Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tại các khu dự trữ sinh quyển

20/01/2025

TN&MTGần 2,1 triệu ha diện tích tại ba khu dự trữ sinh quyển đã được quản lý hiệu quả, hơn 4.000 ha rừng suy thoái được phục hồi và 62.940 ha khu vực dành riêng có giá trị bảo tồn cao được sử dụng bền vững tài nguyên.

Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tại các khu dự trữ sinh quyển

Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - một trong ba khu dự trữ sinh quyển triển khai dự án BR

Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổng kết Dự án "Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam" (Dự án BR). Dự án, được tài trợ bởi Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), là một phần trong nỗ lực của Việt Nam hướng tới thực hiện Khung đa dạng sinh học toàn cầu Kunming-Montreal (GBF) đến năm 2030.

Khởi động từ năm 2019, dự án BR đã được triển khai tại 3 khu dự trữ sinh quyển thế giới (KDTSQTG): Tây Nghệ An, Cù Lao Chàm - Hội An và Đồng Nai. Trong bối cảnh thách thức từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đe dọa đến tính bền vững của đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái tại các KDTSQTG, dự án đã hỗ trợ hoàn thiện khung thể chế và chính sách, tăng cường phối hợp giữa các bên trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững, thúc đẩy bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học, và đẩy mạnh các mô hình sinh kế cộng đồng bền vững tại các KDTSQTG.

Dự án BR đã đạt được những kết quả đáng kể, quản lý hiệu quả gần 2,1 triệu ha diện tích tại ba khu dự trữ sinh quyển, phục hồi và quản lý rừng bền vững cho hơn 4.000 ha rừng suy thoái và bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên của 62.940 ha khu vực dành riêng có giá trị bảo tồn cao.

Gần 2.900 hộ gia đình, trong đó 40% người hưởng lợi là phụ nữ, đã tăng thu nhập ít nhất 20% thông qua các hoạt động như du lịch sinh thái, trồng cây dược liệu, và chăn nuôi thân thiện môi trường.

Ngoài ra, hơn 4.200 người, trong đó 43% là phụ nữ, đã được đào tạo về bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Dự án cũng đã đạt được bước tiến trong việc thúc đẩy tích hợp Đánh giá tác động đa dạng sinh học (BIA) vào các đánh giá tác động môi trường (EIA) tại ba KDTSQ. Cùng với đó, 62.5% cơ sở du lịch lựa chọn được cấp chứng nhận cơ sở du lịch thân thiện đa dạng sinh học.

Các kết quả đạt được từ dự án là minh chứng cho cam kết của Việt Nam đối với các mục tiêu GBF bao gồm mục tiêu về quy hoạch không gian và bảo vệ hệ sinh thái, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, tích hợp đa dạng sinh học vào chính sách quốc gia và các ngành kinh tế, và đảm bảo sự tham gia của cộng đồng.

Ông Nguyễn Văn Tài, Cục trưởng Cục bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Dự án BR khẳng định: "Sau 5 năm triển khai, Dự án BR, đã hoàn thành các mục tiêu, chỉ số đầu ra của dự án theo Văn kiện dự án đã được phê duyệt. Các kết quả đạt được của Dự án BR đã góp phần tăng cường hiệu quả quản lý các KDTSQ tại Việt Nam và thúc đẩy thực hiện các chức năng KDTSQ trước các áp lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt trên toàn cầu".

Phát biểu tại sự kiện, Ông Patrick Haverman, Phó Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh: "Chúng ta cần đặt con người vào trung tâm của mọi nỗ lực bảo tồn thiên nhiên. Bằng cách trao quyền cho các cộng đồng, thúc đẩy sinh kế bền vững, tôi tin rằng chúng ta có thể tạo nên một tương lai nơi con người và thiên nhiên sống hài hòa với nhau."

Tiếp nối những thành công của dự án BR, UNDP cam kết thúc đẩy cuộc sống hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. UNDP sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Bộ TN&MT và các bên liên quan tại Việt Nam để triển khai các dự án trong tương lai như dự án "Thúc đẩy bảo tồn loài hoang dã và du lịch có trách nhiệm dựa vào thiên nhiên vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam", dự án "Quản lí rừng và đất rừng bền vững ở cảnh quan lưu vực sông Ba"…

Những nỗ lực này sẽ tiếp tục củng cố vai trò của Việt Nam trong thực hiện các cam kết quốc tế và trong nước về bảo tồn đa dạng sinh học và quản lí tài nguyên thiên nhiên.

Các khu dự trữ sinh quyển, lần đầu được UNESCO đề xuất vào năm 1971, nhằm công nhận các khu vực có giá trị cao về thiên nhiên và văn hóa. Các khu này được xem như "phòng thí nghiệm" cho phát triển bền vững, nơi thử nghiệm các phương pháp quản lý tương tác giữa hệ sinh thái và các hoạt động kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học do phát triển thiếu bền vững, các KDTSQTG tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái và hỗ trợ hàng triệu người dân và hệ động thực vật bản địa. 

Theo baochinhphu.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông