Phụ nữ Hà Nội tham gia mô hình hạn chế rác thải nhựa

13/04/2023

TN&MTHội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP. Hà Nội là thành viên tích cực tham gia vào các chương trình quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Hội đã chủ động tích cực tuyên truyền, nâng cao năng lực, triển khai hiệu quả những sáng kiến, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng mô hình sinh kế phù hợp và đóng góp xây dựng các chính sách thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của phụ nữ trong ứng phó và giảm nhẹ rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu gây ra. 

Theo thống kê mỗi ngày Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó riêng thủ đô Hà Nội, mỗi ngày thải ra ngoài môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa các loại, lượng rác thải này mất hàng trăm năm sau mới bị phân huỷ.

Việc phòng chống rác thải nhựa được quan tâm từ lâu. Phụ nữ với vai trò quan trọng trong gia đình và các đoàn thể xã hội là hạt nhân giúp tuyên truyền, thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn, xử lý rác thải có thể phân huỷ và xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp ở từng địa phương. 

Hà Nội: Phụ nữ trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Phụ nữ dùng làn đi chợ, góp phần hạn chế rác thải nhựa

Trong những năm qua, Hội LHPN quận Hà Đông đã xây dựng mô hình chống rác thải nhựa, túi nilon tại 17 chi hội phụ nữ của quận. Hội LHPN triển khai nhiều mô hình khác nhau như phát làn nhựa đi chợ để hạn chế sử dụng túi nilon, tổ chức đổi phế liệu giữ màu xanh, xây dựng thùng rác từ thiện, thùng rác thân thiện… Trong đó, mô hình thùng rác từ thiện là hành động rất ý nghĩa, chị em thu gom rác thải như nhựa, sắt, giấy vụn… bán để gây quỹ, giúp phụ nữ khó khăn và người nghèo. 

Chủ tịch Hội LHPN quận Hà Đông, bà Lại Thị Hà Phương cho biết, hội LHPN quận Hà Đông thực hiện tuyên truyền, hạn chế sử dụng túi nilon và nói “không” với rác thải nhựa. Việc này đã có sức lan toả đến những người thân trong gia đình và cộng đồng dân cư. 

Hà Nội: Phụ nữ trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Chị Nguyễn Thị Tuyết (thôn Nghĩa Vũ, xã Dục Tú) sử dụng phân bón được xử lý từ rác hữu cơ bón cho cây trồng

Tại Đông Anh, với sự đồng hành của Phòng TN&MT huyện, hội LHPN huyện bắt đầu triển khai chương trình thu gom, phân loại và xử lý rác. Chương trình được triển khai thí điểm tại 3 xã: Liên Hà, Việt Hùng và Dục Tú. Từ ngày triển khai đặt các thùng chứa rác ở các ngõ ra vào, ý thức phân loại rác của người dân được nâng cao. Việc phân loại rác và xử lý rác giúp người dân có phân bón cây, đồng thời một số loại rác tái chế có thể đem bán, từ đó lượng rác giảm đi nhiều. Giờ đây, các ngõ ở thị trấn Đông Anh sạch bóng, không còn cảnh những bịch rác ném lề đường hôi thối kèm ruồi nhặng, nước rỉ ra đen ngòm như trước đây.

Từ những thành công ban đầu, mô hình biến rác thành phân bón được nhân ra khắp các thôn, xóm và các trường học. Ông Lưu Ngọc Quyền, Tổ dân phố số 6, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh chia sẻ, mô hình này đem lại kết quả rất tốt, rác hữu cơ được chị em phụ nữ ngâm ủ, tạo thành phân bón cây rất hiệu quả. Việc làm này vừa giúp đảm bảo môi trường đồng thời giảm thải ô nhiễm môi trường.

Để nhân rộng kiến thức giúp người dân và hội viên dễ dàng thực hiện, thời gian qua, hội LHPN huyện Đông Anh triển khai tuyên truyền rộng rãi trên các đài phát thanh xã, đồng thời thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị, xây dựng các video clip hướng dẫn, vận động các đồng chí trưởng thôn, bí thư chi bộ, các đoàn thể tham gia theo phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà”. Bên cạnh đó, hội LHPN thực hiện phát tài liệu hướng dẫn chị em cách thu gom, phân loại, cung cấp gói vi sinh để các hội viên có thể tự thực hiện phân hủy rác thải tại nhà.

Đến nay, trên địa bàn huyện Đông Anh đã triển khai phân loại thu gom, xử lý rác trên 19 xã, thị trấn. Trong thời gian tới, huyện Đông Anh tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình trên toàn huyện. Mục tiêu phấn đấu năm 2023, đạt từ 30-35% số hộ tham gia và đến hết năm 2025, số hộ tham gia là 50%. 

Chủ tịch Hội LHPN huyện Đông Anh, chị Nguyễn Thị Mỹ Linh cho biết, thực hiện mô hình 3 sạch “Nhà sạch, bếp sạch, ngõ sạch” và sản xuất kinh doanh sạch, thời gian qua, hội LHPN  huyện Đông Anh đã phát động đến từng cán bộ hội viên là giữ sạch môi trường trong gia đình, thôn xóm của mình. Với những hộ sản xuất kinh doanh sẽ thực hiện phong trào sạch, xanh đối với từng sản phẩm của mình, hướng tới sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Ví dụ như không sử dụng túi bóng, túi nilon, hướng đến sử dụng túi giấy và túi đựng sản phẩm có khả năng phân hủy môi trường tốt. Đối với mô hình sản xuất chế biến thức ăn thì phải đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hà Nội: Phụ nữ trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Mô hình ủ rơm rạ làm phân hữu cơ ở xã Minh Trí (huyện Sóc Sơn) đã cho thấy hiệu quả về sản xuất và bảo vệ môi trường

Tại huyện Sóc Sơn, hội LHPN huyện phối hợp tập huấn mô hình xử lý rơm rạ, rác thải thực vật thành phân hữu cơ, nói không với việc đốt rơm rạ gây ảnh hưởng đến môi trường sống, chung sức tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. 

Theo tính toán, mỗi dịp bước vào mùa gặt, ngoại thành Hà Nội lại có hàng nghìn tấn khí CO2, CH4, N2O, CO xả thẳng ra môi trường. Dù lượng rơm rạ phát sinh tại các quận, huyện là khác nhau, nhưng việc đốt các phụ phẩm nông nghiệp đã khiến khu vực nội thành bị ảnh hưởng, bầu không khí chịu ảnh hưởng và trở lên ngột ngạt. 

Nhằm tuyên truyền hạn chế người dân đốt rơm rạ sau mùa gặt, nhiều giải pháp đã được các địa phương triển khai, bước đầu mang lại tín hiệu tích cực cho người dân nơi đây. 

Các cán bộ, hội viên hội LHPN đã hướng dẫn phụ nữ cách làm chế phẩm vi sinh IMO, tạo men ủ rơm, rạ sau thu hoạch. Đặc biệt hơn, công nghệ này ngoài rơm rạ, người dân có thể tận dụng nhiều phế phẩm nông nghiệp khác như thân của các loại cây ngô, đu đủ, bèo tây… để tạo thành phân bón hữu cơ, giàu dinh dưỡng, cải tạo đất, bảo vệ sức khoẻ con người và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Chủ tịch Hội LHPN huyện Sóc Sơn, chị Nguyễn Thị Kim Tuyến cho biết: Qua những mùa vụ, chúng tôi tính được, với một tấn rơm, rạ sẽ thu được khoảng 600-700kg phân hữu cơ. Đây là nguồn phân hữu cơ bà con nông dân dùng để bón lại trên chính mảnh ruộng của mình, không phải mất tiền mua hoặc với chi phí rất là rẻ. 1 sào ruộng chúng tôi chỉ mất khoảng 40.000 đồng phân vi sinh.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, ông Nguyễn Xuân Minh: Sau khi xử lý rơm, rạ bằng men vi sinh, chất đất được tơi xốp, không bị chai. Trước đây, bà con quen đốt thành tro, hàm lượng dinh dưỡng trả lại cho đất rất thấp. Việc áp dụng cách xử lý mới, hiện tượng sâu bệnh không còn nhiều, và năng suất cho thu hoạch cao. 

Xây dựng thủ đô Hà Nội xanh - sạch - đẹp, với sự phong phú về hình thức và đa dạng về nội dung trong công tác tuyên truyền, cùng với những hoạt động hiệu quả, thiết thực, các cấp hội phụ nữ thành phố Hà Nội đã tạo nên phong trào bảo vệ môi trường có sức lan toả sâu rộng đến các cán bộ, hội viên phụ nữ và cộng đồng. Các hoạt động của hội LHPN Hà Nội không những đóng góp giữ gìn môi trường sống, mà còn xây dựng, thực hiện nếp sống văn minh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp thiết thực trong phong trào phụ nữ chung tay xây dựng nông thôn mới tại các địa phương khác trên cả nước.

Tú Quyên

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam là đối tác tiên phong trong nền tảng NPAP chống ô nhiễm nhựa

Ngành Thú y phải chủ động, chuyên nghiệp, bền vững hơn

Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Halal Pakistan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Môi trường

Lâm trường Lục Ngạn: Đổi thay từ chuyển đổi mô hình

Bài cuối: Từ nền móng vững chắc đến kỳ vọng phát triển lâm nghiệp hiện đại, bền vững

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 11/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to