Nụ cười trên dòng kênh đen

04/07/2023

TN&MT'Hôm đầu tiên em đi dọn rác và xuất hiện trên livestream, ba mẹ phản đối vì công việc vừa dơ, hôi thối, độc hại và cả nguy hiểm', Phan Quốc Nam (23 tuổi, nhân viên pha chế), tình nguyện viên tích cực của Sài Gòn Xanh - nhóm quy tụ các bạn trẻ hoạt động về môi trường, mở đầu câu chuyện.

Vì yêu mà đến

Cơ duyên đưa Quốc Nam đến với Sài Gòn Xanh rất tình cờ. Trong một lần đi làm về, thấy nhóm dọn rác trên kênh Hy Vọng (quận Tân Bình, TPHCM), Nam nhắn tin qua fanpage của nhóm. Một giờ sau, anh nhận được phản hồi và tham gia từ ngày 13-2, chỉ hơn 2 tháng sau khi nhóm được thành lập (đầu tháng 12-2022).

Mấy tháng trời, Nam gần như đều đặn tham gia dọn rác vào mỗi sáng thứ tư và chủ nhật hàng tuần. Vượt lên những nguy hiểm và độc hại, Quốc Nam đã thuyết phục ba mẹ cho phép tiếp tục công việc tình nguyện này vì đơn giản nó góp phần giúp thành phố thêm xanh, sạch, đẹp.

Với hầu hết các tình nguyện viên, họ đến với Sài Gòn Xanh đều bắt đầu từ một chữ “duyên” như thế. Nguyễn Thanh Nhi (sinh viên năm 2, Trường Cao đẳng Sài Gòn) biết đến nhóm thông qua sinh viên trong trường hồi tháng 5 và từ đó luôn có mặt vào mỗi sáng chủ nhật.

Lê Hồng Diệp (sinh viên năm 2, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM) cũng đến với Sài Gòn Xanh qua một clip tuyển tình nguyện viên trên TikTok. Hiện tại, Diệp được phân về ban điều dưỡng và hậu cần.

Hồ Văn Vĩ (23 tuổi, quê Đắk Lắk), đồng sáng lập nhóm Sài Gòn Xanh, cho hay: “Ở Sài Gòn đến năm thứ 7, em muốn làm gì đó có ích cho xã hội. Vì yêu Sài Gòn, em cùng Nguyễn Lương Ngọc quyết tâm bắt tay vào làm”. Hành trình của Sài Gòn Xanh ban đầu chỉ gồm 2 thành viên đã ra đời như thế. Ban đầu, Vĩ và Ngọc tự bỏ thời gian, kinh phí và chỉ đi nhặt rác khô. Thiếu thốn đủ thứ, đồ bảo hộ không có nhưng nhóm xác định, ai có gì góp nấy và quyết tâm không bỏ cuộc.

Khi số lượng thành viên tăng lên 5 người rồi 20 người, nhóm bắt đầu dọn rác trên kênh, rạch. Chỉ sau hơn 6 tháng, nhóm đã có gần 400 tình nguyện viên, gồm cả người nước ngoài, với thành quả: tổ chức hơn 80 buổi thu gom rác, dọn sạch hơn 50 tuyến kênh rạch trong thành phố với hơn 1.000 tấn rác thải.

Nụ cười trên dòng kênh đen

Các thành viên ngâm mình dưới dòng kênh đen để dọn sạch rác

Dấu chân, mồ hôi của Sài Gòn Xanh đã đặt đến nhiều nơi như: chân cầu Suối Nhum, rạch Hiệp Bình Chánh, (TP Thủ Đức); rạch Lăng, rạch Xuyên Tâm, Đinh Bộ Lĩnh, Cầu Sơn (quận Bình Thạnh); kênh Hy Vọng, Tân Trụ, Đồ Sơn (quận Tân Bình); kênh Hàng Bàng (quận 5); kênh Thạnh Lộc 31 (quận 12)…

Ngày 25-6 vừa qua, nhóm kết hợp với nhóm Gò Công Xanh tổ chức thu gom, dọn rác tại cầu Rạch Mùng (Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Hành động đẹp được lan tỏa, được nhiều mạnh thường quân chung tay góp sức, bằng cả hiện kim, hiện vật.

Chuyện nhỏ bên những dòng kênh

Một ngày tháng 6, trong cái nắng như đổ lửa, khoảng 70 bạn trẻ, gồm cả sinh viên một số trường đại học có mặt tại kênh Hàng Bàng (đường Vạn Tượng, phường 13, quận 5, TPHCM). Sau khi tập hợp thành viên, phổ biến kiến thức cơ bản, phân chia công việc, các bạn trẻ không ngần ngại bước xuống dòng nước đen ngòm, đặc kín rác thải khi mặt trời đã chói chang. Mỗi bước chân lội xuống kênh, dòng nước đen cuộn lên, bốc mùi hôi nồng nặc.

Dưới nước, nhóm chia thành 3 tốp, tỏa ra đi dọn rác các khu vực khác nhau. Trên bờ, những túi rác chuyền tay các bạn trẻ, sẵn sàng vận chuyển lên xe do phường bố trí với sự hỗ trợ của dân quân tự vệ và các nhân viên thu gom rác. Tất cả đều rất nhuần nhuyễn.

Đứng trên bờ kênh nhìn xuống dòng nước, anh Tân (ngụ quận Tân Phú, TPHCM) không khỏi cảm phục: “Trời thì nắng, mình đứng trên bờ còn muốn tắt thở, nhìn các em, có đứa đầu trần ngâm mình, lội nước dọn rác thấy thương gì đâu. Thương bao nhiêu, tôi càng giận những người vô ý thức xả rác xuống kênh bấy nhiêu. Đã có xe thu gom rác tận nhà, không biết họ nghĩ gì mà vứt rác bừa bãi thế. Mùi hôi thối đã đành, dưới dòng kênh kia còn nhiều nguy hiểm rình rập”. Trong khi đó, tình cờ biết đến nhóm qua mạng xã hội, chú Phan Nhật Hưởng, hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, đã có nhiều buổi rong ruổi theo nhóm để ghi lại những khoảnh khắc bình dị nhưng rất đẹp.

“Tôi nhớ, có lần một cô bé khi nhặt rác lượm được một chiếc kim tiêm. Sau khi bọc lại cẩn thận, cô bé vẫn kéo rác, nước văng tùm lum lên mặt mà vẫn cười tươi trên dòng kênh đen”, chú Hưởng chia sẻ và cho biết nụ cười ấy khiến chú nhớ mãi và vẫn thường xuyên bắt gặp trong mỗi lần đồng hành.

Dọn rác dưới những dòng kênh, nước tràn vào đồ bảo hộ chỉ là chuyện nhỏ. Ám ảnh lớn nhất với Văn Vĩ ngay trên kênh Hàng Bàng là nhiều hộ dân không xây bể phốt nên vừa dọn rác, nhóm đồng thời chịu trận cảnh mấy chục hộ dân xung quanh đồng loạt xả thải. Còn theo Hồng Diệp, một số tình nguyện viên từng bị các vật sắc nhọn đâm vào hay gặp phải kim tiêm. Cụ thể là Quốc Nam đã từng bị mảnh chai đâm vào chân, xuyên qua đồ bảo hộ và lập tức được các thành viên đưa lên bờ sơ cứu.

Lan tỏa việc tử tế

Theo Hồ Văn Vĩ, công việc nguy hiểm, độc hại nên các thành viên phải luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu. Anh cho biết, các tình nguyện viên muốn tham gia dọn rác đều phải tiêm đầy đủ 3 loại vaccine: thương hàn, uốn ván, tả. Ngoài ra, họ được phát miễn phí PrEP - thuốc kháng virus (ARV) để dự phòng, ngăn ngừa lây nhiễm HIV.

Trước khi tham gia, các thành viên cũng được trang bị kỹ lưỡng 3 lớp găng tay, đồ bảo hộ chuyên dụng xuống nước, xịt cồn, thuốc xịt muỗi... “Nhóm hay nói đùa, ban y tế chỉ mong thất nghiệp, vì không có ai bị thương để phải chăm sóc”, Hồng Diệp cười, nói.

Tuy nhiên, không hẳn lúc nào công việc của nhóm cũng nhận được sự ủng hộ tuyệt đối. Trong buổi dọn rác trên kênh Hàng Bàng, khi hỏi một vài hộ dân sống xung quanh, có người lắc đầu từ chối, người thì nói “việc bình thường thôi, có gì đâu”. “Nếu nói không có khó khăn là không đúng. Chúng tôi có gặp trường hợp số ít người dân đi ngang qua nói làm cũng vô ích, xong rồi họ lại xả rác, coi như công sức của nhóm là công cốc. Ban đầu nhóm cũng buồn, nhưng sau thấy bình thường”, Hồ Văn Vĩ tâm sự.

"Thông điệp chúng tôi muốn truyền tải là “nhặt rác để sống khác”. Mục tiêu của chúng tôi không chỉ dọn sạch các kênh, rạch. Chúng tôi muốn cho nhiều người thấy bản thân chúng ta cần làm gì đó cho môi trường, xã hội. Chúng tôi thấy vui vì hành động của mình có người hưởng ứng, đồng tình và thậm chí họ hứa sẽ không xả rác bừa bãi"

Hồ Văn Vĩ, đồng sáng lập nhóm Sài Gòn Xanh

 

Lê Hồng Diệp cũng cho biết, đôi khi cô cảm thấy chạnh lòng vì nhiều người vẫn xả rác bừa bãi và mặc nhiên coi dọn rác là trách nhiệm của Sài Gòn Xanh. Trên thực tế, có những con kênh, rạch được dọn sạch, thời gian sau quay trở lại, rác hoặc bị xả hoặc do nước đẩy về lại chật kín. “Tôi chỉ mong mọi người luôn ý thức bỏ rác đúng nơi quy định. Chỉ là 1 ly nhựa, 1 bao ni lông cũng có thể góp phần làm tắc nghẽn dòng kênh”, Quốc Nam bày tỏ.

Dù còn nhiều gian nan nhưng theo chia sẻ của Hồ Văn Vĩ, trong tương lai, Sài Gòn Xanh phát triển rộng hơn các hoạt động về môi trường như tìm hiểu phương pháp xử lý nguồn nước, không khí, trồng thêm cây xanh... Anh cho biết: “Chúng tôi sẽ làm theo từng bước, từng giai đoạn, kết hợp thêm với các hội nhóm khác, vừa làm vừa tuyên truyền để tăng hiệu quả và sức lan tỏa”.

Theo sggp.org.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam là đối tác tiên phong trong nền tảng NPAP chống ô nhiễm nhựa

Ngành Thú y phải chủ động, chuyên nghiệp, bền vững hơn

Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Halal Pakistan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Môi trường

Lâm trường Lục Ngạn: Đổi thay từ chuyển đổi mô hình

Bài cuối: Từ nền móng vững chắc đến kỳ vọng phát triển lâm nghiệp hiện đại, bền vững

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 11/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to