Tăng thuế thuốc lá: Chính sách “cùng thắng” để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy tăng trưởng bền vững

03/06/2025

TN&MTTăng thuế thuốc lá đã được chứng minh là biện pháp hiệu quả và ít tốn kém nhất để giảm sử dụng thuốc lá, đặc biệt là ngăn ngừa thanh thiếu niên hút thuốc. Biện pháp này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong mà còn giúp tăng nguồn thu từ thuế thuốc lá cho ngân sách, để tái đầu tư vào các ưu tiên của đất nước.

Gánh nặng do sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và kinh tế

Với hơn 15 triệu người hút thuốc, Việt Nam đang phải chịu gánh nặng y tế và kinh tế khổng lồ, với hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm do hút thuốc lá chủ động và tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động. Đồng thời, chi phí y tế và thiệt hại kinh tế do bệnh tật và tử vong sớm liên quan đến sử dụng thuốc lá hàng năm ở Việt Nam ước tính lên tới 108 nghìn tỷ đồng (khoảng 4,5 tỷ USD), tương đương 1,14% GDP mỗi năm. 

Ngoài khía cạnh y tế, thì tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao ở nam giới và tập trung trong nhóm tuổi từ 15-55 tuổi, làm suy yếu lực lượng lao động, dẫn đến tổn thất về năng suất và sản lượng của nền kinh tế, làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng kinh tế mà một số nhóm nghèo và thiệt thòi nhất đang phải gánh chịu. Theo nghiên cứu của Hội Khoa học Kinh tế Y tế, hàng năm, chi phí gián tiếp do bệnh tật, tử vong gây ra từ việc sử dụng thuốc lá tại Việt Nam làm mất đi tổng cộng 21,7 triệu giờ lao động. Vấn đề này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong 10-20 năm tới khi đa số những người hút thuốc hiện nay bắt đầu hứng chịu những tác động bất lợi đối với sức khỏe của hành vi sử dụng thuốc lá.

Những tổn thất này gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao đe dọa khả năng đạt được các mục tiêu y tế quốc gia của Việt Nam, cũng như các cam kết của Việt Nam đối với các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) về y tế.

Việt Nam cần đột phá về chính sách thuế thuốc lá

Trong thời gian qua, mặc dù tỷ lệ hút thuốc ở nam giới trưởng thành tại Việt Nam đã giảm từ 47,4% năm 2010 xuống còn 41,1% năm 2021, mức giảm này vẫn còn khiêm tốn. Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 15 quốc gia có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc cao nhất thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN. Một trong những nguyên nhân chính là giá thuốc lá quá rẻ, do thuế thuốc lá còn thấp. Năm 2022, tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá của nước ta chỉ đạt 36%, thấp hơn so với trung bình của nhóm quốc gia có thu nhập trung bình (59%) và thuộc nhóm có mức thuế thấp nhất trong khu vực ASEAN - thấp hơn nhiều so với các quốc gia như Thái Lan (78.6%), Philippines (71.3%), Singapore (67.5%).

Chính vì thuế thấp nên giá thuốc lá ở Việt Nam cũng ở mức thấp. Theo báo cáo của WHO, giá một bao thuốc nhãn phổ biến nhất ở Việt Nam chỉ vào khoảng 0.9 USD/bao. Với mức giá này, giá thuốc lá ở Việt Nam đứng thứ 15, gần thấp nhất, trong số 19 nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Điều tra về giá bán lẻ thuốc lá do Trường Đại học Y tế Công cộng và Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam thực hiện năm 2023 cho thấy, trên thị trường có tới 40 nhãn hiệu thuốc lá có giá bán lẻ dưới 10.000 đồng/bao 20 điếu, có nhiều nhãn hiệu chỉ có mức giá 7.000 đồng đến 8.000 đồng/bao 20 điếu. Với mức giá thuốc lá bán lẻ thấp như vậy, người có thu nhập thấp và người mới hút, kể cả trẻ em và trẻ vị thành niên rất dễ tiếp cận với thuốc lá.  

Hành động ngay để bảo vệ tương lai

Tăng thuế thuốc lá đã được chứng minh là biện pháp hiệu quả và ít tốn kém nhất để giảm sử dụng thuốc lá, đặc biệt là ngăn ngừa thanh thiếu niên hút thuốc. Biện pháp này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong mà còn giúp tăng nguồn thu từ thuế thuốc lá cho ngân sách, để tái đầu tư vào các ưu tiên của đất nước.

Để đạt được các mục tiêu đã nêu của Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị Việt Nam nên áp dụng một hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt hỗn hợp với thuốc lá, bằng cách bổ sung thuế tuyệt đối thêm vào mức thuế theo tỷ lệ hiện có. Mức thuế tuyệt đối nên được áp ở mức khởi điểm 5.000 đồng/bao thuốc vào năm 2026 và tăng dần đạt 15.000 đồng/bao vào năm 2030, bên cạnh mức thuế tỷ lệ hiện hành, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Phương án khuyến nghị của WHO sẽ giúp giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở nam và nữ sẽ xuống dưới 36% và 1,0% tương ứng vào năm 2030, qua đó sẽ đạt được các mục tiêu Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam. Phương án này, sẽ làm giảm đáng kể tổng số người hút thuốc, ước tính giảm khoảng 696.000 người vào năm 2030 so với năm 2020. Đồng thời, giúp tăng doanh thu thuế thêm 29.000 tỷ đồng vào năm 2030 so với năm 2020. 

Theo Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, Việt Nam đang đứng trước những quyết định quan trọng để bảo vệ người dân khỏi những tác hại của việc sử dụng thuốc lá và kêu gọi các nhà lập pháp hãy hành động thật mạnh mẽ vì sức khỏe và sự phát triển của Việt Nam. Mức tăng thuế càng cao thì tác động tích cực tới sức khỏe càng lớn, càng tạo ra nhiều doanh thu thuế để tái đầu tư vào các ưu tiên của Chính phủ để thúc đẩy phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, trước những thông tin sai lệch về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc tăng thuế, từ đó tăng giá bán thuốc lá không phải là nguyên nhân làm nghiêm trọng thêm tình hình buôn lậu thuốc lá. Yếu tố quan trọng nhất để giải quyết tình trạng buôn lậu hoặc buôn bán thuốc lá bất hợp pháp là năng lực thực thi và nỗ lực của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, lập luận rằng việc tăng thuế thuốc lá làm tăng tỷ lệ thất nghiệp cũng không chính xác. Bằng chứng cho thấy khi giá thuốc lá tăng, chi tiêu cho thuốc lá sẽ được chuyển sang các sản phẩm phác, kích thích sản xuất và tạo thêm việc làm ở các ngành khác. Thêm vào đó, Chính phủ có thêm doanh thu để đầu tư trở lại vào nền kinh tế - vào các lĩnh vực như sức khỏe và giáo dục. Và không giống như thuốc lá, các lĩnh vực này sẽ làm tăng năng suất và tăng trưởng của đất nước.

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực hướng tới phát triển bền vững, giảm bất bình đẳng và xây dựng một xã hội khỏe mạnh, công bằng, thì tăng thuế thuốc lá không phải là lựa chọn - mà là một đòi hỏi cấp thiết. Đây là thời điểm để các nhà hoạch định chính sách thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu tác hại của thuốc lá, đồng thời củng cố nguồn lực cho phát triển.

PV

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông