Nghiên cứu cho thấy năm 2023 rừng không thể giúp thế giới giảm lượng khí thải

01/08/2024

TN&MTTheo một nghiên cứu mới công bố, trong năm 2023, rừng và các hệ sinh thái trên cạn khác không thể giảm được biến đổi khí hậu, vì hạn hán nghiêm trọng ở rừng Amazon và các vụ cháy rừng ở Canada gây cản trở khả năng hấp thụ khí carbon dioxide của rừng.

Nghiên cứu cho thấy năm 2023 rừng không thể giúp thế giới giảm lượng khí thải

Cháy rừng gần khu vực Mistissini, Quebec, Canada được nhìn từ trực thăng của Lực lượng vũ trang Canada, 12/6/2023

Các nhà nghiên cứu cho biết, điều đó có nghĩa là một lượng khí carbon dioxide kỷ lục đã xâm nhập vào bầu khí quyển vào năm ngoái, làm gia tăng thêm tình trạng nóng lên toàn cầu.

Cây cối giúp làm chậm quá trình biến đổi khí hậu bằng việc hấp thụ khí carbon dioxide, một loại khí nhà kính chủ yếu gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu. Trung bình rừng và các hệ sinh thái trên cạn khác hấp thu gần 1/3 lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch, công nghiệp, và các nguyên nhân khác do con người gây ra.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Philippe Ciais, một đồng tác giả nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Khoa học Khí hậu và Môi trường của Pháp (LSCE), cho biết, bể chứa carbon đã sụp đổ.

“Bể chứa carbon giống như một chiếc máy bơm, và chúng ta đang bơm ít carbon từ bầu khí quyển vào đất hơn. Đột nhiên máy bơm bị nghẹt và nó bơm ít hơn”, Tiến sĩ Ciais nói trong một cuộc phỏng vấn.

Các nhà nghiên cứu cho biết, do vậy, tỷ lệ tăng trưởng của khí carbon dioxide trong khí quyển đã tăng 86% vào năm 2023 so với năm 2022.

Các nhà khoa học ở Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), Đại học Exeter (Anh) và LSCE đã dẫn đầu cuộc nghiên cứu về nguyên nhân gây ra sự thay đổi này. Nghiên cứu của họ đã được trình bày ở Hội nghị về Carbon dioxide quốc tế ở Manaus, Brazil.

Nghiên cứu cho thấy năm 2023 rừng không thể giúp thế giới giảm lượng khí thải

Ảnh chụp ngày 1/3/2024 từ máy bay không người lái cho thấy sông Rio Branco ở Boa Vista, bang Roraima, Brazil bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân chính là nhiệt độ cao kỷ lục trên toàn cầu đã làm khô thảm thực vật ở Amazon và các rừng nhiệt đới khác. Điều này ngăn cản các khu rừng này hấp thụ thêm carbon trong khi đang có những vụ cháy kỷ lục ở Canada.

“Giả sử như bạn trồng cây ở nhà. Nếu bạn không tưới nước thì chúng sẽ không thể phát triển và không thể hấp thụ carbon. Đặt điều này vào quy mô lớn hơn như rừng Amazon”, Tiến sĩ Stephen Sitch, một đồng tác giả của nghiên cứu và chuyên gia carbon tại Đại học Exeter, cho biết.

Nghiên cứu này vẫn đang trong quá trình bình duyệt, nhưng có ba nhà khoa học không tham gia nghiên cứu cho rằng các kết luận của nghiên cứu là hợp lý.

Họ cho biết sự suy giảm của các bể chứa carbon trên cạn thường xảy ra vào những năm chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, như năm 2023. Nhưng nhiệt độ cao kỷ lục do biến đổi khí hậu khiến cho sự suy giảm của năm ngoái trở nên đặc biệt nghiêm trọng.

Nghiên cứu cho thấy năm 2023 rừng không thể giúp thế giới giảm lượng khí thải

Một người đàn ông vác bình nước đi qua lòng sông Paraua khô cạn trong đợt hạn hán lịch sử ở Amazon, ở Careiro da Varzea, bang Amazonas, Brazil, ngày 26/10/2023

Bên cạnh đó, hậu quả của sự suy giảm này trở nên nghiêm trọng hơn so với trước đây vì con người đang phát thải khí carbon dioxide nhiều hơn bao giờ hết.

Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng bể chứa carbon của Trái đất thay đổi rất nhiều theo từng năm, và chỉ riêng một năm sẽ không gây ra thảm họa, nhưng sẽ rất báo động nếu những gì được quan sát vào năm 2023 trở thành một xu hướng.

“Đây là một lời cảnh báo”, Tiến sĩ Richard Birdsey của Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Mỹ Woodwell, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết. “Có khả năng cao là các năm như năm 2023 sẽ càng trở nên phổ biến”.

Tiến sĩ Anthony Walker, một nhà mô hình hóa hệ sinh thái của Phòng nghiên cứu quốc gia Oak Ridge tại Mỹ, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết, các hệ sinh thái trên cạn hấp thụ càng ít carbon thì lượng nhiên liệu hóa thạch có thể đốt càng ít trước khi nhân loại vượt quá các mục tiêu về khí hậu toàn cầu.

Tiến sĩ Trevor Keenan , một nhà khoa học về hệ sinh thái tại Đại học California, Berkeley, người không tham gia vào nghiên cứu này, cho biết: “Chúng ta không thể trông chờ vào hệ sinh thái để cứu chúng ta trong tương lai”.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông