Quảng Bình - Quảng Trị: Cơ hội vàng cho kinh tế biển bứt phá

19/06/2025

TN&MTTrong bối cảnh cả nước đang hướng tới tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản trị và liên kết vùng, việc sáp nhập Quảng Bình và Quảng Trị không chỉ mang ý nghĩa hành chính đơn thuần mà còn mở ra cơ hội kiến tạo một không gian phát triển kinh tế biển liên hoàn, quy mô lớn và có chiều sâu. Với vị thế là địa phương nằm bên hành lang kinh tế Đông - Tây, sở hữu đường bờ biển dài, thềm lục địa rộng, hệ thống cảng nước sâu và tiềm năng du lịch - năng lượng biển phong phú, Quảng Trị (mới) được kỳ vọng trở thành "trục xoay chiến lược" trong việc kết nối đất liền với biển, nội địa với quốc tế, quá khứ hào hùng với tương lai hiện đại.

Khi hai miền duyên hải giao thoa

Tỉnh Quảng Bình từ lâu đã được xác định là địa phương giàu tiềm năng biển với vị trí địa chiến lược quan trọng trong vùng Bắc Trung Bộ. Với diện tích thềm lục địa rộng khoảng 20.000 km², bờ biển trải dài hơn 116km, cùng hệ thống 5 cửa sông lớn, Quảng Bình là một trong những địa phương có điều kiện lý tưởng để phát triển toàn diện kinh tế biển. Sau sáp nhập, chiều dài bờ biển của tỉnh sẽ lên đến gần 191km – thuộc nhóm dài nhất trong số 21 tỉnh thành có biển trên cả nước, tạo điều kiện cho sự phát triển chuỗi đô thị - cảng biển - công nghiệp ven biển.

Một lợi thế mang tính chiến lược khác là việc Quảng Bình nằm cạnh hành lang kinh tế Đông - Tây, sở hữu tuyến quốc lộ 12 kết nối từ Lào qua cửa khẩu quốc tế Na Phẳn - Cha Lo ra biển Đông tại cảng Hòn La. Theo ông Phan Xuân Hào, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Bình: Đây không chỉ là trục giao thông đơn thuần mà là động mạch kinh tế cho giao thương quốc tế. Quảng Bình chính là đầu mối giao thông quốc gia, đóng vai trò như "cửa ngõ phía Tây ra biển" của toàn bộ tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, tạo điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế hàng hải, logistics và khu thương mại xuyên biên giới.


Ông Phan Xuân Hào, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Bình

Ông Hào nhấn mạnh: “Không phải địa phương nào cũng có được một vị trí chiến lược vừa giáp biển, vừa giáp Lào, lại nằm ngay trên hành lang kinh tế Đông - Tây. Đây chính là trục động lực mà Quảng Bình cần tận dụng tối đa để vươn lên trở thành trung tâm giao thương và hậu cần quốc tế. Việc phát triển kinh tế biển không chỉ là tiềm năng, mà là con đường tất yếu.”

Ngoài lợi thế về địa lý, Quảng Bình còn nổi bật với tiềm năng phát triển du lịch biển và sinh thái. Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng cùng hệ thống hang động độc đáo, các bãi biển nguyên sơ như Nhật Lệ, Bảo Ninh, Quang Phú, cùng các điểm đến văn hóa – lịch sử như Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, … đã giúp Quảng Bình trở thành điểm sáng trong bản đồ du lịch Việt Nam.

Theo ông Hào, lợi thế du lịch này cần được quy hoạch bài bản và tích hợp với định hướng phát triển kinh tế biển: “Chúng tôi xác định rõ: phát triển du lịch không chỉ là khai thác cảnh quan, mà phải trở thành một trụ cột trong chiến lược kinh tế biển. Các khu, tuyến du lịch biển cần được gắn với hạ tầng cảng biển, logistics, phát triển dịch vụ lưu trú và vận tải biển. Phát triển có chiều sâu và tính liên kết là nguyên tắc cốt lõi.”

Việc phát huy đồng thời cả ba trục: giao thương quốc tế, năng lượng biển và du lịch biển, theo lãnh đạo ngành nông nghiệp và môi trường, sẽ tạo nên một không gian kinh tế biển tích hợp – nơi Quảng Bình không chỉ là cửa ngõ, mà còn là điểm đến, là trung tâm sản xuất và dịch vụ biển cấp vùng và quốc gia.

Tỉnh Quảng Trị – đơn vị dự kiến sẽ hợp nhất với Quảng Bình – cũng có vị trí chiến lược không kém: sở hữu hệ thống cửa khẩu lớn như Lao Bảo, La Hay, cùng mạng lưới giao thông gắn với tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. Quảng Trị hiện đang đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu, công nghiệp – thương mại dịch vụ và năng lượng, đặc biệt là điện gió, điện khí và cảng biển Mỹ Thủy. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có nhiều tiềm năng du lịch lịch sử – văn hóa đặc sắc như thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, cầu Hiền Lương – sông Bến Hải…

Hai địa phương – Một hướng nhìn chiến lược

Những năm gần đây, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều bước đi mạnh mẽ trong phát triển kinh tế biển toàn diện. Theo Quyết định số 4921/QĐ-UBND ngày 20/12/2019, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh tế biển sẽ đóng góp từ 15-20% tổng GRDP. Các lĩnh vực được ưu tiên gồm: du lịch và dịch vụ ven biển, công nghiệp ven biển, nuôi trồng và khai thác hải sản, kinh tế hàng hải, khai thác tài nguyên biển và năng lượng tái tạo.


Khai thác và nuôi trồng hải sản là ngành truyền thống của Quảng Bình

Trong giai đoạn 2019 - 2024, tổng lượt khách du lịch đến Quảng Bình đạt trên 20,6 triệu, với doanh thu toàn ngành hơn 22.684 tỷ đồng. Riêng năm 2025, dự kiến đón khoảng 3,9 triệu lượt khách, trong đó có 162.000 khách quốc tế. Tỉnh cũng đã định hình 3 không gian phát triển du lịch biển gắn với sinh thái, lịch sử và trải nghiệm, hướng tới mô hình du lịch chất lượng cao, bền vững và có giá trị gia tăng lớn.

Lĩnh vực công nghiệp năng lượng và công nghiệp ven biển cũng ghi nhận sự phát triển mạnh. Khu kinh tế Hòn La hiện thu hút 74 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký trên 107.000 tỷ đồng. Tại đây đang triển khai các cụm công nghiệp năng lượng lớn như Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I (1.403MW), Quảng Trạch II (1.500MW, chuyển từ than sang LNG), cùng 10 dự án điện gió với tổng công suất gần 4.300 MW. Ngoài ra, mỏ titan với diện tích hơn 1.280 ha cũng đang được quy hoạch khai thác hiệu quả và an toàn.

Khai thác và nuôi trồng hải sản là ngành truyền thống của Quảng Bình. Tính đến nay, toàn tỉnh có 6.303 tàu cá, trong đó có 1.071 tàu tham gia khai thác xa bờ theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg. Đã có 3.938 tàu được cấp phép khai thác vùng khơi, hơn 1.100 tàu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, 68 tổ đoàn kết khai thác hải sản và 3 nghiệp đoàn nghề cá hoạt động hiệu quả. Năm 2024, sản lượng khai thác đạt 86.010 tấn.

Cảng biển Quảng Bình, với các khu bến Hòn La, Mũi Độc, sông Gianh và khu neo đậu tránh trú bão, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giao thương. Cảng Hòn La có thể tiếp nhận tàu container, hàng rời, tàu khách quốc tế lên đến 225.000 GT, hàng hóa thông qua cảng đạt 13,66 triệu tấn/năm. Ông Phan Xuân Hào nhấn mạnh, cảng biển không chỉ là nơi trung chuyển mà còn là "điểm tựa" để phát triển công nghiệp, dịch vụ logistics biển quy mô lớn.

Quảng Trị cũng không nằm ngoài xu thế đó. Với bờ biển dài hơn 75km, tỉnh đã và đang tập trung phát triển cảng biển Mỹ Thủy – cảng nước sâu quy mô lớn tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, có thể tiếp nhận tàu 100.000 DWT. Đây sẽ là điểm trung chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu cho cả khu vực, đồng thời hỗ trợ tốt cho vùng công nghiệp năng lượng tại Gio Linh, Hải Lăng và Vĩnh Linh.

Hiện Quảng Trị có hàng loạt dự án điện gió (cả trên bờ và ngoài khơi), điện khí LNG đang triển khai, tạo nên một cực phát triển năng lượng sạch của miền Trung. Kết hợp với thế mạnh về cửa khẩu quốc tế, các khu kinh tế như Lao Bảo, La Hay… đang trở thành đầu mối thương mại quan trọng với thị trường Lào, Thái Lan và Myanmar.

Sáp nhập: Cơ hội tái cấu trúc kinh tế biển liên vùng

Việc sáp nhập Quảng Bình – Quảng Trị, sẽ mở ra một không gian phát triển rộng lớn với diện tích 12.700 km², đường bờ biển dài gần 191km, cùng hệ thống 5 khu kinh tế (KKT Hòn La, KKT Đông Nam Quảng Trị, KKT Cha Lo, KKT Lao Bảo, KKT La Hay)... Đây là một cơ hội hiếm có để tái cấu trúc lại toàn bộ nền kinh tế biển vùng duyên hải Bắc Trung Bộ.


Ông Phan Xuân Hào cho rằng: Sự hợp nhất sẽ mở ra cơ hội tái cấu trúc hệ thống hạ tầng vùng, hình thành các chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ hơn từ sản xuất, chế biến, logistics và xuất khẩu

Quảng Bình và Quảng Trị có nhiều nét tương đồng và tính bổ trợ: trong khi Quảng Bình mạnh về du lịch biển và tài nguyên thiên nhiên, Quảng Trị lại sở hữu thế mạnh về công nghiệp, thương mại và kinh tế cửa khẩu. Việc sáp nhập sẽ giúp hình thành một trung tâm kinh tế biển - công nghiệp - du lịch mới của miền Trung, đồng thời tạo chuỗi liên kết chặt chẽ trong logistics, xuất khẩu, chế biến và đầu tư hạ tầng.

Tỉnh mới sau sáp nhập sẽ có điều kiện thuận lợi để quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển hiện đại, năng lượng tái tạo (điện gió ngoài khơi, điện khí LNG), khu đô thị sinh thái biển, hạ tầng cảng nước sâu và khu thương mại tự do gắn với hành lang Đông - Tây. Theo ông Hào, sự kết hợp này sẽ tạo ra giá trị gia tăng mới, gia tăng sức hút đầu tư và năng lực cạnh tranh quốc tế.

Ngoài ra, việc hợp nhất sẽ tạo tiền đề để hình thành các trung tâm trung chuyển hàng hóa, hậu cần quốc tế, các khu công nghiệp chế biến, trung tâm du lịch sinh thái – văn hóa liên vùng. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên biển, đảm bảo phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế - xã hội – môi trường và an ninh quốc phòng.

Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững

Trong bối cảnh sáp nhập và hội nhập sâu rộng, Quảng Bình xác định phát triển kinh tế biển không chỉ là nhiệm vụ chiến lược mà còn là một phần trong chiến lược phát triển quốc gia. Một số định hướng then chốt đã được đưa ra:

Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, trong đó trọng tâm là cảng biển nước sâu, sân bay Đồng Hới, hệ thống logistics, tuyến cao tốc Bắc Nam và các tuyến ven biển. Mục tiêu là hình thành các trung tâm hậu cần, trung chuyển quốc tế, kết nối hiệu quả với các KKT và cửa khẩu.


Quảng Bình xác định phát triển kinh tế biển không chỉ là nhiệm vụ chiến lược mà còn là một phần trong chiến lược phát triển quốc gia

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xanh, sinh thái và thông minh. Ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng sạch, công nghiệp bán dẫn, công nghiệp phụ trợ ven biển, công nghệ cao và công nghiệp chế biến gắn với các vùng nguyên liệu thủy sản.

Thứ ba, phát triển mạnh du lịch biển và sinh thái, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tạo các sản phẩm du lịch chất lượng cao, gắn với di sản, văn hóa bản địa và cảnh quan thiên nhiên, hướng đến thị trường quốc tế.

Thứ tư, khai thác hợp lý tài nguyên biển gắn với bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý IUU, áp dụng công nghệ số trong giám sát, kiểm tra và tổ chức sản xuất chuỗi giá trị thủy sản hiện đại.

Về giải pháp, ông Phan Xuân Hào cho rằng, cần tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn: quy hoạch chưa đồng bộ, môi trường đầu tư chưa đủ hấp dẫn, thiếu nguồn vốn phát triển hạ tầng, năng lực doanh nghiệp còn hạn chế, và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu.

Tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp – phân quyền rõ ràng, số hóa thủ tục, giảm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, tập trung phát triển nguồn nhân lực số, kỹ thuật và quản trị hiện đại, tạo lực lượng lao động chất lượng cao cho kinh tế biển.

Một giải pháp quan trọng là tạo đột phá từ khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển các cụm đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp công nghệ cao, logistics, công nghiệp sạch và du lịch biển. Tạo cơ chế thu hút đầu tư tư nhân, khuyến khích hợp tác công – tư (PPP), tăng cường liên kết vùng, gắn phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh biển đảo.

Hoàng Anh

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông