Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

29/11/2024

TN&MTKê khai sai tên loại tài nguyên khai thác, dẫn đến làm thiếu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường. Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu Công ty Hồng Phượng nộp lại số tiền 605.321.986 đồng bao gồm tiền thuế truy thu, tiền phạt, tiền chậm nộp vào ngân sách Nhà nước sau thanh tra thuế.

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Kê khai sai tên loại tài nguyên khai thác, dẫn đến làm thiếu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng (ảnh minh họa)

Quá trình thanh tra thuế Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa phát hiện Công ty Hồng Phượng đã kê khai sai tên loại tài nguyên khai thác, dẫn đến làm thiếu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường. Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu Công ty Hồng Phượng nộp lại số tiền 605.321.986 đồng bao gồm tiền thuế truy thu, tiền phạt, tiền chậm nộp vào ngân sách Nhà nước sau thanh tra thuế.

Cục Thuế tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Kết luận kết quả thanh tra số 10065/KL - CT Ngày 13/11/2024 về việc chấp hành pháp luật thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế tài nguyên và phí BVMT đối với Công ty TNHH Hồng Phượng (Công ty Hồng Phượng). Theo kết luận Công ty Hồng Phượng đã chấp hành đầy đủ việc lập gửi các tờ khai, quyết toán thuế GTGT, thuế TNDN đúng quy định. Tuy nhiên, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa cũng kết luận Công ty Hồng Phượng kê khai sai tên loại tài nguyên khai thác, dẫn đến làm thiếu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường (BVMT) phải nộp. Công ty Hồng Phượng đã vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn và khoản 3 Điều 22 Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn.

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Kết luận kết quả thanh tra số 10065/KL - CT Ngày 13/11/2024 về việc chấp hành pháp luật thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế tài nguyên và phí BVMT đối với Công ty TNHH Hồng Phượng

Theo đó, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Công ty Hồng Phượng nộp lại số tiền 605.321.986 đồng vào NSNN bao gồm: Thuế truy thu, tiền phạt, tiền chậm nộp sau khi có quyết định xử lý của Cục Thuế tỉnh Thanh Hoá. Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn tiền phạt là 98.517.635 đồng; phạt 20% số thuế khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp là 94.517.635 đồng; phạt hành vi kê khai sai phí BVMT là 4.000.000 đồng. Ngoài ra, Công ty Hồng Phượng còn bị truy thu thuế TNDN số tiền 66.772.946 đồng; truy thu thuế Tài nguyên số tiền 405.815.228 đồng; truy thu phí BVMT số tiền 2.170.000 đồng và các khoản chậm nộp bao gồm: Tiền thuế TNDN 4.507.174 đồng; tiền chậm nộp tiền thuế tài nguyên 27.392.528 đồng; tiền chậm nộp tiền phí BVMT 146.475 đồng. Số tiền chậm nộp tiền thuế nêu trên được tính đến ngày lập biên bản thanh tra (ngày 11/11/2024), số tiền chậm nộp phát sinh từ ngày tiếp sau ngày lập biên bản Thanh tra đến ngày liền kề trước ngày thực nộp vào NSNN đơn vị tự tính, kê khai nộp vào ngân sách nhà nước.

Công ty Hồng Phượng được biết đến chuyên hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản và cung cấp vật liệu xây dựng, địa chỉ tại số nhà 87, khu phố 5, phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn, người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Văn Phượng. Vào tháng 9/2022, doanh nghiệp này đã từng bị UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tại núi Ruộng, xã Hà Tân, huyện Hà Trung.

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Tháng 9/2022, doanh nghiệp này đã từng bị UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác khoáng sản

Cụ thể, các hành vi bị xử phạt gồm: Vi phạm các quy định về khu vực khai thác khoáng sản, đã cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản đúng quy cách nhưng chưa đầy đủ số lượng mốc theo quy định với mức xử phạt 7,5 triệu đồng; Khai thác không đúng trình tự khai thác, vi phạm quy định tại điểm c, khoản 3, điều 38, Nghị định 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 nên bị phạt 40 triệu đồng.

Ngoài ra, Công ty Hồng Phượng đã vi phạm trong khai thác khoáng sản đá có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được cấp phép khai thác (theo bề mặt) vượt từ 0,1ha đến dưới 0,5ha nên bị xử phạt 60 triệu đồng; Xử phạt 17,5 triệu đồng vì thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình giám sát các vấn đề về môi trường; Phạt 35 triệu đồng vì thực hiện không đúng một trong các nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Như vậy, tổng các hình thức xử phạt đối với đơn vị này là 160 triệu đồng nhân hai lần (doanh nghiệp) là 320 triệu đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp 11.481.600 đồng.

Ngoài xử phạt hình chính nói trên, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng buộc Công ty Hồng Phượng phải cải tạo, khắc phục môi trường, đưa khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi đã khai thác về trạng thái an toàn.

Kiều Vượng

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông