tại cuộc họp, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia Mai Văn Khiêm đã trả lời các câu hỏi phóng viên quan tâm liên quan đến việc phối hợp giữa cơ quan KTTV và Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT, các nhà máy thủy điện trong việc xả lũ, quy trình vận hành liên hồ chứa; cảnh báo mưa lớn liên tục tại khu vực miền Trung trong năm 2022; giải pháp cảnh báo mưa lớn dồn dập gây ngập lụt đô thị; dự báo phục vụ nông nghiệp...

Theo baotainguyenmoitruong.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông