Phú Yên tạo đà phát triển từ kinh tế biển

08/07/2022

TN&MTThời gian qua, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Yên tiếp tục đạt được những kết quả khả quan. Sáu tháng đầu năm nay, tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh tăng 5,22%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,6%. Trong đó, nổi lên là ngành kinh tế thuần biển đóng góp từ 8-10% GRDP; hình thành năm khu công nghiệp tập trung ở khu vực ven biển với tổng diện tích hơn 460ha, có hơn 80 dự án đầu tư.

Phú Yên tạo đà phát triển từ kinh tế biển

Bến cá Xuân Hải, xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, Phú Yên.

Phục hồi nhanh sau đại dịch

Theo ông Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên, tỉnh có bờ biển dài 189km, nhiều vùng, vịnh, đảo và cụm đảo gần bờ; vùng đặc quyền kinh tế biển hơn 34.000km; sản lượng khai thác thủy sản hằng năm đạt hơn 60.000 tấn với nhiều loại thủy sản giá trị. Đây là tiềm năng, thế mạnh để Phú Yên đẩy mạnh phát triển dịch vụ, du lịch biển đảo, nuôi biển, khai thác, đánh bắt thủy sản gắn với công nghiệp chế biến, phát triển giao thông, cảng biển. Từ năm 2004 đến 2020, năng suất lao động tại địa phương tăng nhanh và tiếp tục ổn định sau đại dịch; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Những năm gần đây, tỉnh Phú Yên tập trung nghiên cứu các mô hình kinh tế biển đã thành công trong nước để đưa ra định hướng phát triển cho khu kinh tế. Trong đó, có Khu kinh tế nam Phú Yên trải dài khoảng 50km đường bờ biển, diện tích hơn 21.000ha, hội tụ đầy đủ các yếu tố, tiềm năng, lợi thế để phát triển thành khu kinh tế trọng điểm, động lực của địa phương. Đây cũng là một trong tám khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2022 cho thấy, 27,27% doanh nghiệp có tình hình sản xuất, kinh doanh tốt lên so với quý I và dự báo đến quý III có đến 34,09% doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý II. Ngoài 11 doanh nghiệp phục hồi hoạt động, từ đầu năm đến nay có 267 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 25% so với cùng kỳ năm 2021) với tổng vốn hơn 2.315 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào các ngành thế mạnh của địa phương như nông, lâm, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ, với 456.372 lao động có việc làm, chiếm 52,03% dân số. Đây là những con số rất ấn tượng, khẳng định sự chung tay quyết liệt của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân trong phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Một trong những tín hiệu dễ nhận thấy và khả quan nhất là sau một năm địa phương ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên, khách du lịch trong và ngoài nước đến Phú Yên rất đông. Vào dịp cuối tuần của mùa hè năm nay, có thời điểm các cơ sở lưu trú không còn phòng để đón tiếp du khách. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, riêng sáu tháng đầu năm nay, có hơn 455 nghìn lượt khách được các cơ sở lưu trú phục vụ, tăng 78,3%; gần 336 nghìn lượt khách nghỉ qua đêm, tăng 73%. Trong đó, lượt khách quốc tế tăng 20%, khách trong nước tăng 73,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Tiến tới phát triển bền vững

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, nhưng Phú Yên cũng còn một số hạn chế như tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa bền vững; quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp. Các ngành công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao còn hạn chế. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng và ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế; chất lượng doanh nghiệp thành lập mới chưa cao và chưa có nhiều doanh nghiệp lớn. Đáng chú ý là sự liên kết vùng với các địa phương lân cận chưa chặt chẽ, phạm vi liên kết còn hẹp, thiếu bền vững... 

Theo Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương phê duyệt tại các quy hoạch như Quy hoạch xây dựng vùng duyên hải Nam Trung Bộ ba tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận (trong đó có vùng kinh tế trọng điểm nam Phú Yên-bắc Khánh Hòa); Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung đến năm 2020. Đối với địa bàn Phú Yên, Trung ương cần sớm quan tâm đầu tư hạ tầng các tuyến đường bộ cao tốc từ Phú Yên lên Tây Nguyên và hỗ trợ đầu tư các tuyến đường bộ ven biển, tạo động lực cho Phú Yên phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

Trong chuyến làm việc với tỉnh Phú Yên mới đây, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chỉ ra nhiều vấn đề cần khắc phục. Đó là Phú Yên sớm hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, là công cụ quản lý và cơ sở cho việc thu hút đầu tư và quản lý, phát triển địa phương. Mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh phải theo hướng lấy kinh tế biển làm trọng tâm; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân và bảo đảm an ninh, chủ quyền biển đảo gắn với bảo tồn đa dạng sinh học biển, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm mâu thuẫn lợi ích trong khai thác, sử dụng không gian biển.

“Tỉnh Phú Yên phải chú trọng liên kết vùng, phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của địa phương là một trong các cửa ngõ giao thương quốc tế, nhất là liên kết khu vực nam Phú Yên-bắc Khánh Hòa, bắc Phú Yên-nam Bình Định và Phú Yên-Tây Nguyên. Phát triển hành lang kinh tế dọc quốc lộ 25, quốc lộ 29, quốc lộ 19C, đường đông Trường Sơn với các tỉnh Tây Nguyên; kết nối với khu vực đông bắc Campuchia và nam Lào, trong đó Phú Yên là một trong các cửa mở ra Biển Đông”, đồng chí Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Phú Yên tạo đà phát triển từ kinh tế biển

Tháp Nghinh Phong, biểu tượng mới của thành phố Tuy Hòa.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông