Thúc đẩy các giải pháp làm mát bền vững: Hướng đi chiến lược trong ứng phó biến đổi khí hậu

25/06/2025

TN&MTTrước áp lực gia tăng nhiệt độ và tiêu thụ điện năng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Việt Nam đang từng bước xây dựng Chiến lược làm mát quốc gia theo hướng bền vững, hiệu quả năng lượng và thân thiện với môi trường.

Thúc đẩy các giải pháp làm mát bền vững: Hướng đi chiến lược trong ứng phó biến đổi khí hậu

Cuộc Họp tham vấn trong khuôn khổ Hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát tại Việt Nam”.

Nhận thức rõ vai trò chiến lược của lĩnh vực này, chiều 24/6, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), phối hợp cùng Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP, UNOPS) tổ chức Họp tham vấn trong khuôn khổ Hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát tại Việt Nam” nhằm từng bước hiện thực hóa Chương trình hành động quốc gia về làm mát (NCAP).

Việt Nam hiện đối mặt với những thách thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, khi nhiệt độ trung bình gia tăng, hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn, cùng với đó là quá trình đô thị hóa nhanh dẫn đến hiệu ứng đảo nhiệt, khiến nhu cầu làm mát tăng vọt ở hầu hết các lĩnh vực, từ công nghiệp, y tế, đời sống dân cư cho đến hạ tầng dữ liệu số.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, chỉ riêng trong năm 2020, Việt Nam đã thiệt hại hơn 10 tỷ USD vì biến đổi khí hậu, trong đó riêng ngành làm mát chịu tổn thất khoảng 518 triệu USD. Không chỉ là lĩnh vực chịu tác động nặng nề, ngành làm mát còn là một trong những nguồn tiêu thụ điện lớn nhất và đóng góp đáng kể vào lượng phát thải khí nhà kính.

Thúc đẩy các giải pháp làm mát bền vững: Hướng đi chiến lược trong ứng phó biến đổi khí hậu

Ông Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường)

Phát biểu tại cuộc Họp tham vấn, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Tăng Thế Cường cho biết: “Làm mát không chỉ là nhu cầu sống còn mà còn là chìa khóa để đạt được các mục tiêu giảm phát thải, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Chúng tôi kỳ vọng Chương trình hành động quốc gia về làm mát sẽ trở thành nền tảng chính sách vững chắc để chuyển dịch sang các giải pháp làm mát hiện đại và thân thiện môi trường”.

Chương trình hành động quốc gia về làm mát được xây dựng dựa trên khung pháp lý hiện hành, tích hợp các mục tiêu cụ thể như loại trừ dần các chất làm lạnh có tiềm năng nóng lên toàn cầu cao (GWP), thúc đẩy công nghệ hiệu suất năng lượng cao và ứng dụng thiết kế công trình thụ động. Đặc biệt, lộ trình kiểm soát và loại trừ các chất HFC, HCFC được xác định rõ ràng, đồng bộ với các cam kết trong Bản sửa đổi Kigali thuộc Nghị định thư Montreal, với các mốc quan trọng như: giảm 10% lượng tiêu thụ HFC vào năm 2029 và tiến tới giảm 80% vào năm 2045.

Đồng thời, kế hoạch còn đề xuất áp dụng mô hình “dịch vụ làm mát” (Cooling as a Service-CaaS), khuyến khích đầu tư vào công trình đạt chuẩn Tòa nhà Năng lượng Gần bằng 0 (NZEB), cùng lộ trình bắt buộc áp dụng nhãn năng lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật cho toàn bộ thiết bị làm mát từ năm 2035.

Một điểm nổi bật trong Chương trình hành động quốc gia về làm mát là cách tiếp cận toàn diện, không chỉ dừng lại ở cải tiến công nghệ mà còn đẩy mạnh giải pháp thụ động như cải tạo đô thị, phủ xanh bề mặt, nâng cao nhận thức và đào tạo chuyên môn cho kỹ thuật viên, nhà quản lý, doanh nghiệp. Việc xây dựng hạ tầng thu hồi, tái chế môi chất lạnh và quản lý vòng đời thiết bị cũng được tích hợp trong chương trình với các giai đoạn triển khai kéo dài tới năm 2044.

Thúc đẩy các giải pháp làm mát bền vững: Hướng đi chiến lược trong ứng phó biến đổi khí hậu

Ông John Robert Cotton, Phó Giám đốc Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP).

Tại cuộc họp, ông John Robert Cotton, Phó Giám đốc Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) cũng nhấn mạnh: “Chuyển đổi sang các giải pháp làm mát bền vững là xu thế tất yếu để các quốc gia ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Việt Nam đang đi đúng hướng khi lựa chọn cách tiếp cận toàn diện và tích hợp nhiều khía cạnh - từ chính sách, công nghệ cho tới tài chính và đào tạo nguồn nhân lực. ETP cam kết đồng hành cùng Việt Nam để huy động các nguồn lực quốc tế, hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực cho các bên liên quan nhằm bảo đảm Chương trình hành động quốc gia về làm mát được triển khai thực chất và bền vững”.

Theo bà Nguyễn Đặng Thu Cúc, Phó Trưởng phòng Quản lý phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn (Cục Biến đổi khí hậu), “Làm mát không còn là vấn đề kỹ thuật đơn lẻ mà là một phần trong chiến lược khí hậu quốc gia. Việc xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát mang lại cơ hội để phối hợp liên ngành, liên khu vực, đặc biệt thu hút sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và cộng đồng”

Trong quá trình xây dựng chương trình, Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế như UN ESCAP, UNEP Cool Coalition, thông qua các sáng kiến về làm mát thụ động, chuỗi lạnh, phát triển tài chính xanh và chuyển giao công nghệ.

Có thể nói, Chương trình hành động quốc gia về làm mát không chỉ là một kế hoạch kỹ thuật mà là bước chuyển quan trọng trong cách Việt Nam tiếp cận lĩnh vực năng lượng-môi trường, phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững và cam kết giảm phát thải ròng bằng “0” đến năm 2050.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông