Thanh Hóa: Có dự án xử lý rác thải bị chậm tiến độ kéo dài tới 20 năm

16/12/2024

TN&MTTại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII, một số đại biểu đã đặt vấn đề về tình trạng quá tải tại nhiều bãi xử lý rác thải; tiến độ triển khai các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn chậm. Trong đó có 3 Nhà máy xử lý rác thải bị chậm tiến độ, thậm chí có dự án chậm tiến độ và kéo dài tới 20 năm chưa đi vào hoạt động...

Thanh Hóa: Có dự án xử lý rác thải bị chậm tiến độ kéo dài tới 20 năm

Một góc bãi rác xã Đông Nam (Đông Sơn) (ảnh MC)

Dự án xử lý rác thải chậm tiến độ đến 20 năm

Theo đó, tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII Đại biểu Nguyễn Ngọc Tuý, huyện Như Xuân đặt câu hỏi: 3 dự án xử lý nhà máy rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh bao gồm: Dự án bãi rác xã Đông Nam (Đông Sơn), nhà máy đốt rác thải sinh hoạt phát điện tại phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn); dự án tại phường Quảng Minh (TP. Sầm Sơn) đều chậm tiến độ. Trong đó nhà máy đốt rác thải sinh hoạt phát điện tại phường Đông Sơn triển khai từ năm 2004 chưa hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng. Đến nay, dự án đã khởi động lại với lời hứa sẽ đi vào hoạt động năm 2025. Liệu cam kết này có thể thực hiện được không? Nguyên nhân thực sự của việc chậm trễ kéo dài và giải pháp thực sự đột phá, hiệu quả, khả thi để sớm hoàn thành các nhà máy, đưa vào khai thác sử dụng?

Trả lời câu hỏi của đại biểu, ông Lê Minh Nghĩa Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Thanh Hóa cho biết: UBND tỉnh đã nhiều lần có văn bản chỉ đạo, giao các ngành liên quan kiểm tra đôn đốc. Trong quá trình triển khai, các dự án trong nhóm này chậm tiến độ do cần phải hoàn chỉnh nhiều loại hồ sơ theo yêu cầu của các Bộ, ngành, Trung ương. Hiện nay dự án rác thải tại xã Đông Nam (huyện Đông Sơn) đã cơ bản hoàn thành nhưng chưa đưa vào sử dụng. Dự án ở thị xã Bỉm Sơn, sau một thời gian vướng mắc, đã được tháo gỡ, đang thi công, dự kiến cuối năm 2025 sẽ hoàn thành đi vào hoạt động. Còn dự án tại thành phố Sầm Sơn, ông Nghĩa cho rằng việc chậm trễ là do nhà đầu tư triển khai chậm.

Thanh Hóa: Có dự án xử lý rác thải bị chậm tiến độ kéo dài tới 20 năm

Ông Lê Minh Nghĩa Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời tại phiên chất vấn

Cũng liên quan tới nội dung này, ông Lê Sỹ Nghiêm - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) thừa nhận, dự án trên chậm tiến độ dẫn đến việc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo ông Nghiêm, dự án nhà máy đốt rác thải sinh hoạt phát điện tại phường Đông Sơn có công suất xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1.000 tấn/ngày đêm và công suất phát điện là 18kW. Theo quy định, dự án nhà máy có công suất xử lý rác trên 500 tấn/ngày trở lên thì các thủ tục phải được Bộ Xây dựng đồng ý; còn việc phát điện thì liên quan Bộ Công Thương… Vì vậy, về mặt hồ sơ, thủ tục, chủ đầu tư mất rất nhiều thời gian. “Hiện nay, dự án vẫn còn một số vướng mắc liên quan đến mặt bằng. Chủ đầu tư đã triển khai được khoảng 15% khối lượng công trình và cam kết đến hết ngày 31/12/2025 dự án sẽ hoàn thành đi vào hoạt động”, ông Nghiêm cho biết!.

Về vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Ngọc Túy (tổ đại biểu huyện Như Xuân) vẫn còn băn khoăn về thời gian hoàn thành trước câu trả lời của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về tiến độ và thời gian hoàn thành đưa vào khai thác của dự án. “Dự án đã 20 năm rồi còn chưa làm được, bây giờ nói 1 năm để khởi công và đưa vào khai thác, dù là giai đoạn 1 hay giai đoạn 2 thì tôi cũng thấy rất nghi ngờ. Nếu không tìm ra được nguyên nhân, giải pháp và sự vào cuộc quyết liệt thì không biết bao giờ Thanh Hóa mới có được một nhà máy xử lý rác thực sự”, ông Túy nói!.

Rác được người dân phân loại nhưng đơn vị thu gom lại trộn lẫn

Thanh Hóa: Có dự án xử lý rác thải bị chậm tiến độ kéo dài tới 20 năm

Ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở TN-MT Thanh Hóa trả lời chất vấn của cử tri

Cũng tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII Đại biểu Đại biểu Trịnh Thị Hoa, thuộc tổ đại biểu HĐND TP.Thanh Hóa đặt câu hỏi chất vấn ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở TN-MT Thanh Hóa, về thực trạng: Thời gian qua người dân TP. Thanh Hóa tích cực phân loại rác thải tại nguồn, nhưng phân loại xong đơn vị thu gom lại đổ chung vào nhau khi đem đi xử lý, gây lãng phí thời gian, công sức. Trả lời câu hỏi của Đại biểu Trịnh Thị Hoa, ông Lê Sỹ Nghiêm thừa nhận có tình trạng này, nhưng cho rằng, do không có đơn vị thu gom, tiêu thụ các loại rác hữu cơ, nên mới xảy ra tình trạng trên. "Phân loại rác thải tại nguồn là rất tốt, nhưng tùy từng nơi mà phân loại như thế nào. Phân loại nhưng chưa có nơi tiêu thụ thì phải đấu mối tìm đơn vị tiêu thụ. Tôi lấy ví dụ rác thải là các loại nhựa thì khi có đơn vị thu mua thì phân loại, chứ phân loại mà không tiêu thụ được thì không nên", ông Nghiêm cho biết. Cũng trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, cử tri trong tỉnh cũng rất quan tâm đặt ra các câu hỏi liên quan đến việc phân loại rác thải tại nguồn đối với quy định bắt buộc kể từ ngày 1/1/2025 theo luật Bảo vệ môi trường 2020.

Kiều Vượng

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông