Thảo dược nông nghiệp trong hỗ trợ tuần hoàn máu não - Hướng tiếp cận bền vững gắn kết y học, nông nghiệp và môi trường

31/05/2025

TN&MTTrong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới phát triển bền vững và y tế xanh, việc tận dụng các nguồn lực nông nghiệp bản địa, đặc biệt là dược liệu tự nhiên, đã và đang mở ra hướng đi mới cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, hệ thống y học cổ truyền lâu đời cùng với kho tàng thảo dược phong phú đã đặt nền móng vững chắc cho một hướng tiếp cận y học vừa mang tính bản địa, vừa thân thiện với môi trường.

Thảo dược sạch để sản xuất dược liệu

Những năm gần đây, khi tình trạng suy giảm tuần hoàn máu não ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, việc ứng dụng các thảo dược truyền thống vào hỗ trợ cải thiện tuần hoàn não, tăng cường trí nhớ và điều hòa giấc ngủ đang trở thành một xu hướng đáng chú ý, đặc biệt trong bối cảnh dân số già hóa và áp lực công việc ngày một gia tăng. Điều đáng mừng là nhiều sản phẩm hỗ trợ sức khỏe đã và đang được nghiên cứu phát triển dựa trên các nguyên liệu nông nghiệp trong nước. Từ cây đinh lăng, tam thất bắc, xuyên khung, cúc thơm đến các hoạt chất sinh học từ đậu tương lên men như nattokinase, các loại dược liệu này không chỉ là bài thuốc truyền thống quý giá mà còn có giá trị kinh tế cao, có thể phát triển thành vùng trồng tập trung, hỗ trợ sinh kế cho hàng nghìn hộ nông dân miền núi và trung du. Việc mở rộng diện tích trồng cây thuốc, trong khi vẫn tuân thủ các tiêu chí canh tác hữu cơ, không hóa chất, còn góp phần bảo vệ đất đai, giữ gìn nguồn nước và đa dạng sinh học tại các khu vực có hệ sinh thái dễ bị tổn thương. Trong số các ứng dụng tiêu biểu hiện nay, không thể không nhắc tới giải pháp hỗ trợ tuần hoàn máu não từ thảo dược - sản phẩm Hoạt Huyết BN-TĐ được phát triển trên nền tảng y học cổ truyền kết hợp công nghệ bào chế hiện đại.

Điểm nổi bật của Hoạt Huyết BN-TĐ chính là sự lựa chọn nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên, có nguồn gốc nông nghiệp Việt Nam hoặc từ các dòng cây trồng lâu đời đã được nội địa hóa. Trong đó, đinh lăng được biết đến như một loại “nhân sâm của người nghèo”, được trồng phổ biến tại các tỉnh trung du, có tác dụng tăng tuần hoàn não, cải thiện trí nhớ và giảm mệt mỏi thần kinh. Tam thất bắc, vốn là cây thuốc quý của vùng núi đá phía Bắc có tác dụng hoạt huyết, tiêu ứ, hỗ trợ giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Xuyên khung, cúc thơm, ngưu tất, hương phụ đều là những dược liệu vừa hỗ trợ an thần, vừa cải thiện lưu thông máu, được trồng tại các khu vực có điều kiện thổ nhưỡng đặc thù, nơi việc trồng cây thuốc còn mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân miền núi.

Không chỉ chú trọng đến nguồn gốc thảo dược, sản phẩm Hoạt Huyết BN-TĐ còn thể hiện cam kết mạnh mẽ với môi trường thông qua thiết kế bao bì thân thiện. Toàn bộ sản phẩm được đóng trong lọ thủy tinh có thể tái sử dụng, đặt trong hộp giấy dễ phân hủy. Đáng chú ý, đơn vị phát triển sản phẩm còn khuyến khích người tiêu dùng đổi lọ cũ để nhận ưu đãi khi mua sản phẩm mới - một sáng kiến nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy tiêu dùng có trách nhiệm và giảm rác thải y tế không cần thiết. Đây là hướng tiếp cận tiến bộ, vừa góp phần giảm thiểu lượng rác thải nhựa trong lĩnh vực dược phẩm, vừa nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, việc sử dụng dược liệu nội địa không chỉ là giải pháp kỹ thuật mà còn mang ý nghĩa chiến lược. Trong bối cảnh Việt Nam vẫn phụ thuộc phần lớn nguyên liệu dược vào nhập khẩu, thì những sản phẩm như: Hoạt Huyết BN-TĐ chính là minh chứng cho khả năng chủ động từ nguyên liệu đầu vào, đồng thời tạo ra chuỗi giá trị kinh tế y tế bền vững. Từ vùng trồng nguyên liệu đến nhà máy chiết xuất, từ nghiên cứu lâm sàng đến sản phẩm đến tay người tiêu dùng, mỗi công đoạn đều hàm chứa nỗ lực kết nối nông nghiệp - y học - công nghệ trong một mô hình khép kín, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Hiệu quả của sản phẩm đã được ghi nhận rõ nét qua các phản hồi từ cộng đồng người sử dụng. Nhiều người cao tuổi phản ánh tình trạng mất ngủ kéo dài, đau đầu, trí nhớ suy giảm được cải thiện đáng kể sau 4 đến 6 tuần sử dụng đều đặn. Đặc biệt, với thiết kế tách biệt giữa viên sáng - hỗ trợ tỉnh táo và viên tối - hỗ trợ ngủ sâu, sản phẩm giúp cơ thể thích nghi nhịp sinh học tự nhiên mà không gây lệ thuộc. Điều này không chỉ thể hiện sự am hiểu y lý Đông phương mà còn cho thấy sự đầu tư nghiêm túc về khoa học công nghệ trong quá trình phát triển.

Sự ra đời của những sản phẩm như Hoạt Huyết BN-TĐ cho thấy tiềm năng to lớn của ngành dược liệu nông nghiệp Việt Nam khi được phát triển theo hướng sinh thái - công nghệ - y học cổ truyền. Đây không chỉ là giải pháp cho bài toán sức khỏe cộng đồng mà còn là bước chuyển mình quan trọng trong việc xây dựng một nền nông nghiệp gắn với công nghiệp nhẹ, thân thiện môi trường và mang lại giá trị gia tăng cao. Trong tương lai, việc tiếp tục nghiên cứu, chuẩn hóa quy trình trồng – thu hái - chế biến dược liệu sẽ là chìa khóa để Việt Nam không chỉ là cường quốc nông nghiệp về sản lượng, mà còn là quốc gia tiên phong trong phát triển y học bản địa bền vững, góp phần giảm áp lực lên hệ thống y tế và khẳng định vai trò của cây thuốc Việt trong bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Trong kỷ nguyên y học chính xác và phát triển xanh, thảo dược nông nghiệp không chỉ là chiếc cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, mà còn là điểm giao thoa giữa chăm sóc sức khỏe và phát triển bền vững. Hỗ trợ tuần hoàn máu não bằng thảo dược - nếu được đầu tư bài bản từ nghiên cứu đến sản xuất - hoàn toàn có thể trở thành lĩnh vực mũi nhọn, đóng góp vào cả ba trụ cột: sức khỏe cộng đồng, sinh kế nông thôn và bảo vệ môi trường.

PV

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông