Nghịch lý về chống biến đổi khí hậu giữa nước giàu và nghèo

13/02/2025

TN&MTTrong khi các nước giàu phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới "tháo chạy", "chây ỳ" gửi Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) về cắt giảm khí thải năm 2035 cho Liên Hợp Quốc thì các quốc gia thải ra ít hơn 0,2% lượng carbon dioxide lại rất hăng hái.

Theo AP, đến hiện tại chỉ có khoảng 10/195 quốc gia ký Thỏa thuận Paris năm 2015 đệ trình NDC, như: Quần đảo Marshall, Singapore, Ecuador, Saint Lucia, Andorra, New Zealand, Thụy Sĩ và Uruguay - các quốc gia thải ra ít hơn 0,2% lượng carbon dioxide của thế giới. Trong khi đó, Mỹ - quốc gia phát thải carbon dioxide hàng đầu thế giới thì vừa tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận Paris vào cuối tháng 1 vừa qua.

Những nước giàu phát thải lớn nộp NDC là Brazil, Anh và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Trong đó, Anh đặt mục tiêu cắt giảm ít nhất 81% lượng khí thải vào năm 2035 so với năm 1990, nỗ lực loại bỏ dần xe đốt trong mới - loại xe chỉ sử dụng xăng và dầu diesel - vào năm 2030.

Trong kế hoạch của mình, Brazil đã đưa ra mức cắt giảm khí thải từ 59-67% vào năm 2035 so với năm 2005, nước này nhấn mạnh vào công lý khí hậu, đồng thời nhiều lần đề cập đến những nỗ lực chống phá rừng.

Tuy nhiên, Climate Action Tracker - nhóm các nhà khoa học và chuyên gia chuyên phân tích NDC của các quốc gia - đánh giá mục tiêu cắt giảm khí thải của Anh, Brazil và các nước phát triển là không đủ so với lượng khí thải ra môi trường của các quốc gia này.

Nghịch lý về chống biến đổi khí hậu giữa nước giàu và nghèo

Mục tiêu cắt giảm khí thải của các nước giàu là không đủ so với lượng khí thải ra môi trường của các quốc gia này

Liên Hợp Quốc(UN)cho biết, cứ năm năm một lần, các quốc gia sẽ đưa ra các kế hoạch năm năm mới, nhằm hạn chế hoặc giảm phát thải khí nhà kính từ việc đốt than, dầu và khí đốt tự nhiên. Các kế hoạch mới nhất được cho là tương thích với mục tiêu của Thỏa thuận Paris như hạn chế sự nóng lên dài hạn ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Bởi hiện tại, thế giới đang ở mức 1,3 độ C kể từ cuối những năm 1800 và đang trên đà nóng lên thêm 1,8 độ C. Trong khi đó, các nhà khoa học cho biết bầu khí quyển ấm lên đang gây ra ngày càng nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt bao gồm lũ lụt, hạn hán, bão, nắng nóng và cháy rừng khiến nhiều người tử vong và gây thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm.

Các kế hoạch mới còn được cho là hạn chế tất cả các loại khí nhà kính: Carbon dioxide, methane, nitrous oxide, hydrofluorocarbons, perfluorocarbons và sulfur hexafluoride. Bởi theo thỏa thuận khí hậu năm 2023, toàn bộ các loại khí vừa nêu sẽ bao phủ toàn bộ nền kinh tế chứ không chỉ riêng lĩnh vực năng lượng .

Nghịch lý về chống biến đổi khí hậu giữa nước giàu và nghèo

Biến đổi khí hậu gây nên lũ lụt, hạn hán, bão, nắng nóng và cháy rừng khiến nhiều người tử vong và gây thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm. Ảnh: BBC.

Hạn chót nộp NDC được nêu trong Thỏa thuận Paris là 9 tháng trước trước Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu thường niên của UN (COP). Năm nay, COP30 dự kiến diễn ra tại Belem ở Brazil.

Thư ký điều hành Công ước khung của UN về biến đổi khí hậu là ông Simon Stiell cho biết, hơn 170 quốc gia đã thông báo với văn phòng của ông rằng họ đang thực hiện NDC của mình. Trong khi đó, theo Climate Action Tracker thì Liên minh châu Âu và Trung Quốc sẽ hoàn thành mục tiêu vào giữa năm, còn Ấn Độ sẽ chỉ đệ trình mục tiêu của mình sau khi các quốc gia phát thải lớn khác làm như vậy.

"Việc dành thêm một chút thời gian để đảm bảo các kế hoạch quốc gia về cắt giảm khí thải năm 2035 luôn là điều được ưu tiên vì đây sẽ là các kế hoạch khí hậu toàn diện nhất từng được xây dựng", Stiell nói và nhấn mạnh rằng ông mong muốn chất lượng hơn là tiến độ để chống biến đổi khí hậu tốt nhất.

Theo tienphong.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông