Nguyên nhân khiến hầm Bãi Gió sạt lở, đường sắt Bắc-Nam tê liệt

15/04/2024

TN&MTHầm Bãi Gió qua Khánh Hòa, có địa chất phức tạp, các tầng đất đá trên vỏ hầm đưa vào hoạt động lâu năm đã bị phong hóa rồi rơi tự do xuống đường ray khi sạt lở khiến đường sắt bị tê liệt.

Nguyên nhân khiến hầm Bãi Gió sạt lở, đường sắt Bắc-Nam tê liệt

Công nhân thi công bên trong hầm nơi đang bị sạt lở, khiến đường sắt Bắc-Nam bị gián đoạn

Trao đổi với P.V, ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh cho biết, các đoàn chuyên gia đang khảo sát, kiểm tra thực tế để đưa ra giải pháp xử lý sạt lở trong hầm Bãi Gió qua huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Đến nay, ngành đường sắt đang tập trung toàn lực để khắc phục sự cố, nên chưa thể dự kiến được thời gian thông tuyến đường sắt Bắc-Nam qua khu vực trên.

Hai ngày qua, ngành đường sắt huy động hơn 200 công nhân, 2 đoàn tàu, 4 máy loại nhỏ đưa vào trong hầm để xử lý sạt lở. Công nhân làm việc ngày lẫn đêm dọn dẹp đất, đá, cát và phun bê tông gia cố tạm vỏ hầm, song vẫn chưa thể khắc phục được sự cố.

Nguyên nhân khiến hầm Bãi Gió sạt lở, đường sắt Bắc-Nam tê liệt

Nhiều khối đất đá đổ tràn xuống đường ray trong hầm Bãi Gió nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hòa

Trước đó, hôm 12/4, bên trong hầm nằm trong dự án cải tạo hầm yếu đang thi công bị sạt lở, đất đá tràn xuống đường ray. Vị trí sạt lở kéo dài, cách cửa hầm khoảng 85 m với khoảng 180 m3. Phần cửa phía Bắc, xung quanh, mạch nước ngầm chảy quanh vỏ hầm.

Ngành đường sắt lập tức huy động nhân lực, máy móc để khắc phục điểm sạt lở. Đến rạng sáng 13/4, khi hầm sắp được thông sau sự cố sạt lở thì 50 m3 tiếp tục tràn xuống lần thứ 2. Vị trí sạt lở kéo dài khoảng 20 m. “Đơn vị 2 lần làm mái vòm bằng sắt đỡ mái hầm để chống sạt nhưng đất đá trong hầm tiếp tục rơi xuống mặt đường ray", ông Vinh nói.

Nguyên nhân khiến hầm Bãi Gió sạt lở, đường sắt Bắc-Nam tê liệt

Hầm Bãi Gió được đưa vào hoạt động hàng chục năm nay

Về nguyên nhân, ông Vinh nhìn nhận, việc sạt lở không phải do quá trình thi công dự án gia cố hầm Bãi Gió. Hầm Bãi Gió được xây dựng năm 1930 khánh thành năm 1936, vỏ hầm làm bằng bê tông, dài hơn 400 m, cao 5 m, rộng 4 m. Theo ông Vinh, khi khảo sát thực tế, các chuyên gia đánh giá nguyên nhân ban đầu có thể do hầm Bãi Gió đưa vào hoạt động hàng chục năm, cùng với địa chất phức tạp và các tầng đất đá lâu năm đã bị phong hóa nên rơi tự do làm vỡ mái hầm.

Ngoài ra, ngành đường sắt đã làm việc với chính quyền Khánh Hòa và Phú Yên cùng Công an để yêu cầu các phương tiện ô tô tải, xe có tải trọng lớn quay đầu, không qua Đèo Cả, nhằm giảm áp lực cho vỏ hầm, do hầm nằm dưới Quốc lộ 1.

Sự cố cũng khiến tuyến đường sắt Bắc-Nam bị gián đoạn. Các tàu đi từ phía Nam ra phải dừng ở ga Giã ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) và các tàu đi từ phía Bắc vào phải dừng ở ga Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Chi nhánh Vận tải đường sắt Nha Trang đã huy động ôtô trung chuyển hành khách qua lại giữa 2 ga.

Đồng thời, việc chuyển tải sẽ được thực hiện cho tới khi hầm được thông tuyến. Ngành đường sắt hỗ suất ăn cho hàng trăm hành khách, cử nhân viên mang vác hành lý lên xe.

Theo vietnamnet.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông