Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 1005 cây xanh tại chùa Kim Dung, Hà Tĩnh

21/02/2022

TN&MTNgày 20/2/2022, tại thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Công ty Cổ phần Truyền thông King Land tổ chức phát động lễ trồng cây chương trình “Chùa xanh”. Đây là dự án cộng đồng hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh - "Vì một Việt Nam xanh" của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chùa Kim Dung là địa điểm đầu tiên mà Ban Tổ chức “Chùa xanh” tổ chức trồng cây xanh năm 2022.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 1005 cây xanh tại chùa Kim Dung, Hà Tĩnh

TS. Đào Xuân Hưng, TBT Tạp chí TN&MT, Trưởng ban tổ chức phát biểu tại chương trình

Tham dự chương trình có: TS. Đào Xuân Hưng, Tổng biên tập Tạp chí Tài nguyên và môi trường; ông Phan Lam Sơn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh; lãnh đạo Phòng CSGT, Công an tỉnh Hà Tĩnh; lãnh đạo Huyện Lộc Hà và thị trấn Lộc Hà, Hà Tĩnh; Đại Đức Thích Tâm Quang, Trụ trì chùa Kim Dung, Lộc Hà, Hà Tĩnh; các doanh nhân, doanh nghiệp, cùng dại diện Đoàn Thanh Niên, Hội Phụ nữ, phật tử và nhân dân trên địa bàn.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 1005 cây xanh tại chùa Kim Dung, Hà Tĩnh

Đại đức Thích Tâm Quang, Trụ trì chùa Kim Dung phát biểu tại chương trình

Tại chùa Kim Dung, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Ban tổ chức chương trình “Chùa xanh” đã trồng mới 1005 cây xanh (500 cây Long Não, 300 cây Lim, 200 cây Bưởi, 5 cây Bồ Đề) và sẽ được triển khai trồng cây xanh ở các chùa, đền, khu di tích văn hóa tiếp theo. Đây là một chương trình mang ý nghĩa giá trị nhân văn sâu sắc và lan tỏa về tình yêu thiên nhiên, yêu môi trường.

Trước khi diễn ra lễ trồng cây chương trình “Chùa xanh”, các Đại đức, tăng ni ở chùa Kim Dung và Ban Tổ chức đã tổ chức lễ cầu an, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, tiêu trừ dịch bệnh và đã phóng sinh 300 con chim Sẻ và chim Bồ Câu.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 1005 cây xanh tại chùa Kim Dung, Hà Tĩnh

TS. Đào Xuân Hưng, TBT Tạp chí TN&MT và đại diện King Land Media trao cây tượng trưng cho chùa Kim Dung

TS. Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Trưởng ban tổ chức chương trình “Chùa xanh” cho biết: “Đây là một chương trình cộng đồng thu hút sự quan tâm chung tay của xã hội tham gia trồng cây xanh tại các chùa, đền, địa điểm di tích văn hóa. Nhằm góp phần tạo cảnh quan môi trường, không gian văn hóa xanh, sạch, đẹp cho các khu di tích, đền, chùa…Bảo vệ môi trường, mang lại bầu không khí trong lành, thanh tịnh cho nhân dân, phật tử, du khách tham quan…Đồng thời góp phần tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là sự chung tay của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể bằng những hành động thiết thực hiệu quả mang lại không gian xanh chốn tôn nghiêm. Thêm một cây xanh được trồng sẽ góp phần giáo dục thế hệ trẻ hôm nay luôn thường trực ý thức trồng cây xanh, bảo vệ môi trường vì màu xanh của cuộc sống”.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 1005 cây xanh tại chùa Kim Dung, Hà Tĩnh

TS. Đào Xuân Hưng và Đại đức Thích Tâm Quang, trao tặng kỷ niệm chương cho các nhà tài trợ

Thông điệp của chương trình “Chùa xanh”- Vì môi trường xanh, nhằm phát huy tinh thần chung tay của cộng đồng, của các cá nhân, tổ chức, trong huy động sức mạnh tổng hợp nhân rộng hoạt động trồng cây nhiều hơn nữa để ứng phó với tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Qua đó, góp phần quan trọng lan tỏa ý nghĩa của việc trồng cây đến đông đảo các tăng ni, phật tử, nhân dân trong việc cải thiện môi trường sinh thái, phòng, chống thiên tai, điều hòa khí hậu, nâng cao đời sống tinh thân của nhân dân, mang lại một cuộc sống trong lành và khỏe mạnh cho mọi người.

Mục tiêu của chương trình không chỉ là ở số lượng cây được trồng, mà chính là công tác chăm sóc cho cây xanh phát triển, sinh xôi nảy nở và đơm hoa kết trái, nên rất cần có sự đồng hành của Giáo hội Phật giáo, Ban quản lý các khu di tích văn hóa, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, chính quyền địa phương, các nhà tu hành trong tự viện các tỉnh, thành trên cả nước.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 1005 cây xanh tại chùa Kim Dung, Hà Tĩnh

Để chương trình trồng cây xanh được triển khai thành tựu viên mãn như hôm nay, Ban Tổ chức được tri ân công đức vô lượng của các cá nhân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã phát tâm công đức ủng hộ, các cơ quan hỗ trợ tổ chức là huyện Lộc Hà, thị trấn Lộc Hà, chùa Kim Dung và đơn vị phối hợp Công ty Truyền thông King Land.

Trước đó, năm 2021, chương trình “Chùa xanh” đã trồng 1113 cây ở chùa Thắng Phúc, Hải Phòng; 1115 cây ở chùa Đại Tuệ, Nghệ An; 1015 cây ở chùa Đồng, Thanh Hóa. Mục tiêu của chương trình không chỉ là ở số lượng cây được trồng, mà chính là công tác chăm sóc cho cây xanh phát triển, sinh xôi nảy nở và đơm hoa kết trái, nên rất cần có sự đồng hành phối hợp triển khai chương trình của các các phật tử, tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp và đơn vị đồng hành là Công ty King Land media.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 1005 cây xanh tại chùa Kim Dung, Hà Tĩnh

Chùa Kim Dung được xây dựng vào thời nhà Trần, gần chùa còn nhiều dấu vết Trang Vương và một số cấu trúc của thời Trần - Lê. Thời Trần, Hưng Đạo Vương kinh lý phía Nam, khi đi qua vùng này, thấy cảnh đẹp dừng chân nghỉ lại, sau này nhân dân lập miếu thờ ngài ngay cạnh chùa Kim Dung, trong miếu có câu là Trung Nghĩa Quân.

Chùa nằm ngang lưng chừng núi, ngoảnh mặt hướng Tây Nam là hướng tĩnh tâm của Phật thiền định, thế đất rồng chầu, hổ phục, là vùng đất thiêng, vừa đẹp vừa yên bình. Đứng từ xa nhìn lên chùa như viên ngọc tỏa sáng giữa núi rừng xanh ngát.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 1005 cây xanh tại chùa Kim Dung, Hà Tĩnh

Nơi đây còn diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, là địa bàn hoạt động của nhiều chiến sỹ yêu nước... Chùa Kim Dung cũng chính là nơi hội họp của Đảng ta vào những ngày đầu khó khăn, là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của xã Thạch Bằng. Quần thể di tích núi Bằng Sơn - chùa Kim Dung không chỉ là di tích lịch sử danh thắng mà còn là biểu tượng cách mạng oai hùng, là niềm tự hào của nhân dân xã Thạch Bằng nói riêng và cả vùng đất duyên hải Miền Trung.

          Sỹ Tùng

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông