Thành lập TP. Hoa Lư: Khởi đầu mới trên hành trình trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ

20/01/2025

TN&MTTối 19/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã dự Lễ công bố thành lập thành phố Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) và đạt tiêu chí đô thị loại I.

Thành lập TP. Hoa Lư: Khởi đầu mới trên hành trình trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tin tưởng thành phố Hoa Lư sẽ phát triển trở thành hình mẫu của một Đô thị di sản thiên niên kỷ giàu bản sắc, điểm đến hấp dẫn đối với du khách toàn cầu

Cùng dự buổi lễ có lãnh đạo một số cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, địa phương, tỉnh Ninh Bình, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và đông đảo người dân, du khách...

Phát triển dựa vào bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, di sản thiên nhiên

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Ninh Bình là địa danh văn hóa, lịch sử, cách mạng; nơi hội tụ của núi non hùng vĩ, sông nước hữu tình. Vị trí giao thoa giữa Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ; kết nối Bắc - Nam đã tạo cho Ninh Bình văn hóa đa dạng, kết tinh các giá trị tự nhiên, văn hoá con người.

Hoa Lư – Ninh Bình là địa danh đã ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc trong suốt chiều dài dựng nước, giữ nước mà dấu tích còn để lại trong từng tên đất, tên làng, trong các di tích kiến trúc vật thể thành quách, chùa chiền, đình, đền, các truyền thuyết, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian.

Thiên nhiên ban tặng Ninh Bình nhiều thắng cảnh tự nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, mê hoặc lòng người. Các biến đổi địa chất theo thời gian tạo thành những dãy núi đá vôi ngập nước, với rất nhiều hang động, đầm hồ với Tràng An là di sản hỗn hợp duy nhất ở Đông Nam Á; Tam Cốc - Bích Động được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị động"; Địch Lộng là "Nam thiên đệ tam động"; Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, vườn quốc gia Cúc Phương với nhiều cảnh quan và đa dạng sinh học đặc sắc.

Trong những năm qua, từ những tiềm năng và lợi thế đặc biệt, riêng có, bằng tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, Ninh Bình đã thực hiện chiến lược phát triển với bản sắc riêng "dựa vào bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, di sản thiên nhiên vùng đất Cố đô".

Từ một tỉnh nghèo, đến nay Ninh Bình đã có bước phát triển vượt bậc trở thành một tỉnh tự cân đối ngân sách và có điều tiết về Trung ương.

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 8,56%; thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 11 cả nước. Du lịch Ninh Bình được bình chọn là "tốp 10 điểm đến cuốn hút nhất thế giới".

Quan trọng hơn cả, các giá trị văn hóa, lịch sử, thiên nhiên được bảo tồn gìn giữ cho các thế hệ mai sau và phát huy mang lại nguồn sống cho chính người dân nơi đây.

Thành lập TP. Hoa Lư: Khởi đầu mới trên hành trình trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Nghị quyết của UBTVQH về thành lập thành phố Hoa Lư và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Hoa Lư đạt tiêu chí đô thị loại I

Trong tiến trình đó, Hoa Lư - Ninh Bình đã vươn mình phát triển mạnh mẽ trở thành một đô thị động lực, đa chức năng, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, không gian kiến trúc cảnh quan giàu bản sắc; môi trường xanh, một trong những trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Hồng.

"Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết thành lập thành phố Hoa Lư trên cơ sở hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư; Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Hoa Lư, thành phố thứ 4 của vùng đồng bằng sông Hồng đạt tiêu chí đô thị loại I không chỉ sự khẳng định những thành tựu vượt bậc trong phát triển, mà còn đánh dấu một sự khởi đầu mới với không gian phát triển mới, động lực mới trên hành trình trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ,

Vị thế mới, tầm vóc mới

Phó Thủ tướng cho biết, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, khẳng định: "Đô thị hoá là tất yếu khách quan, là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới". Nhưng làm thế nào để vừa phát triển đô thị hiện đại, xanh, thông minh vừa giữ bản sắc văn hóa, thiên nhiên đặc trưng là một yêu cầu lớn.

Đối với thành phố Hoa Lư, trở thành đô thị loại I là dấu mốc quan trọng, là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân. Tuy nhiên, để Hoa Lư trở thành "Đô thị i sản thiên niên kỷ" độc đáo, tiêu biểu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp, mỗi người dân cần có tầm nhìn, tư duy khác biệt và cách làm sáng tạo, hiệu quả.

"Ninh Bình có đủ 'thiên thời, địa lợi, nhân hòa' để làm được điều đó", Phó Thủ tướng tin tưởng và đề nghị tỉnh khẩn trương rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển đô thị Hoa Lư với tầm vóc và hình mẫu của Đô thị di sản, trung tâm công nghiệp văn hóa với tầm nhìn thế kỷ, phát huy giá trị bản sắc có từ nghìn năm.

Thành lập TP. Hoa Lư: Khởi đầu mới trên hành trình trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ

Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết thành lập thành phố Hoa Lư trên cơ sở hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư

Không gian phát triển đô thị cần định hình các khu vực cần phải bảo tồn, bảo vệ; khu vực phát triển có điều kiện; khu vực phát triển đô thị hiện đại; gắn kết, hài hòa giữa giá trị truyền thống và hiện đại; khắc phục tình trạng bất cập như ùn tắc, ô nhiễm, ngập lụt ở các đô thị.

"Ninh Bình cần huy động trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế để hoàn thành bản quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, nhằm khai thác, phát huy hiệu quả những công trình hạ tầng hiện đại đang và sẽ được đầu tư trong thời gian sắp tới, như hệ thống đường sắt tốc độ cao; cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng…để mở ra không gian phát triển, đa chiều, đa cực, đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng", Phó Thủ tướng nói.

Tỉnh cần nghiên cứu để có lộ trình phù hợp, huy động nguồn lực để phục dựng các di sản kiến trúc vật thể của Kinh đô Hoa Lư; hình thành nhiều hơn các không gian văn hóa cố đô - biểu tượng của vùng đất ngàn năm văn hiến; khôi phục các lễ hội, làng nghề truyền thống, các hoạt động diễn xướng, sinh hoạt văn hóa dân gian. Đặc biệt, phải bảo vệ nghiêm ngặt, phát huy hợp lý giá trị toàn cầu của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.

Ưu tiên mở rộng không gian văn hóa đô thị

Phó Thủ tướng đề nghị Ninh Bình tập trung đầu tư hạ tầng xanh, năng lượng sạch, hạ tầng số, hạ tầng thông minh, tạo sự kết nối giữa đô thị hiện đại, văn hoá lịch sử, con người với chất lượng dịch vụ đô thị đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về môi trường sinh thái trong điều kiện khai thác hài hòa các yếu tố tự nhiên; bảo đảm cảnh quan, môi trường được giữ gìn và phục hồi tốt nhất, vì sức khỏe nhân dân, bảo vệ di sản, phát triển du lịch.

Phát triển hạ tầng xã hội theo hướng đa năng, ưu tiên mở rộng không gian văn hóa đô thị nhất là không gian văn hóa công cộng đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của người dân. Người dân Hoa Lư trong tương lai gần phải được hưởng thụ các dịch vụ xã hội chất lượng cao; hệ thống an sinh xã hội bền vững; dịch vụ trợ giúp xã hội đa dạng, chuyên nghiệp và môi trường sống thanh bình, an toàn, thân thiện với tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hoa Lư phải trở thành đô thị du lịch đáng sống, đáng trải nghiệm.

Thành lập TP. Hoa Lư: Khởi đầu mới trên hành trình trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ

Chương trình nghệ thuật tại Lễ công bố

Lấy kinh tế du lịch làm nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá

Ninh Bình cần đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, lĩnh vực kinh tế thông qua phát triển hệ sinh thái kinh tế số, kinh tế xanh, du lịch xanh, các ngành công nghiệp văn hóa, giải trí, công nghiệp công nghệ cao.

Đặc biệt, Hoa Lư - Ninh Bình cần chú trọng phát triển du lịch bền vững dựa trên nền tảng giá trị di sản nhiên, di sản văn hóa và môi trường du lịch văn minh, thân thiện, độc đáo. Đồng thời, phát huy mạnh mẽ các giá trị văn hoá để thúc đẩy kinh tế du lịch, lấy kinh tế du lịch làm nền tảng để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá.

Bên cạnh đó, Ninh Bình cần nhanh chóng chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình quản trị hiệu quả, ứng dụng công nghệ để tái hiện những tư liệu lịch sử, văn hóa, quảng bá mạnh mẽ du lịch Ninh Bình ra thế giới thông qua các hình thức hợp tác phù hợp, đa dạng.

Đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa các địa phương, loại hình, sản phẩm du lịch, tạo thành chuỗi điểm đến,trong đó Ninh Bình phải là động lực, thu hút du khách trên toàn thế giới.

Tỉnh cần chú trọng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là về du lịch; hình thành tư duy làm du lịch chuyên nghiệp, gắn với di sản vật thể, phi vật thể, sinh kế của nhân dân địa phương, bởi chính họ làm nên sức hút và sự đặc sắc của du lịch. Mỗi người dân Hoa Lư - Ninh Bình cần trở thành một sứ giả về văn hóa, du lịch; có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan bởi đó chính là nguồn sống của hôm nay và mai sau.

Từ dấu mốc lịch sử hôm nay, với truyền thống vẻ vang và lòng tự hào về Cố đô Hoa Lư, cùng tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ninh Bình, Phó Thủ tướng tin tưởng thành phố Hoa Lư sẽ phát triển trở thành hình mẫu của một Đô thị di sản thiên niên kỷ giàu bản sắc, điểm đến hấp dẫn đối với du khách toàn cầu.

Theo baochinhphu.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông