Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

10/07/2025

TN&MTSở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là than và đất đá làm vật liệu san lấp, Quảng Ninh luôn xác định công tác quản lý khoáng sản là nhiệm vụ trọng tâm, gắn liền với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trong bối cảnh Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024 chính thức có hiệu lực từ 1/7/2025, tỉnh Quảng Ninh đang có những bước chuẩn bị chủ động, đồng bộ, hướng đến mục tiêu vừa khai thác hợp lý, vừa bảo vệ tài nguyên cho tương lai.

Ba năm đi vào nề nếp: Quản lý khoáng sản không còn “điểm nóng”
Theo ông Ngô Thành Tâm – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, trong ba năm trở lại đây, tỉnh đã tạo được nền tảng vững chắc trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, thể hiện qua việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác, không để phát sinh điểm nóng về vi phạm.
“Về cơ bản, công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong 03 năm vừa qua đã đi vào ổn định, nề nếp; đã kiểm soát tốt tình hình, không để xảy ra điểm nóng về khai thác khoáng sản trái phép; kiểm soát chặt chẽ các dự án kinh tế - xã hội có liên quan đến than, khoáng sản”, ông Tâm cho biết.

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Khai trường của Công ty CP than Hà Tu - Vinacomin

Cùng với việc hoàn thiện thể chế, tỉnh Quảng Ninh đã vận hành tốt cơ chế chịu trách nhiệm theo hướng rõ đầu mối, nâng cao vai trò cấp ủy và người đứng đầu trong công tác chỉ đạo. Các sai phạm được phát hiện và xử lý kịp thời; việc đánh giá kết quả thực hiện được tổ chức thường xuyên, liên tục.
Đặc biệt, công tác cấp phép được chú trọng cả về tiến độ lẫn chất lượng, bảo đảm phù hợp với quy hoạch, nhu cầu thực tế. Tính đến nay, toàn tỉnh có 38 giấy phép khai thác khoáng sản do UBND tỉnh Quảng Ninh cấp và 64 giấy phép do Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp – một con số thể hiện rõ sự chặt chẽ và minh bạch trong khâu quản lý tài nguyên.
Những bất cập cần tháo gỡ từ thực tiễn quản lý
Tuy đạt nhiều kết quả nổi bật, công tác quản lý khoáng sản tại Quảng Ninh vẫn còn gặp một số bất cập, nhất là trong bối cảnh nhu cầu vật liệu san lấp tăng cao phục vụ phát triển hạ tầng.
Theo ông Ngô Thành Tâm, Luật Khoáng sản 2010 sau thời gian dài áp dụng đã bộc lộ không ít hạn chế, đặc biệt trong quản lý một số loại khoáng sản mới phát sinh nhu cầu sử dụng cao như đất san lấp, đất đá thải mỏ, khiến công tác cấp phép và khai thác gặp khó khăn.
“Việc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn đối với đất đá thải mỏ đã được các cấp chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, kết quả thu được chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh Quảng Ninh”, ông Tâm cho biết.

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Đưa cơ giới hoá vào khai thác hầm lò tại Công ty CP than Hà Lầm - Vinacomin

Một phần nguyên nhân đến từ thực tế: nhiều giấy phép khai thác than sẽ hết hạn vào năm 2023–2025, dẫn đến việc phải lồng ghép thủ tục cấp phép đất đá thải mỏ với hồ sơ đóng cửa mỏ hoặc gia hạn khai thác, khiến tiến độ bị kéo dài, ảnh hưởng đến các dự án đầu tư, xây dựng trọng điểm của tỉnh.
Ngoài ra, dù số vụ vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản đã giảm mạnh, vẫn còn tồn tại một số trường hợp khai thác trái phép, cho thấy công tác kiểm tra, giám sát ở một số thời điểm còn chưa đủ chặt chẽ. Việc phối hợp giữa các ngành, cấp trong thanh tra, kiểm tra chưa thực sự đồng bộ. Một số loại hình dự án sử dụng vật liệu xây dựng nhân tạo, vật liệu thay thế vẫn thiếu cơ chế rõ ràng.
Cũng theo ông Tâm, tiến độ giải quyết thủ tục pháp lý liên quan đến ngành than còn chậm, đặc biệt trong thẩm định, phê duyệt và nghiệm thu đề án đóng cửa mỏ. Điều này kéo theo những khó khăn trong công tác quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và gây ách tắc không nhỏ cho nhiều hoạt động kinh tế.
Luật Địa chất và Khoáng sản 2024: Cơ hội mới, kỳ vọng lớn
Với việc Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024 chính thức có hiệu lực từ 1/7/2025, các địa phương, trong đó có Quảng Ninh, đang có thêm hành lang pháp lý mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản một cách bền vững.
“Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 với những thay đổi lớn về chính sách đã tạo hành lang pháp lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật”, ông Tâm khẳng định.
Luật mới khắc phục nhiều tồn tại của Luật Khoáng sản 2010 với những nội dung đột phá:
Thứ nhất, khoáng sản được phân chia thành các nhóm I, II, III, IV dựa trên công dụng và mục tiêu quản lý. Việc phân nhóm này tạo điều kiện linh hoạt trong quy hoạch, cấp phép và kiểm soát hoạt động khai thác, đặc biệt là khoáng sản nhóm IV (vật liệu san lấp), phù hợp với nhu cầu cấp thiết hiện nay.

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Một mỏ đá ở xã Thống Nhất, tỉnh Quảng Ninh

Thứ hai, phân cấp mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương. Luật trao thêm thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trong quản lý khoáng sản, đi đôi với phân bổ nguồn lực và cơ chế giám sát, kiểm tra quyền lực. Đây là bước tiến quan trọng giúp các địa phương như Quảng Ninh chủ động hơn trong xử lý các tình huống thực tiễn.
Thứ ba, quy định rõ về khoáng sản nhóm IV, bao gồm đất sét, đất đồi, đất có tên gọi khác, đất lẫn đá, cát, cuội, sỏi... chỉ phù hợp với mục đích san lấp, đắp nền, xây dựng thủy lợi, phòng chống thiên tai. Điều này giải quyết triệt để khó khăn trong xác định loại hình và mục đích sử dụng của khoáng sản.
Thứ tư, thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong khai thác khoáng sản: Luật khuyến khích ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, tận dụng hiệu quả nguồn đất đá thải, giảm thiểu chất thải và ô nhiễm.
Cùng với đó là nhiều quy định mới quan trọng như: thu hồi khoáng sản khi giấy phép hết hạn, quản lý cát sỏi lòng sông – biển, điều chỉnh sắc thuế và lệ phí cấp quyền khai thác, siết chặt quy trình môi trường, ...
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh
Trong năm 2024 và 4 tháng đầu năm 2025, công tác thanh tra, kiểm tra của tỉnh Quảng Ninh được thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, không có vùng cấm, không nể nang, tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch.
“Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ, các sở, ngành, địa phương có liên quan tiến hành thanh tra theo kế hoạch, đột xuất theo chức năng nhiệm vụ được giao”, ông Tâm cho biết.

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Các phương tiện bị bắt giữ khi thực hiện khai thác trộm cát ở cửa sông Đá Bạc, khu vực Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Kết quả, từ tháng 1/2024 đến tháng 4/2025, tỉnh đã xử phạt 04 doanh nghiệp vi phạm pháp luật về khoáng sản, với tổng số tiền xử phạt là 255 triệu đồng. Các vi phạm chủ yếu liên quan đến khai thác vượt phạm vi, khai thác không đúng thiết kế, vi phạm về môi trường và báo cáo định kỳ.
Việc xử lý nghiêm minh, công khai kết quả là một bước đi mạnh mẽ nhằm thiết lập lại trật tự trong lĩnh vực tài nguyên – khoáng sản, đồng thời gửi thông điệp rõ ràng đến các tổ chức, cá nhân: Quảng Ninh không khoan nhượng với những hành vi vi phạm pháp luật.
Quảng Ninh – Hướng tới mô hình quản lý khoáng sản xanh, hiện đại
Trong bối cảnh mới, khi yêu cầu phát triển kinh tế luôn đi cùng với bảo vệ môi trường và khai thác tài nguyên bền vững, Quảng Ninh đang chủ động thích ứng, hoàn thiện thể chế và triển khai đồng bộ các giải pháp.

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Một mỏ đất ở khu vực Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 được kỳ vọng sẽ giúp địa phương này giải quyết triệt để những điểm nghẽn hiện nay về pháp lý, thủ tục hành chính, quy hoạch và cơ chế phối hợp. Với nền tảng đã được thiết lập từ nhiều năm qua, cùng quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục là hình mẫu địa phương tiêu biểu trong công tác quản lý khoáng sản, đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội.

Đỗ Hùng

>>>>> Xin vui lòng xem thêm:

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách;

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024;

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới.

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam là đối tác tiên phong trong nền tảng NPAP chống ô nhiễm nhựa

Ngành Thú y phải chủ động, chuyên nghiệp, bền vững hơn

Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Halal Pakistan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Môi trường

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: Tận tâm chữa bệnh, trách nhiệm với môi trường

Kiểm lâm Sơn Động: Chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Việt Nam tham vấn chiến lược cho Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Lâm trường Lục Ngạn: Đổi thay từ chuyển đổi mô hình

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Quảng Trị: Làm việc cùng các nhà đầu tư - động lực phát triển kinh tế trong thời gian tới

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Diễn đàn

Thời tiết ngày 11/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to