Thế giới vừa trải qua năm đầu tiên nhiệt độ vượt ngưỡng 1,5 độ C

16/01/2025

TN&MTCơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) đã xác nhận cột mốc này, đồng thời cho biết biến đổi khí hậu đang đẩy nhiệt độ của hành tinh lên mức chưa từng được chứng kiến bởi con người hiện đại.

Thế giới vừa trải qua năm đầu tiên nhiệt độ vượt ngưỡng 1,5 độ C

 Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng ở California, Mỹ

“Quỹ đạo này thật đáng kinh ngạc”, Giám đốc C3S, ông Carlo Buontempo nói với Hãng thông tấn Reuters, khi lưu ý mọi tháng trong năm 2024 đều là tháng ấm nhất hoặc ấm thứ hai kể từ khi các ghi chép được thực hiện.

Nhiệt độ trung bình của hành tinh vào năm 2024 đã cao hơn 1,6 độ C so với giai đoạn 1850 - 1900, “thời kỳ tiền công nghiệp” trước khi con người bắt đầu đốt nhiên liệu hóa thạch thải CO2 trên quy mô lớn.

Cũng theo các nhà khoa học, năm ngoái là năm nóng nhất thế giới kể từ khi có ghi chép, và mỗi năm trong 10 năm qua đều nằm trong số 10 năm ấm nhất được ghi nhận.

Trong khi đó, các đơn vị khác bao gồm Văn phòng Khí tượng Anh (Met Office) đã xác nhận năm 2024 có khả năng vượt quá 1,5 độ C, đồng thời ước tính nhiệt độ trung bình thấp hơn, ở mức 1,53 độ C. Cũng trong ngày 10/1, các nhà khoa học Mỹ sẽ công bố dữ liệu khí hậu năm 2024.

Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, các chính phủ cam kết sẽ nỗ lực ngăn chặn nhiệt độ trung bình vượt ngưỡng 1,5 độ C, nhằm tránh các thảm họa khí hậu nghiêm trọng và tốn kém hơn.

Giám đốc C3S Carlo Buontempo cho hay, lượng khí thải nhà kính tăng có nghĩa là thế giới đang trên đà sớm vi phạm mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nhưng vẫn chưa quá muộn để các quốc gia nhanh chóng cắt giảm khí thải để tránh tình trạng nóng lên tiếp tục tăng đến mức thảm khốc. “Chúng ta có khả năng thay đổi quỹ đạo này từ bây giờ”, ông Carlo Buontempo nói thêm.

Tác động của biến đổi khí hậu hiện đã được chứng kiến trên mọi châu lục, ảnh hưởng đến mọi người từ những quốc gia giàu nhất đến những quốc gia nghèo nhất trên trái đất.

Các vụ cháy rừng hoành hành ở California trong tuần này đã khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và phá hủy hàng trăm ngôi nhà. Năm 2024, Bolivia và Venezuela cũng hứng chịu những trận hỏa hoạn thảm khốc, trong khi lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở Nepal, Sudan và Tây Ban Nha; trong khi đó, các đợt sóng nhiệt ở Mexico và Saudi Arabia đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người.

Biến đổi khí hậu đang làm cho những cơn bão và lượng mưa trở nên tồi tệ hơn, vì bầu khí quyển nóng hơn có thể chứa nhiều nước hơn, dẫn đến những trận mưa lớn. Vào năm 2024, lượng hơi nước trong bầu khí quyển của hành tinh đã đạt mức cao kỷ lục.

Theo Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), quốc gia này đã trải qua 24 thảm họa về khí hậu và thời tiết trong năm 2024, với thiệt hại vượt mức 1 tỷ USD, bao gồm các cơn bão Milton và Helene.

C3S cho biết, nồng độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển, loại khí nhà kính chính đã chạm mức cao mới là 422 phần triệu (ppm) vào năm 2024.

Đối với năm 2025, ông Zeke Hausfather, một nhà khoa học nghiên cứu tại tổ chức phi lợi nhuận Berkeley Earth của Mỹ dự báo, đây sẽ là một trong những năm nóng nhất được ghi nhận, nhưng có khả năng không đứng đầu bảng xếp hạng những năm nóng nhất.

“Năm nay vẫn sẽ nằm trong 3 năm ấm nhất”, ông Zeke Hausfather nói thêm; đồng thời giải thích nguyên nhân là trong khi yếu tố lớn nhất làm ấm khí hậu là khí thải do con người gây ra, thì nhiệt độ vào đầu năm 2024 lại được thúc đẩy thêm bởi El Nino, một hình thái thời tiết ấm lên, và hiện đang có xu hướng chuyển sang hình thái thời tiết La Nina mát hơn.

Theo huengaynay.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông