Tăng tốc xóa nhà tạm, về đích nông thôn mới

22/06/2025

TN&MTChiều 22/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.

Hội nghị diễn ra tại điểm cầu chính Trụ sở Chính phủ, kết nối đến trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cùng dự và đồng chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, các Phó Thủ tướng: Trần Hồng Hà, Mai Văn Chính; Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan. Đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành ở Trung ương, thành viên các ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia, ban chỉ đạo các phong trào thi đua, đại diện một số tổ chức quốc tế dự Hội nghị.

Nông nghiệp là trụ đỡ, nông dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với sự phát triển đất nước. Theo Thủ tướng, nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, nông dân là trung tâm, còn nông thôn là nền tảng vững chắc - đặc biệt trong bối cảnh nước ta có đa số dân số sống ở nông thôn, và khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong lao động xã hội.

Thủ tướng khẳng định, trong đại dịch COVID-19 và cả giai đoạn hậu dịch với nhiều khó khăn kéo dài, chính khu vực nông nghiệp đã góp phần quyết định giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an ninh lương thực và hỗ trợ an sinh xã hội.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nhấn mạnh đóng góp sâu sắc của nông nghiệp, nông thôn trong việc hình thành bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, gắn với nền văn minh lúa nước lâu đời.

Đây là Hội nghị quan trọng, diễn ra trong thời điểm cả nước đang tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, đồng thời gấp rút hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương. Thủ tướng lưu ý đến bước ngoặt sắp tới: từ ngày 1/7/2025, bộ máy hành chính chính thức chuyển sang mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bỏ cấp huyện, cả nước còn 34 tỉnh và 3.321 xã - đòi hỏi tổ chức triển khai các chương trình phải bài bản, sát thực tiễn, không để gián đoạn.

Ghi nhận kết quả đã đạt được, Thủ tướng cho biết, đến nay, 79% xã trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, 51% huyện đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 12 tỉnh, thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra thực tế tại nhiều địa phương, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 50%, đời sống người dân còn khó khăn, trong khi một số điển hình tiên tiến chưa được phát hiện, khen thưởng kịp thời, gây ảnh hưởng đến động lực thi đua.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận sâu về những cách làm hay, mô hình hiệu quả, các sáng kiến sáng tạo từ thực tiễn; tôn vinh, khen thưởng những tổ chức, cá nhân tiêu biểu; đồng thời đóng góp định hướng cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2026-2030, nhất là trong điều kiện, yêu cầu mới về quy mô, nội dung và phương thức triển khai, gắn với các chương trình như “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

Thủ tướng cũng lưu ý thêm một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm như bảo vệ môi trường nông thôn, bảo đảm nước sạch, xử lý rác thải và xóa bỏ các tập tục lạc hậu. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết về an sinh mà còn là tiêu chí quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn.

Kết quả vượt chỉ tiêu – Nền tảng cho giai đoạn mới

Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, trong giai đoạn 2021–2025, hai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về Xây dựng nông thôn mới (NTM) và Giảm nghèo bền vững (GNBV) đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng.

Hiệu quả vượt bậc trong xây dựng nông thôn mới: 79,3% xã đạt chuẩn NTM, sát ngưỡng chỉ tiêu 80% của cả giai đoạn; 12,3% xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, vượt xa chỉ tiêu 10%; 51% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, vượt 1% chỉ tiêu; trong đó 20% đạt NTM nâng cao (năm 2021 chưa có huyện nào đạt chuẩn này); Tổng nguồn lực huy động cho chương trình lên tới 3,7 triệu tỷ đồng, trong đó hơn 60% là vốn tín dụng, gần 25% huy động từ doanh nghiệp và người dân.


Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị

Thành tựu trong giảm nghèo bền vững: Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2024 giảm còn 1,93% (giảm 3,27% so với cuối 2022), bình quân mỗi năm giảm trên 1%; Hơn 134.000 lao động nghèo được hỗ trợ kết nối việc làm – vượt 34% so với chỉ tiêu đề ra; Trên 10.500 mô hình sinh kế được triển khai, gấp 10 lần chỉ tiêu kế hoạch.

Hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ: m87,3% số xã đạt tiêu chí giao thông; 98,1% đạt tiêu chí thủy lợi; 96,5% đạt tiêu chí điện; Gần 90.000 hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở bền vững; Chương trình OCOP có hơn 16.500 sản phẩm đạt 3 sao trở lên.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định: “Những thành quả trên là minh chứng rõ ràng cho hiệu quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương; sự đồng lòng, tự nguyện đóng góp từ người dân, với hàng triệu hộ dân tự hiến hơn 98 triệu m² đất, góp phần làm nên một diện mạo nông thôn khang trang, hiện đại.”

Dù đạt nhiều kết quả tích cực, Bộ trưởng cũng chỉ ra một số tồn tại: Một số vùng khó khăn vẫn còn tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM thấp, có nơi còn “trắng xã NTM”; Tiến độ giải ngân tại một số địa phương còn chậm, do vướng mắc về bố trí vốn đối ứng, thủ tục hành chính, tâm lý “sợ sai”; Một số mô hình OCOP chưa bền vững, thiếu hậu kiểm.

Theo Bộ trưởng, nguyên nhân đến từ ảnh hưởng dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, sáp nhập đơn vị hành chính, cùng với hạn chế trong năng lực điều hành ở một số cấp cơ sở. Từ thực tiễn triển khai, Bộ trưởng Duy nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm lớn, trong đó đáng chú ý là: Người dân phải là trung tâm và là chủ thể của quá trình phát triển; Phải chuyển trọng tâm từ số lượng sang chất lượng và tính bền vững; Phân bổ nguồn lực có trọng tâm, tránh dàn trải; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số và khoa học kỹ thuật vào phát triển nông thôn.

Hướng tới nông thôn hiện đại, hạnh phúc

Về định hướng sắp tới, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề xuất tích hợp hai Chương trình NTM và GNBV thành một Chương trình MTQG thống nhất, triển khai từ 2026–2030, với mục tiêu: Đến năm 2030: 80% xã đạt chuẩn NTM, không còn hộ nghèo theo chuẩn đa chiều; Đến năm 2035: 90% xã đạt chuẩn NTM, trong đó 25% đạt chuẩn NTM hiện đại.

Chương trình giai đoạn mới sẽ gắn nông thôn với đô thị hóa, phát triển xanh, tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh chuyển đổi số và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phiên họp kết thúc với thông điệp rõ ràng từ Chính phủ và Thủ tướng: “Không để người dân không có nhà ở hoặc sống trong nhà dột nát”. Tinh thần xuyên suốt là quyết liệt trong hành động, cụ thể trong kết quả, “đã nói là làm, đã cam kết thì phải thực hiện”. Với những kết quả đã đạt được và định hướng rõ ràng, quyết liệt, năm 2025 hứa hẹn sẽ là năm bản lề, tạo bệ phóng vững chắc cho sự phát triển nông thôn bền vững, hiện đại và nhân văn – vì một Việt Nam không ai bị bỏ lại phía sau.

Hoàng Anh

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông