Quản lý rác thải nhựa: Ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực ở các doanh nghiệp và địa phương

20/01/2024

TN&MTĐể Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 sớm về đích thì mỗi một người dân cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn; phân loại chất thải tại nguồn, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải; từ chối sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy.

Quản lý rác thải nhựa: Ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực ở các doanh nghiệp và địa phương

Ông Nguyễn Đức Toàn, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết: Rác thải nhựa đại dương vẫn luôn là mối quan tâm khẩn thiết trong nhiều năm qua. Chúng ta đang đối diện với hiện trạng lượng rác thải đổ vào đại dương ngày một gia tăng, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái của đại dương, đồng thời đe doạ đến môi trường, xã hội và sức khoẻ của con người. Hiện tại, nhựa đại dương không còn chỉ là vấn đề của một quốc gia hay một cá thể nào, mà còn là thách thức của toàn cầu. Do đó, rất cần sự chung tay và hợp tác góp sức của từng cá nhân, tập thể và xã hội.

Tuyên truyền để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi

Ngày 04/12/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1746/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030. Sau 4 năm thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương, nhìn chung đã có nhiều chuyển biến tích cực ở các doanh nghiệp và địa phương. Số lượng sử dụng túi ni lông ngày một giảm và các hoạt động về tuyên truyền, nâng cao nhận thức ngày càng được nhân rộng và duy trì ở các địa phương khác nhau.

Đến năm 2025: Giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 50% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 80% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; bảo đảm tối thiểu một năm hai lần phát động tổ chức chiến dịch thu gom, làm sạch các bãi tắm biển trên toàn quốc; 80% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.

Thực hiện việc quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 5 lưu vực sông chính tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ và tại các đảo có tiềm năng phát triển du lịch thuộc 12 huyện đảo.

Đến năm 2030: Giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.

Mở rộng quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 11 lưu vực sông chính và tại 12 huyện đảo.

Ngày 2/7/2020, theo Quyết định số 1462/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” được chính thức phê duyệt và triển khai ở cấp trung ương và mười (10) tỉnh/thành phố, quận (huyện)/thị xã, bao gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình (Đồng Hới), Thừa Thiên Huế (A Lưới), Đà Nẵng, Quảng Nam (Cù Lao Chàm), Phú Yên (Tuy Hòa), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Long An (Tân An), Kiên Giang (Rạch Giá và Phú Quốc).

Quản lý rác thải nhựa: Ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực ở các doanh nghiệp và địa phương

Bà Nguyễn Diệu Thúy bày tỏ sự vui mừng và sự tâm đắc với những huyện đảo quyết tâm thực hiện chương trình đảo không rác thải nhựa. Tuy nhiên, quá trình triển khai từ thực tiễn cho thấy, rác thải đại dương mang về không dễ xử lý, không phải rác thải nào cũng tái chế được, không phải rác thải nhựa nào cũng có thể xử lý bằng đốt nhiệt bởi đã nhiễm mặn. Một khi rác nhựa đã thải ra môi trường, công việc xử lý quá phức tạp, khó khăn. Chính vì vậy, chúng ta phải tính toán đến khả năng tái sử dụng, tuần hoàn nhựa ngay từ khi chọn vật liệu sản xuất, tiêu dùng. Và tốt nhất là giảm đầu vào, giảm thói quen sử dụng nhựa một lần, tiến tới tìm vật liệu thay thế. Đây chính là định hướng lâu dài cho tất cả các huyện đảo trong tương lai, để bảo vệ môi trường sống cho con người và các loài sinh vật biển

Nhận thấy sự ảnh hưởng của chất thải và rác thải nhựa đối với môi trường không những ngày càng gây ảnh hưởng tới môi trường mà còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe con người. Nhiều địa phương trên khắp cả nước cũng như các doanh nghiệp đã có những hành động, hoạt động tích cực trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức và thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa. Hiện nay, tại các siêu thị bán lẻ như Aeon, GO! & BigC, Winmart, Pico,... đã sử dụng các túi ni lông dễ phân hủy thay thế cho các túi ni lông truyền thống, ngoài ra nếu bạn sử dụng túi eco khi mua sắm tại Aeon sẽ được giảm trực tiếp 1000 đồng trên hóa đơn thanh toán. Điều đó đã tạo thói quen mang túi đựng khi đi mua sắm tại các siêu thị của rất nhiều người dân. Gần đây, GO! & BigC, Tops Market triển khai chương trình “Ngày không túi ni lông” vào các ngày thứ 4 trong tuần, khách hàng mua sắm sẽ được đóng hàng bằng những thùng các tông tái sử dụng hoặc mang túi đựng nhiều lần đi để đựng đồ. Các ngày trong tuần cũng được nhân viên siêu thị gợi ý dùng các thùng các tông đựng hàng hóa thay vì sử dụng túi ni lông. Đặc biệt, thương hiệu Decathlon còn nói không với túi ni lông khi khách hàng mua sắm.

Quản lý rác thải nhựa: Ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực ở các doanh nghiệp và địa phương

Phân loại rác tại nguồn tại siêu thị Aeon mall Hà Đông, Hà Nội

Ở các địa phương, tùy từng địa phương cụ thể mà có những hoạt động nhằm mang lại mục đích chung của Kế hoạch hành động quốc gia. Tại một địa phương ở một huyện miền núi Nghệ An, phong trào “Chủ Nhật Không Rác Thải Nhựa”, “Chủ nhật xanh” “Ngày thứ 7 tình nguyện” ở Phú Quốc đã được rất nhiều bạn trẻ hưởng ứng và duy trì đều đặn hàng tháng, thể hiện quyết tâm, thay đổi hành vi trong bảo vệ môi trường. Chương trình này đã lan tỏa đến nhiều các địa phương khác, trong đó có các bạn học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, tại Trường THPT Thanh Chương 1 có Câu lạc bộ học sinh bảo vệ môi trường: Theo bạn Nguyễn Thị Cẩm Tú (Trưởng nhóm): nhóm được thành lập gồm 54 thành viên. Vào ngày chủ nhật hàng tuần, nhóm tổ chức đi thu gom rác thải nhựa dọc bờ sông Lam, các nơi tập trung rác cộng đồng trên địa bàn thị trấn và lân cận. Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” ở tình Tiền Giang, chương trình “Ngày thứ 7 xanh” ở thành phố Hạ Long, nhóm dọn rác dưới lòng biển ở thành phố Quy Nhơn … Đặc biệt, ra quân đồng loạt Ngày Chủ Nhật xanh toàn quốc lần thứ IV, hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn “Phân loại rác - vì một Việt Nam xanh” trên khắp các địa bàn toàn quốc.

Bên cạnh đó, các giải báo chí “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” hằng năm và cuộc thi ảnh “Ô nhiễm trắng và những tác động đến hệ sinh thái biển” đã được phát động và đem lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền về nhận thức của người dân đối với ảnh hưởng của rác thải nhựa.

Tổ chức nhiều phương thức thu gom, vận chuyển, xử lý

Thực tế đã cho thấy, việc thu gom rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng khó khăn gấp bội phần trên đất liền. Nhận thức được điều đó, nhiều tỉnh/thành có biển đã có những phương thức thu gom rác thải khác nhau nhưng đều mang lại hiệu quả nhằm giảm thiểu rác thải nhựa đại dương trên biển.

Quản lý rác thải nhựa: Ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực ở các doanh nghiệp và địa phương

Quản lý rác thải nhựa: Ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực ở các doanh nghiệp và địa phương

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Tại Phú Quốc, kế hoạch “Nói không với rác thải nhựa và xóa điểm nóng về rác thải nhựa”, nhóm Phú Quốc Sạch và Xanh triển khai hoạt động thu gom rác nhựa tại các điểm nóng của Phú Quốc mỗi tháng 1 lần, đặc biệt tại các đảo nhỏ nơi tập trung các hoạt động du lịch lặn ngắm san hô. Trong hoạt động này Phú Quốc Sạch và Xanh mong muốn phối hợp các đơn vị Cano cùng chung tay thực hiện mỗi ngày mang rác nhựa vào cảng du lịch An Thới, phổ biến và khuyến khích khách du lịch cũng như người dân địa phương hạn chế vứt rác xuống biển, mang rác về bờ và bỏ đúng nơi quy định.

Tại Quảng Ninh, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã triển khai lắp đặt các thùng rác nổi trên biển để người dân trên Vịnh có điểm tập kết rác trước khi vận chuyển lên bờ. Ban Quản lý vịnh cũng đôn đốc các tổ chức, cá nhân thay thế phao xốp trong các công trình nổi trên vịnh Hạ Long bằng các vật liệu nổi bền vững khác nhằm giảm thiểu rác thải xốp trôi nổi trên vịnh.

Tại Hải Phòng triển khai nhiều mô hình sáng tạo như: chợ Cát Bà nói không với túi ni lông khó phân hủy; Mô hình “Xã đảo không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần” tại xã Việt Hải. Mô hình Ngôi nhà xanh chống rác thải nhựa cũng là mô hình thu gom, tái chế rác thải nhựa do Quận đoàn Hải An triển khai thí điểm tại phường Đông Hải 1 phát huy sự hiệu quả suốt thời gian qua.

Tại Quảng Ngãi, mô hình Làng không rác được triển khai thí điểm tại làng Gò Cỏ (xã Phổ Thạnh). Mô hình “Làng không rác” được triển khai bao gồm hoạt động phân loại rác tại nguồn (69 hộ dân của làng sẽ được trang bị mỗi hộ một bộ ba thùng rác chứa rác vô cơ, hữu cơ và tái chế để phân loại rác tại nhà; được tập huấn, giám sát trong việc phân loại rác tại nguồn). Đối với hợp phần làm phân compost (phân hữu cơ), Dự án trang bị thiết bị và giúp người dân biết cách ủ rác hữu cơ thải ra hàng ngày để thành phân hữu cơ dùng cải tạo đất, hoặc bón cho cây trồng.

Tại Trà Vinh, Tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào, chiến dịch thu gom, làm sạch bãi biển tối thiểu 02 lần/năm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; đối với các khu vực còn lại, thực hiện lồng ghép trong các chương trình phát động của ngành, địa phương; bố trí các thiết bị lưu chứa và các điểm tập kết chất thải, rác thải nhựa phù hợp, an toàn, thuận lợi, bảo đảm mỹ quan và vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, huy động sự tham gia của các người dân trong thu gom, phân loại rác thải nhựa đại dương; Tạo điều kiện, khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng rác thải nhựa; Kêu gọi đầu tư, khuyến khích đầu tư đối với những loại hình thu gom, xử lý rác thải nhựa thành những vật liệu có ích.

Kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn

Hiện nay, nhìn chung trong các hộ gia đình tất cả các loại rác vẫn tập trung thành một. Ngay tại các thành phố lớn, rất nhiều chung cư nhưng đa phần vẫn thu gom tất cả các loại rác thành một thùng. Rất ít có những chung cư phân loại rác thải tái chế và rác thải độc hại. Nhận thấy tác hại của rác thải nhựa và rác thải độc hại, Ban quản trị các tòa nhà chung cư Vinaconex 7; các khu chung cư của vinhomes đã cho lắp đặt các thùng thu gom Pin đã qua sử dụng ngay tại sảnh của chung cư. Các thương hiệu bán lẻ cũng đã cho lắp đặt các thùng phân loại rác ngay tại cổng ra vào các siêu thị. Điển hình như Aeon có các thùng thu gom rác thường, rác tái chế (nhựa và thủy tinh) và các loại Pin đã qua sử dụng.

Tháng 9/2023, UBND huyện Cô Tô, Quảng Ninh, không cho phép tất cả hành khách mang túi ni lông và đồ nhựa dùng 1 lần có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra đảo Cô Tô. Một khi mô hình mang lại hiệu quả sẽ dần được áp dụng cho nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học về xử lý rác thải nhựa đại dương

Trong những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị, tổ chức liên quan xây dựng các đề tài, đề án và các dự án nhằm triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030. Bên cạnh đó cũng tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học với các nước, cùng nhau giải quyết vấn đề chất thải nhựa đại dương; đẩy mạnh nghiên cứu, trao đổi chuyên sâu, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các quốc gia trên thế giới về rác thải nhựa đại dương.

Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn do Australia khởi xướng, được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu từ năm 1993 (tổ chức định kỳ vào tuần thứ 3 tháng 9 hằng năm). Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phát động Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”.

Dự án “Giảm thiểu Rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân CHLB Đức thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên WWF - Việt Nam tài trợ cho Việt Nam.

Ngày 21/01/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 510/VPCP-NN chỉ đạo về việc xây dựng Đề án tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương.

Rất nhiều các dự án đã và đang được triển khai trên toàn quốc. Nhiều dự án đã được cộng đồng quốc tế và các tổ chức đánh giá hiệu quả cao sau những đóng góp chung về cam kết giảm thải rác thải nhựa đại dương của Việt Nam.

Điều tra, khảo sát, rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa đại dương đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả

Nhằm xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa đại dương đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang gấp rút hoàn thiện Dự thảo Thông tư Quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát và đánh giá rác thải nhựa biển. Thông tư được ban hành, là cơ sở cho việc lập chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; lập và thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ; thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo theo quy định. Đồng thời phục vụ các nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin cho các ngành, các địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động khai thác, sử dụng, quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam.

Việt Nam cũng nhận được những dự án, phi dự án từ các nước trên thế giới. Phi dự án “Hỗ trợ thiết bị điều tra, khảo sát và phân tích rác thải nhựa đại dương từ Chính phủ Nhật Bản” là một trong những dự án đạt được những bước đầu trong việc điều tra khảo sát rác thải nhựa đại dương ở Việt Nam, hỗ trợ và đào tạo nguồn lực cho Việt Nam cũng như nâng cao hiệu quả tăng cường hợp tác quốc tế.

Để Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 sớm về đích thì mỗi một người dân cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn; phân loại chất thải tại nguồn, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải; từ chối sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy; khuyến khích phát triển, sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Có như vậy thì chúng ta mới có một môi trường trong, xanh, sạch, đẹp đáng sống.

Diệp Anh

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Lễ ra mắt Hội Doanh nhân họ Vũ - Võ TP. Hà Nội: Cột mốc kết nối, phát triển, lan tỏa giá trị dòng họ

Bắc Ninh tăng tốc chuyển đổi số, khơi thông nguồn lực trong khoa học công nghệ

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Diễn đàn

Thời tiết ngày 14/5: Miền Bắc ngày nắng, chiều tối mưa dông, vùng núi cục bộ có nơi mưa to

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to